Thành phố hà nội có diện tích là bao nhiêu năm 2024

Đơn vị hành chính cấp quận tại Hà Nội gồm 12 quận là Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ.

Cấp huyện gồm 17 huyện là Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa. Cùng 1 thị xã là Sơn Tây.

Là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, nhưng dân số Hà Nội chỉ đứng thứ hai cả nước với hơn 8,3 triệu người xếp sau TP Hồ Chí Minh.

Với diện tích 3.358,6 km² và dân số hơn 8,3 triệu người, Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều.

Dân số Hà Nội xếp sau dân số TP Hồ Chí Minh, với hơn 9 triệu người.

Tuy nhiên, thực tế số người sinh sống tại Thủ đô Hà Nội có thể nhiều hơn khi lượng người từ các địa phương khác đến làm việc nhưng chưa đăng ký tạm trú, thường trú trên địa bàn.

Diện tích Hà Nội

Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16/7/1999.

Năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu "Thủ đô anh hùng".

Với tuổi đời hơn 1.000 năm, Hà Nội chính là Thủ đô lâu đời nhất trong 11 thủ đô của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Năm 2008, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm.

Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về Hà Nội

Từ diện tích gần 1.000km², Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92km², nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới.

Từ diện tích gần 1.000km², Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92km², nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới.

Lịch sử Hà Nội

Theo Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội, năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở Bắc Hà và lập tỉnh Hà Nội. Như vậy, Hà Nội trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam thời kỳ đó.

Tỉnh Hà Nội khi đó gồm 4 phủ, 15 huyện, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Sơn Tây, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.

Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

Theo sách "Nghìn năm văn hiến Thăng Long", tính đến nay thủ đô Hà Nội đã trải qua 9 lần đổi tên gồm: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội. Ngoài ra, còn xuất hiện 6 tên gọi không chính thức gồm Tràng An, Phượng Thành, Long Biên, Long Thành, Hà Thành, Hoàng Diệu.

Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lí phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lí dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương. Những căn cứ để xác định địa giới hành chính thường là: diện tích đất đai, dân số, các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, lịch sử, truyền thống, tập quán của dân cư địa phương. Một đơn vị hành chính trực thuộc cấp chính quyền chỉ có thể tồn tại và hoạt động được dựa trên cơ sở một địa giới hành chính nhất định rõ ràng, ổn định và hợp lý. Do tầm quan trọng đó, việc hoạch định, điều chỉnh địa giới hành chính xưa nay đều là việc hệ trọng, do cấp quản lý Nhà nước Trung ương quyết định. Việc điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của Quốc hội; điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Từ sau khi miền Bắc được giải phóng (1954) đến nay, Đảng và nhà nước đã nhiều lần phân định, điều chỉnh địa giới hành chính để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Cụ thể Hà Nội đã bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008.

Từ năm 2008 đến nay, Hà Nội nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính như tách huyện Từ Liêm (27/12/2013) để thành lập Quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội. Ngày 27/04/2021 điều chỉnh địa giới hành chính của quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Cầu giấy… việc điều chỉnh nhằm giải quyết những bất cập trong quản lý hành chính và dân cư, phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc điều chỉnh địa giới hành chính của Hà Nội diễn ra trên phạm vi rộng và toàn diện thể hiện qua 4 lần điều chỉnh vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008. Cụ thể như sau:

  1. Điều chỉnh địa giới hành chính năm 1961

Địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 1954: phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hà Đông và Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hà Đông. Hà Nội năm 1954 có diện tích 152,2km2 (nội thành là 12,2 km2, ngoại thành là 140 km2), gồm 36 phố nội thành và 4 quận ngoại thành; dân số là 436.624 người.

Từ năm 1958, Hà Nội tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa, vì vậy nhu cầu mở rộng thành phố trở nên cấp thiết. Ngày 12/9/1959, Bộ Chính trị đã họp đánh giá tình hình mọi mặt của Thủ đô, đề ra nhiệm vụ cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, xác định quy mô và hướng phát triển của thành phố. Ngày 04/01/1960, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 98/NQ-TW về quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội. Nghị quyết khẳng định phải xây dựng Hà Nội - trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước trở thành một thành phố công nghiệp và một trung tâm kinh tế. Phương châm cải tạo, mở rộng thành phố Hà Nội là phục vụ nhiệm vụ trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, phục vụ sản xuất công nghiệp và đời sống của nhân dân lao động. Hướng phát triển của thành phố về phía Đông Bắc là mở rộng ra đến khu vực Cầu Đuống, phía Nam đến khu vực Vĩnh Tuy và gần Văn Điển; Hướng phát triển chủ yếu của thành phố là lên phía Tây Bắc là ôm quanh Hồ Tây, từ khu vực Ba Đình lên đến Chèm- Vẽ, sát bờ sông Hồng và có thể phát triển sang phía Tả ngạn sông Hồng. Thành phố sẽ bao gồm khu Trung tâm, tiếp đến là các khu công nghiệp, các khu nhà ở, các khu công viên cây xanh bao quanh thành phố, các nhà máy, bệnh viện, cơ quan, các hệ thống giao thông công chính, hệ thống cống rãnh, ao hồ. Nghị quyết cũng chỉ rõ biện pháp tiến hành cải tạo và mở rộng thành phố.

Căn cứ Nghị quyết của Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ đệ trình Quốc Hội Dự án mở rộng thành phố Hà Nội đồng tâm về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, sáp nhập các vùng phụ cận vốn có quan hệ với thành phố Hà Nội và có cơ sở kinh tế xã hội tương đối phù hợp với khu vực ngoại thành của Hà Nội.

Bản đồ dự kiến mở rộng địa giới hành chính Hà Nội năm 1961

Ngày 20/4/1961, Quốc hội khóa II- kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết phê chuẩn quy hoạch mở rộng đồng tâm thành phố Hà Nội về 4 hướng và phân vạch địa giới mới của Hà Nội mở rộng. Theo Nghị quyết, Hà Nội sáp nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông; 29 xã và 1 thị trấn của tỉnh Bắc Ninh; 17 xã và một nửa thôn của tỉnh Vĩnh Phúc; 1 xã của tỉnh Hưng Yên. Địa giới Hà Nội sau khi mở rộng năm 1961: phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Đông, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Diện tích Hà Nội năm 1961 là: 586,2 km2 gồm 4 khu nội thành và 4 huyện ngoại thành; dân số là 913.400 người, 101 xã, 363 phường, 3 thị trấn, địa giới gấp gần 4 lần và dân số gấp 1,5 lần so với năm 1960.

2. Điều chỉnh địa giới hành chính năm 1978

Sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi, Hà Nội được chọn là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đó, Hà Nội cần mở rộng địa giới hành chính để đảm bảo phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô đã làm việc cùng với các chuyên gia Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Huỳnh Tấn Phát đã nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội. Ngày 17/7/1976, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định phê duyệt Luận chứng kinh tế- kỹ thuật phát triển xây dựng Thủ đô đến năm 2000. Theo quyết định này, quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2000 sẽ trở thành một đơn vị kinh tế công- nông nghiệp và tự cân đối một phần quan trọng các nhu cầu phát triển. Ngoại thành Hà Nội là vành đai xanh cung cấp thực phẩm, nơi bố trí các hoạt động văn hóa, nghỉ ngơi, các công trình đầu mối giao thông và vành đai bảo vệ môi trường. Các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội làm chức năng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và nghỉ dưỡng: Xuân Mai- Sơn Tây- Ba Vì, Vĩnh Yên- Tam Đảo- Bắc Ninh.

Ngày 29/12/1978, Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 4 đã phê chuẩn đề án của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội bằng việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội: huyện Ba Vì (32 xã), huyện Phúc Thọ (22 xã), huyện Thạch Thất (19 xã), huyện Đan Phượng (15 xã và 1 thị trấn), huyện Hoài Đức (27 xã), thị xã Sơn Tây (9 xã và 5 phường) của tỉnh Hà Sơn Bình; huyện Mê Linh (22 xã và 2 thị trấn) và huyện Sóc Sơn (25 xã) của tỉnh Vĩnh Phú. Hà Nội sau mở rộng năm 1978, có diện tích là 2,123 km2, gồm 4 khu nội thành và 12 huyện thị xã ngoại thành, dân số là 2.500.000 người.

Sau đó, Hà Nội tiếp tục có những biến đổi địa giới hành chính nhỏ, chủ yếu là mở rộng địa giới hành chính về phía Tây và phía Bắc. Đến trước ngày 12/8/1991, Hà Nội có diện tích là 2.139km2, dân số là 3.057.000 người, địa giới: phía Đông giáp Hà Bắc và Hải Hưng, phía Tây giáp Vĩnh Phú, phía Nam giáp Hà Tây, phía Bắc giáp Vĩnh Phú và Bắc Thái.

3. Điều chỉnh địa giới hành chính năm 1991

Trong quá trình quản lý Thủ đô, bên cạnh những thuận lợi, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội cũng nhận thấy có những khó khăn nên đã kiến nghị lên Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng đề nghị điều chỉnh lại địa giới hành chính thành phố. Ngày 24/11/1989, trên cơ sở xem xét kiến nghị của Hà Nội, Bộ Chính trị đã ra Thông báo số 170/TB-TW: Địa giới của thành phố Hà Nội hiện không hợp lý, phạm vi ngoại thành quá rộng. Với diện tích ngoại thành gấp 49 lần nội thành, dân số ngoại thành gấp 2 lần dân số nội thành, Hà Nội mang nặng tính chất của một thành phố nông nghiệp. Sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố bị phân tán trên cả lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, đô thị và nông thôn, không phù hợp với tính chất và vai trò của một Thủ đô. Những lý do trước đây được dùng để quyết định mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội: dự kiến phát triển thành một đơn vị kinh tế công- nông nghiệp, nhấn mạnh đến yêu cầu thành phố tự cân đối một phần quan trọng các nhu cầu phát triển, nay không còn thích hợp. Trong tình hình mới, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng Hà Nội xứng đáng là một Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật của cả nước, Bộ Chính trị nhất trí cần điều chỉnh ranh giới ngoại thành Hà Nội, xác định lại địa giới hành chính của thành phố Hà Nội.

Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Hội nghị lần thứ 14 của Thành ủy Hà Nội (4 đến 6/12/1989) đã tập trung thảo luận vấn đề quy hoạch và xây dựng Thủ đô. Ngày 01/3/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 62/CT thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch và xây dựng Thủ đô Hà Nội. Ngày 12/8/1991, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết điều chỉnh theo hướng thu hẹp địa giới hành chính thành phố Hà Nội: chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì và Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Địa giới Hà Nội sau khi thu hẹp: phía Đông giáp Hà Bắc và Hải Hưng, phía Tây giáp Vĩnh Phú, phía Nam giáp Hà Tây, phía Bắc giáp Vĩnh Phú và Bắc Thái. Diện tích Hà Nội thu hẹp còn 921,8 km2, gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành; dân số: 2.052.000 người.

4. Điều chỉnh địa giới hành chính năm 2008

Hà Nội trước khi mở rộng có diện tích 921,8km2, dân số hơn 3.145.300 người. Nội thành Hà Nội có diện tích 84,3km2 chiếm 9% diện tích toàn thành phố, bao gồm 9 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên) với 125 phường. Ngoại thành Hà Nội có diện tích 836,67km2, bao gồm 5 huyện (Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Sóc Sơn) với 99 xã và 5 thị trấn. Địa giới Hà Nội: phía Đông giáp Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây giáp Hà Tây và Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Hà Tây, phía Bắc giáp Thái Nguyên.

Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH (28-12-2000) của Ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết 15-NQ/TW (ngày 15-12-2000) của Bộ Chính trị đã xác định phương hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của cả nước. Phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá, xã hội toàn diện bền vững; bảo đảm về cơ bản xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín trong khu vực; xứng đáng với danh hiệu Thủ đô anh hùng

Sau khi có Nghị quyết 15 và Pháp lệnh Thủ đô, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng cùng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chung của Hà Nội, nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu lập Đồ án quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời ngày 11/6/2003 tại Nghị quyết số 118/2003/QĐ-TTg Chính phủ đã cho thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết này đã tạo cơ sở pháp lí cho quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng đa chức năng.

Đến năm 2007, vấn đề mở rộng Thủ đô ngày càng cấp thiết hơn. Các chuyên gia chỉ ra không gian và hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội của Hà Nội hiện không thể đáp ứng được tốc độ đô thị hoá, sức hút đầu tư ngày càng lớn. Sự gia tăng dân số làm cho mật độ dân số thường trú và dân số vãng lai ở Hà Nội năm 2007 khoảng 5.000 người/km2 và nếu tính riêng khu vực nội đô là 11.600 người/km2 (mức trung bình trong cả nước là 227 người/km2). Việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vừa đảm bảo không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng, đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện thời.

Bộ Chính trị yêu cầu mở rộng Hà Nội phải đáp ứng được 9 tiêu chí, đó là: Khu vực mở rộng phải phù hợp với các định hướng phát triển vùng Hà Nội; Phải phù hợp dân số Thủ đô và các đô thị trong vùng; Các khu vực có khả năng phát triển công trình đầu mối hạ tầng, phát triển các dự án quốc gia gắn với Thủ đô trong đầu tư và hoạt động lâu dài; Phù hợp về các điều kiện địa lý- lịch sử- văn hoá truyền thống; Khu vực mở rộng cần có quỹ đất đủ rộng để xây dựng một số khu chức năng của Thủ đô, các đô thị- khu đô thị mang tính chất vệ tinh để giảm áp lực vào khu vực nội thành truyền thống; Có thể phát triển các vành đai xanh, không gian mở, phát triển các vùng thực phẩm rau quả tươi phục vụ các đô thị trong vùng; Lựa chọn các khu vực đô thị cận kề đã có thời gian gắn kết chặt chẽ về giao thông, hoạt động đô thị và kinh tế thuận lợi đối với việc điều chỉnh lại địa giới hành chính, ổn định nhanh, không gây xáo trộn về cơ cấu hành chính cho nhiều địa phương xung quanh; Phù hợp với thời cơ vận hội của cả nước.

Ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết số 15 điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội bao gồm: 219.341,11 ha và dân số hiện tại là 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên là 14.164,53 ha và dân số hiện tại là 187.255 người. Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội, bao gồm: 1.720,36 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 4.495 người của xã Đông Xuân, 3.457,74 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 6.606 người của xã Tiến Xuân, 2.073,06 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 5.875 người của xã Yên Bình, 1.532,76 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 3.278 người của xã Yên Trung.

Bản đồ hành chính Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008

(XB năm 2016)

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội rộng 3.344,7 km2 gấp 3,6 lần diện tích cũ; với 29 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 quận nội thành, 18 huyện và 1 thị xã ngoại thành; dân số là 6.232.940 người chiếm 7,2% cả nước, có vị trí từ 20o53’ đến 21o23’vĩ độ Bắc và 105o44’ đến 106o02’ kinh độ Đông. Địa giới: phía Đông giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ; phía nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

II. MỘT VÀI NHẬN XÉT

Thủ đô Hà Nội đã có bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn: 1961, 1978, 1991 và 2008; trong đó có ba lần mở rộng địa giới hành chính vào các năm 1961, 1978 và 2008; một lần thu hẹp vào năm 1991.

Diện tích (Km2)

Dân số

(Người)

Mật độ dân số

(Người/m2)

Quận huyện, thị xã

Xã, phường, thị trấn

Năm 1961

586,2

913,400

1558

8

467

Năm 1978

2.123

2.500.000

1150

16

366

Năm 1991

921,8

2.052.000

2145

9

222

Năm 2008

3.344,7

6.232.940

1863

29

577

Việc điều chỉnh địa giới hành chính nhằm phù hợp với tình hình thực tế, khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng vùng, tạo ra động lực cho sự phát triển của Thủ đô. Điều chỉnh năm 1961 giúp Hà Nội hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: bảo vệ Thủ đô và phát triển kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Điều chỉnh năm 1978 giúp Hà Nội phát triển kinh tế, xã hội đi lên Chủ nghĩa xã hội. Năm 1991, điều chỉnh thu hẹp làm cho Hà Nội có động lực cho việc điều chỉnh lần thứ 4 phát huy được thế mạnh về đất đai, con người, tiềm năng của từng vùng phục vụ phát triển tương xứng với Thủ đô anh hùng. Trong báo cáo tổng kết sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội năm 2018: Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt trung bình 7,41%/năm, là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Quy mô GRDP năm 2017 gấp 1,9 lần so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năm 2017 đạt 3.910 USD/người, gấp 2,3 lần so với năm 2008. Môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện. Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. Hà Nội được xếp trong top 10 thành phố năng động nhất thế giới.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội (1961- 2008) đã phục vụ trực tiếp cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của xây dựng và quản lý đô thị. Đồng thời thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân trong vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính; tạo ra động lực cho sự phát triển, làm giảm sức ép về kinh tế xã hội, cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân nội thành, phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng ngoại thành.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn diễn ra 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính cũng thể hiện việc thiếu tầm nhìn quy hoạch thành phố và những yêu cầu cơ bản đối với sự phát triển thành phố chưa được làm rõ.

ThS. Đào Viết Phúc

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945-2002, Nxb Thông Tấn, Hà Nội, tr 773.

- Đỗ Thị Thanh Loan (2011), Với Thăng Long – Hà Nội, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.599-615.

//dangcongsan.vn/xay-dung-dang/muoi-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-ha-noi-492029.html

- Trung tâm lưu trữ Quốc Gia III, Tư liệu và bản đồ các năm điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội.

Nội thành Hà Nội có diện tích bao nhiêu?

Với diện tích 3.359,82 km², và dân số 8,4 triệu người, Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều.

Diện tích thủ đô Hà Nội năm 2023 là bao nhiêu?

Theo đó, nhiều xã, thị trấn, huyện của các tỉnh Hà Đông, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên được sáp nhập vào Hà Nội. Diện tích Thủ đô tăng lên 584km2, với 91 vạn dân, gồm 4 khu phố nội thành, 4 huyện ngoại thành.

Hà Nội là Thủ đô có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?

Hà Nội mở rộng có diện tích 3.328,89km2, dân số (ước tính đến tháng 6-2023) là 8.564,5 nghìn người (gấp 1,37 lần so với thời điểm mới hợp nhất), có 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn (tăng 2 phường), là Thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới.

Thành phố Hà Nội lớn thứ mấy Việt Nam?

Thành phố Hà Nội Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và thứ hai về dân số với 6,449 triệu người. Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Chủ đề