Tay ngứa thì phải làm sao

Hầu hết các trường hợp ngứa lòng bàn tay là không đáng lo ngại. Một số nguyên nhân đơn giản có thể gây ngứa. Chẳng hạn như vào mùa đông, da lòng bàn tay bị khô sẽ dễ gây ngứa, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tay ngứa thì phải làm sao

Ngứa lòng bàn tay có thể do khô da, dị ứng hay phản ứng thuốc

SHUTTERSTOCK

Nguyên nhân khác là do vô tình chạm phải các loại hóa chất mạnh, dẫn đến dị ứng và ngứa. Đối với những trường hợp này, các loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp da tay mau hết ngứa.

Tuy nhiên, nếu kem dưỡng ẩm vẫn không hiệu quả và cơn ngứa kéo dài thì người mắc cần đến bác sĩ da liễu kiểm tra.

Tùy cơ địa từng người mà da tay có thể bị ngứa khi phản ứng với một số hóa chất trong nước hoa, xà phòng, găng tay cao su, chất khử trùng, sản phẩm kháng khuẩn, một số kim loại hoặc thậm chí là bụi. Nếu bàn tay bị ngứa sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trên, đồng thời kèm theo triệu chứng khó thở thì người mắc cần được chăm sóc y tế ngay. Đây có thể là biểu hiện của dị ứng nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến sốc phản vệ.

\n

Một nguyên nhân khác gây ngứa lòng bàn tay là bệnh chàm. Đây là căn bệnh khá phổ biến. Tại Mỹ, khoảng 10% dân số có bệnh chàm. Biểu hiện của chàm ở lòng bàn tay là đỏ, nứt nẻ và ngứa. Chàm tổ đỉa là loại chàm thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Đặc trưng của loại chàm này là có thêm mụn nước.

Phản ứng thuốc cũng có thể gây ngứa lòng bàn tay. Sau khi uống thuốc, nếu cơ thể phản ứng thì sẽ sản sinh ra chất histamine. Chất histamine này sẽ tích tụ ở bàn tay nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên cơ thể, do đó dẫn đến ngứa lòng bàn tay.

Một số loại bệnh cũng gây ngứa lòng bàn tay. Xơ gan ứ mật nguyên phát có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa lòng bàn tay và nhiều nơi trên cơ thể do tích tụ mật trong gan. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đường huyết tăng cao ở người tiểu đường cũng có thể gây ngứa da và lòng bàn tay, theo Healthline.

Mẩn ngứa lòng bàn tay gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Bên cạnh đó, nhiều người cũng không khỏi lo lắng liệu đây có phải dấu hiệu của bệnh lý hay không. Dưới đây là thông tin tham khảo giúp giải đáp thắc mắc này.

1. Mẩn ngứa lòng bàn tay là gì?

Mẩn ngứa lòng bàn tay là tình trạng lòng bàn nổi các nốt nhỏ đỏ gây ngứa kèm theo một số biểu hiện khác. Một số trường hợp có thể ngứa lòng bàn tay phải hoặc trái. Nhưng thông thường là cả hai lòng bàn tay bị ngứa mẩn đỏ. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Nó cũng gây bất tiện trong sinh hoạt bởi hoạt động hàng ngày luôn cần sử dụng bàn tay. 

Mẩn ngứa lòng bàn tay

2. Triệu chứng mẩn ngứa lòng bàn tay

Mẩn ngứa ở lòng bàn tay sẽ có thể đi kèm với một vài biểu hiện khác hoặc cũng có thể chỉ xuất hiện độc lập. Dưới đây là những triệu chứng có thể gặp phải:

– Xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ trên lòng bàn tay

– Ngứa từ nhẹ tới dữ dội

– Có thể xuất hiện vảy dày, khô trên da

– Nứt da

– Mụn nước nhỏ trên da lòng bàn tay

3. Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa lòng bàn tay

Lòng bàn tay nổi mẩn ngứa có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân không quá đáng ngại. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. 

3.1. Dị ứng gây mẩn ngứa lòng bàn tay

Đây là tình trạng khi lòng bàn tay tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc bất kỳ chất gây kích ứng nào. Có thể kể đến như: Chất sát khuẩn, bụi kim loại, nước nhiều clo, cao su… Sau từ 48 – 96 giờ tiếp xúc sẽ gây ra hiện tượng dị ứng ngứa lòng bàn tay. 

Dị ứng gây mẩn ngứa lòng bàn tay

Tiếp xúc với nước chứa quá nhiều clo cũng sẽ gây dị ứng

3.2. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể kích thích phản ứng quá mẫn của cơ thể. Từ đó kích hoạt sản sinh lượng lớn histamine. Chính vì vậy nó có thể dẫn tới mẩn ngứa lòng bàn tay bàn chân và một số vùng khác trên cơ thể.

3.3. Thay đổi nội tiết tố gây mẩn ngứa lòng bàn tay

Nội tiết tố ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mang thai và sau sinh có sự thay đổi rõ rệt. Sự tăng giảm đột ngột của hormone như estrogen sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng. Điều này sẽ gây ra tình trạng mẩn ngứa ở lòng bàn tay chân, bụng…

3.4. Bệnh da liễu 

Các bệnh lý về da là câu trả lời đầu tiên cho mẩn ngứa lòng bàn tay bị bệnh gì. Một số bệnh cơ bản có thể kể đến là: Bệnh chàm, bệnh vảy nến, viêm da cơ địa…

Bệnh chàm: Đây là căn bệnh không truyền nhiễm. Nó gây mẩn ngứa, đôi khi là nổi mụn nước. Da lòng bàn tay bị khô, thậm chí phồng rộp.

Bệnh vảy nến: Bệnh xảy ra khi các tế bào da sản sinh mạnh. Dần dần tích tụ thành mảng trên da. Nó sẽ gây ra hiện tượng mẩn ngứa ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đi kèm với đó là ngứa khuỷu tay, đầu gối, mẩn ngứa ở mặt, cứng khớp…

Bệnh ghẻ: Đây là tình trạng thường khiến trẻ bị mẩn ngứa lòng bàn tay, đặc biệt là mẩn ngứa về đêm. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây mẩn ngứa ở người lớn. Bệnh do ký sinh trùng gây ra.

Viêm da cơ địa: Đây là một căn bệnh có tính chất xuất hiện định kỳ, do cơ địa bẩm sinh. Nó hay xuất hiện ở trẻ nhỏ gây mẩn ngứa mặt, ngứa lòng bàn tay ở trẻ em. 

Bệnh da liễu gây mẩn ngứa lòng bàn tay

Bệnh chàm có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa ở lòng bàn tay

3.5. Bệnh lý về gan gây mẩn ngứa lòng bàn tay

Gan đóng vai trò quan trọng trong đào thải độc tố của cơ thể. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan tới cơ quan này sẽ khiến cho độc tố tích tụ. Các bệnh lý làm suy giảm chức năng gan có thể kể đến là nóng gan, xơ gan, viêm gan…

Suy giảm chức năng gan: Chức năng đào thải độc tố ở gan bị ảnh hưởng. Biểu hiện lên da là mẩn ngứa, các nốt phồng rộp. 

Viêm gan: Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm giảm chức năng thải độc của gan. Chất độc tích tụ trong máu sẽ gây mẩn ngứa ở trong lòng bàn tay và lan ra khắp cơ thể.

Xơ gan: Xảy ra khi mô sẹo hình thành nhiều trong gan. Hiện tượng mẩn ngứa thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Các biểu hiện kèm theo là mệt mỏi, khô miệng, nước tiểu sậm màu… 

Bệnh lý về gan gây mẩn ngứa lòng bàn tay

Xơ gan cũng sẽ gây mẩn ngứa trong giai đoạn đầu của bệnh

3.6. Ứ mật

Thông thường dịch mật (chứa muối mật) sẽ góp phần lọc và đào thải độc tố tích tụ trong gan. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà dòng chảy của mật bị tắc nghẽn gây ứ hoặc tắc mật. Ứ đọng muối mật trong máu sẽ kích thích các đầu dây thần kinh cảm giác dưới da. Từ đó gây mẩn ngứa. Các bệnh lý có thể gây tình trạng ứ mật là: Hẹp ống mật, viêm đường mật, u đường mật…

Hẹp ống mật gây mẩn ngứa trong lòng bàn tay

Hẹp ống dẫn mật chủ khiến dòng chảy của dịch mật bị tắc nghẽn

3.7. Bệnh tiểu đường

Mức đường huyết trong máu cao có thể gây khô da và bị ngứa lòng bàn tay. Bởi bệnh gây tổn thương các sợi thần kinh ở bàn tay và bàn chân khiến cơ thể tiết ra cytokine gây viêm và ngứa. Nó có thể đi kèm với các nốt mẩn đỏ li ti trên lòng bàn tay và các vùng khác của cơ thể. 

Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay có gây ngứa không?

4. Mẩn ngứa lòng bàn tay có nguy hiểm không?

Phần lớn tình trạng này xuất phát từ bệnh da liễu. Nó sẽ gây ra những tổn thương ở da, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời nó cũng gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Nhưng nhìn chung không làm ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất phát từ các bệnh lý khác thì cần phải điều trị kịp thời. Bởi những bệnh lý này nếu kéo dài có thể đe dọa tới tính mạng. 

5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đừng chần chừ đi thăm khám. Bởi rất có thể tình trạng mẩn ngứa hiện tại xuất phát từ vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

– Mẩn ngứa kéo dài hoặc tái phát nhiều lần

– Ngứa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, công việc

– Mẩn ngứa lan sang các vùng khác trên cơ thể

– Vàng da

– Mệt mỏi

– Nước tiểu sẫm màu

Mẩn ngứa lòng bàn tay khi nào cần tới gặp bác sĩ

Vàng da đi kèm mẩn ngứa là một biểu hiện cần thăm khám ngay

6. Điều trị mẩn ngứa trong lòng bàn tay 

Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đối với nguyên nhân là các bệnh lý cần có liệu trình điều trị phù hợp với từng người bệnh cụ thể. Nếu là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ điều trị có thể cân nhắc đổi loại thuốc. Ngoài ra, một số biện pháp trị triệu chứng dưới đây có thể được sử dụng. Đôi khi có thể áp dụng nhiều phương pháp cùng lúc. 

6.1. Thuốc trị mẩn ngứa lòng bàn tay 

Phần lớn người bệnh sẽ khó có thể chịu đựng các cơn ngứa và tự ti vì tình trạng mẩn đỏ dễ nhận ra. Để giảm bớt sự khó chịu này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trị ngứa lòng bàn tay, thuốc trị mẩn đỏ. 

– Thuốc kháng histamine: Giúp giảm sự sản sinh quá mức của histamine trong cơ thể. Từ đó giúp giảm tình trạng mẩn ngứa.

– Kem bôi steroid: Dùng để thoa trực tiếp lên lòng bàn tay. Nó giúp trị ngứa lòng bàn tay và giảm tình trạng mẩn đỏ. Tuy nhiên, sử dụng trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ như mỏng da. 

– Kem dưỡng ẩm: Đối với những trường hợp ngứa đỏ lòng bàn tay gây khô da thì việc dưỡng ẩm đặc biệt quan trọng. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem dịu nhẹ, không gây kích ứng da để cấp ẩm cho lòng bàn tay. 

Thuốc trị mẩn ngứa lòng bàn tay 

Kem bôi trực tiếp lên lòng bàn tay

6.2. Quang trị liệu

Đối với những trường hợp bị chàm hoặc da bị kích ứng có thể áp dụng biện pháp quang trị liệu. Trong trường hợp này ánh sáng đặc biệt sẽ được chiếu vào lòng bàn tay trong một khoảng thời gian nhất định. Liệu trình sẽ phụ thuộc vào bác sĩ điều trị. 

6.3. Cách chữa mẩn ngứa lòng bàn tay tại nhà

Nếu tình trạng bệnh mới khởi phát hoặc ở dạng nhẹ, bạn có thể áp dụng cách trị ngứa lòng bàn tay tại nhà. Đây cũng có thể coi là biện pháp hỗ trợ các phương pháp điều trị khác.

Chườm lạnh: Hãy dùng một chai nước đá hoặc một khăn bọc đá để chườm vào lòng bàn tay. Nó sẽ làm dịu bớt cảm giác nóng rát khi nổi mẩn ngứa, dịu cơn ngứa ngáy khó chịu. 

Ngâm nước muối epsom: Loại muối này chứa nhiều magie và khoáng chất giúp làm mềm da, giảm ngứa trên da. Hãy hòa một chút muối này vào chậu nước ấm để ngâm tay trong 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. 

Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có chứa nhiều hoạt chất giúp thanh nhiệt, an thần. Do đó, nó sẽ hỗ trợ đào thải các chất độc cũng như tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt sự khó chịu do những cơn ngứa gây ra. 

Cách chữa mẩn ngứa lòng bàn tay tại nhà

Uống trà hoa cúc giúp thư giãn tinh thần, giảm bớt khó chịu

6.4. Điều trị mẩn ngứa lòng bàn tay do bệnh lý về gan

Với các trường hợp mẩn ngứa do các bệnh lý về gan, mật bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị dựa theo nguyên nhân gây bệnh lý. Khi chức năng gan suy giảm, người bệnh nên cải thiện bằng các phương pháp hỗ trợ bảo vệ và tăng cường chức năng gan:

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng lành mạnh: Bổ sung rau quả, hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia. Ưu tiên các món ăn dễ tiêu. Uống đủ nước. 

– Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý: Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thực khuya.

– Bổ sung các sản phẩm có thành phần nguồn gốc thảo dược hỗ trợ giải độc gan, thanh lọc cơ thể giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan như Giảo cổ lam, Actiso, Cà gai leo, Kế sữa…

– Những trường hợp bệnh lý như viêm gan, xơ gan…cần thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

7. Cách phòng tránh

Để phòng ngừa tình trạng này bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp dưới đây. Chúng tuy không loại bỏ hoàn toàn khả năng gây bệnh nhưng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ. Hơn nữa, đối với những người đang bị nổi mẩn đỏ ngứa lòng bàn tay, những biện pháp này cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. 

– Đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất như: Rửa bát, lau dọn nhà cửa bằng chất tẩy… Đối với trường hợp lo ngại kích ứng với chất liệu cao su của găng tay có thể đeo một găng tay cotton bên trong găng tay cao su. 

– Khi định dùng loại mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên, hãy thử trước trên một vùng da nhỏ. 

– Dùng xà phòng, chất tẩy rửa cho tay dịu nhẹ. Hạn chế nước rửa tay dạng gel hoặc chứa quá nhiều cồn. 

– Rửa tay, tắm với nước ấm. Không nên dùng nước quá nóng ngay cả khi trời lạnh vì nó sẽ làm khô da.

– Giữ ẩm cho tay bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Uống đủ nước để cấp ẩm từ bên trong. 

KẾT LUẬN 

Mẩn ngứa lòng bàn tay gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ của người bệnh. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp điều trị kịp thời. Bởi trong một số trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Những thông tin trên đây hy vọng là tham khảo hữu ích dành cho bạn. 

Ngứa lòng bàn tay làm sao hết?

Ngứa lòng bàn tay có thể là biểu hiện các bệnh lý da liễu như vảy nến, tổ đỉa hoặc ghẻ nước. Các bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đời sống của người bệnh và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh gây mất tự tin, mặc cảm khi giao tiếp.

Tai sao lại ngứa tay?

Ngứa lòng bàn tay là triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp khi bị khô da tay hoặc tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa. Đa phần các trường hợp ngứatay đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng hơn cần theo dõi.

Làm gì khi bị ngứa chân tay?

Chườm lạnh: Chườm một túi nước đá vào vùng chân bị ngứa trong 10-20 phút. Lặp lại việc này nhiều lần trong ngày để giảm cảm giác ngứa. Tắm nước ấm: Nếu chân bị ngứa sau khi tắm, hãy thử tắm trong nước mát hoặc nước ấm thay vì nước nóng. Đồng thời, bạn nên giới hạn thời gian tắm không quá 20 phút để tránh làm da bị khô.

Bị ngứa tay ngậm gì?

- Nấu 3 lít nước và cho lá trầu, bồ kết, muối hột vào. - Tầm 20 phút sau thì tắt bếp ,đổ ra thau. - Đợi 30 phút cho nước bớt nóng thì cho tay chân vào ngâm. - Trong lúc ngâm thì lấy khăn sạch nhúng nước lá trầu lau tập trung vùng ngứa 5-10 phút.