Target segmentation là gì

Trong Marketing, Segmentation là gì? Vì sao khái niệm này lại quan trọng đến vậy trong kinh doanh? Trong bài viết này, Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Target segmentation là gì
Segmentation được hiểu là phân khúc thị trường

Khi bước vào lĩnh vực marketing, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp khái niệm Segmentation. Hiểu đơn giản, khái niệm này dùng để chỉ phân khúc thị trường – cách mà một doanh nghiệp sử dụng để chia khách hàng của mình thành từng nhóm nhỏ. Ở đó, mọi khách hàng đều có những đặc điểm chung.

Mỗi thương hiệu, doanh nghiệp trong thực tế hoạt động kinh doanh và có những đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, họ cũng có những cách tổng hợp dữ liệu và phân chia khách hàng theo từng phân khúc hoàn toàn riêng biệt.

Ngay cả những doanh nghiệp đối thủ, cùng cạnh tranh trong 1 thị trường, cách phân chia Segmentation của họ cũng rất khác biệt. Dưới đây là cách đơn giản, được nhiều doanh nghiệp áp dụng để chia khách hàng dựa vào vòng đời mua hàng:

  • VIP: Khách hàng thực hiện mua sắm thường xuyên;
  • Khách hàng định kỳ: Những khách hàng thực hiện việc mua sắm sản phẩm của họ mỗi tuần, mỗi tháng;
  • Khách hàng mới tái kích hoạt: Khách hàng mua 1 lần, ngưng một thời gian. Sau một khoảng thời gian dài, họ quay trở lại mua hàng;
  • Khách hàng thường xuyên nhưng ở cấp độ thấp: Hành vi mua sắm của họ diễn ra thường xuyên, theo một chu kỳ nhất định nhưng không nhiều;
  • Khách hàng mới: Khách hàng mới chỉ mua sắm lần đầu tiên;
  • Khách hàng truy cập mới: Đây là cách gọi những khách hàng đã ghé thăm dịch vụ của bạn, nhưng chưa thực hiện hành vi mua hàng;
Target segmentation là gì
Có nhiều tiêu chí khác nhau ảnh hưởng tới Segmentation

Trong marketing, có rất nhiều cách khác nhau để phân chia phân khúc thị trường của một dịch vụ, sản phẩm. Các chuyên gia sẽ sử dụng những tiêu chí dưới đây để phân loại khách hàng của mình:

  • Địa lý;
  • Nhân khẩu học;
  • Tâm lý học và hành vi;

Marketer có thể dễ dàng chia nhỏ những khách hàng tiềm năng của mình thành nhiều nhóm khác nhau. Từ đó, họ có thể dễ dàng tiếp cận từng nhóm khách hàng với kế hoạch chỉn chu, mang lại hiệu quả chuyển đổi cao.

>> Xem thêm: Rate of Return là gì?

Đối với doanh nghiệp, hoạt động phân chia Segmentation có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Mục tiêu của việc phân chia khách hàng chính là giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng theo cách phù hợp và hiệu quả hơn.

Hiện tại, công nghệ thông tin, internet đã trở thành bạn thân của mọi người tiêu dùng. Để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình, họ có thể truy cập vào hàng trăm website khác nhau để tìm kiếm thông tin và lựa chọn sản phẩm.

Nếu bạn muốn đến gần hơn với những khách hàng phù hợp, điều cần thiết là nắm được thói quen, mong muốn của người dùng là gì. Phân biệt họ theo từng nhóm là cách đơn giản nhất để họ có thể nhanh chóng xây dựng kế hoạch marketing phù hợp.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về 4 cách phân chia Segmentation thường được các doanh nghiệp áp dụng nhất nhé.

Target segmentation là gì
Mỗi doanh nghiệp lựa chọn 1 cách phân chia phân khúc thị trường khác nhau

Nhân khẩu học là cách phân chia phân khúc phổ biến, cho hiệu quả cao. Hiện tại, nó được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động marketing của mình nhằm tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Hiểu được Segmentation là gì chưa đủ, doanh nghiệp sẽ tiến hành chia khách hàng của mình theo từng tiêu chí. Từ đó, phân tích dữ liệu và đưa ra những giải pháp hiệu quả để tiếp cận, thu về những chuyển đổi tích cực.

Khi phân chia khách hàng theo cách này, các chuyên gia sẽ chú ý tới những yếu tố sau:

  • Độ tuổi;
  • Thế hệ;
  • Trình độ học vấn;
  • Giới tính;
  • Tình trạng hôn nhân;
  • Tôn giáo;

Trước đây, việc thu thập những thông tin này rất khó khăn. Nhưng nhờ mạng xã hội và sự phủ sóng của nó, chúng ta đã có thể làm việc này nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.

Đây là cách phân chia khách hàng thành từng nhóm dựa vào vị trí địa lý của họ. Thực chất, vị trí địa lý sẽ giúp chúng ta nắm được một phần thu nhập, khả năng chi trả dựa vào mức thu nhập trung bình tại khu vực đó.

Ngoài ra, vị trí địa lý cũng tác động rất nhiều tới hành vi mua sắm do điều kiện địa lý, thời tiết hoàn toàn khác biệt. Chẳng hạn, bạn không thể mang áo phao đến bán cho người dân Singapore với số lượng lớn, vì ở đó không có mùa lạnh.

Target segmentation là gì
Khi chú ý tới hành vi, bạn có thể biết khách hàng cần gì

Với mỗi nhóm đối tượng có đặc điểm hành vi khác nhau, cách mua sắm và chi tiền của họ của hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn tận dụng những thông tin về hành vi khách hàng để tiếp thị.

Ví dụ dễ hiểu nhất về việc này chính là tình trạng của bạn khi mua hàng trên shopee. Khi bạn bỏ 1 sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa mua, bạn sẽ nhận được những tin nhắn rất cá nhân hóa. Mục đích của tin nhắn đó là mời bạn mua những sản phẩm đã bỏ vào giỏ với mã khuyến mãi, giảm giá…

Bằng cách chú ý tới hành vi khách hàng như vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã thu về hiệu quả tốt. Họ nâng cao doanh số của mình lên rất nhiều.

Nhiều thương hiệu dành rất nhiều thời gian để theo dõi quá trình mua hàng của khách. Sau đó xây dựng đánh giá về hành trình mua hàng của khách là gì.

Có những khách chỉ mua hàng 1 lần duy nhất và không quay lại. Có những khách lại đặc biệt quan tâm nhưng chưa thực hiện hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ.

Việc quan sát những hành vi đó giúp thương hiệu nhận biết được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, đưa ra những phương thức phù hợp nhất để tiếp cận họ và chuyển đổi hành vi tích cực.

Target segmentation là gì
Segmentation giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn

Nhìn chung, việc phân chia khách hàng thành từng nhóm nhỏ, theo những tiêu chí khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dưới đây là những tác động tuyệt vời của nó đến hoạt động của doanh nghiệp mà bạn nên biết:

  • Giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và cả chi phí cho những chương trình marketing;
  • Dễ dàng nắm bắt thông tin và xây dựng quan hệ tốt hơn với khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng của mình;
  • Xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp và tạo thêm nhiều cơ hội mới trong kinh doanh;

Chính vì những lợi ích tuyệt vời này, việc phân chia phân khúc khách hàng có ý nghĩa rất lớn. Để cạnh tranh và phát triển ntrong thời điểm này, đây chính là việc bất kỳ doanh nghiệp, thương hiệu nào cũng phải thực hiện.

Email marketing chính là cách thu thập dữ liệu khách hàng hiệu quả bậc nhất hiện nay. Mọi người có thể dễ dàng thực hiện những khảo sát cần thiết để nắm được nhu cầu của khách hàng tiềm năng và phân tích, phân chia họ theo từng nhóm nhỏ.

Target segmentation là gì
Sử dụng Email giúp bạn thu thập và phân loại khách hàng hiệu quả

Một số công việc bạn nên thực hiện để Marketing Online tốt hơn:

  • Viết bài SEO chất lượng 
  • Quản trị website đúng cách

Facebook marketing chính là công cụ vàng, được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong linh doanh. Một thống kê cho thấy Facebook có khả năng tác động tới 80% những đơn đặt hàng trên mạng xã hội.

Nhờ những tính năng tuyệt vời của mình, Facebook có thể thu được thông tin về sở thích, đặc điểm cá nhân của người dùng. Từ đó, đưa tới những thông tin tuyệt vời để phân loại khách hàng cho doanh nghiệp.

Target segmentation là gì
Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về cách phân loại khách hàng, gọi ngay cho Xuyên Việt Media để được tư vấn nhé

Như vậy, bạn đã biết Segmentation là gì? Nếu bạn có nhu cầu thực hiện phân chia khách hàng của mình, liên hệ ngay với Xuyên Việt Media để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Thông tin liên hệ:

  • 207A Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • MST: 0315 964 953
  • Đại diện pháp luật : Trần Công Thắng
  • Hotline: 0963 711 297