Tập hợp lực lượng cách mạng là gì

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020) và mừng xuân Canh Tý 2020, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam về bài học tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

PGS. TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

- Ông có thể chia sẻ về vai trò của Đảng ta trong việc tập hợp lực lượng để phát động các cuộc đấu tranh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc Việt Nam?

- Sau nhiều năm chuẩn bị về mặt tư tưởng, cũng như về mặt tổ chức thì đến 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ra đời. Khi Đảng ra đời, thì khiếm khuyết của các phong trào yêu nước chống Pháp trước đó đều được Đảng ta giải quyết. 

Dưới ngọn cờ của Đảng, tất cả các lực lượng yêu nước đều đứng về một phía, về ngọn cờ búa liềm - đó là biểu tượng cho lực lượng cũng như sức mạnh của Đảng.

Phong trào cách mạng đầu tiên mà Đảng ta thực hiện là vào năm 1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ thực tiễn của phong trào cách mạng này, Đảng ta đã rút ra được những bài học cực kỳ quan trọng, đó là: Bằng mọi biện pháp phải tập hợp, cổ vũ và động viên được lực lượng quần chúng nhân dân xông lên phía trước, kiên quyết đấu tranh chống kẻ thù; Thứ 2 là rút kinh nghiệm được về mặt tổ chức; Bài học thứ 3 là chuẩn bị lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Tiếp đến là phong trào cách mạng năm 1936-1939, đây là bước chuẩn bị thứ 2 sau Xô Viết Nghệ Tĩnh để giành thắng lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có thể nói, phong trào cách mạng năm 1936-1939 là bài học sâu nặng về tập hợp các lực lượng yêu nước, từ trí thức, nông dân, công dân.

Từ những bài học kinh nghiệm trên, khi ta đứng trước những khó khăn mới, trước sự tấn công liên tục và bao vây của thực dân Pháp và các thế lực thù địch khác, thì Đảng ta lại thêm một lần nữa động viên cổ vũ nhân dân tất cả ra mặt trận, tất cả lên chiến khu để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Cuối cùng chúng ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1954.

Lẽ ra đất nước ta đã được hưởng hòa bình sau thắng lợi Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng sự can thiệp của Mỹ khiến dân tộc ta lại phải đứng lên để "đánh cho Mỹ cút".

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ảnh: Tư liệu.

Trước những khó khăn như thế, đất nước tạm thời chia cắt làm 2 miền, làm sao để đảm bảo được lực lượng, làm sao chuẩn bị được lực lượng không chỉ cho 1 năm mà nhiều năm. Đảng ta đã kiên trì, trước hết là củng cố hậu phương miền Bắc; thứ 2 tăng cường sức người và sức của ở miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Chúng ta huy động cả triệu thanh niên tình nguyện ở miền Bắc vào miền Nam. Chúng ta đã phát động được 1 phong trào mỗi người làm việc bằng 2 vì sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Và chúng ta củng cố mọi tổ chức ở miền Nam từ Tây Nguyên cho đến ĐBSCL, tất cả tạo nên một chiến thắng vĩ đại 30/4/1975.

Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đại thắng, đất nước ta đã thống nhất. Thêm một lần nữa khẳng định tài lãnh đạo, tài tổ chức, tập hợp lực lượng của Đảng ta để hoàn thành sự nghiệp lớn và đánh sập chủ nghĩa thực dân mới, mà đại diện là đế quốc Mỹ.

- Như ông nói, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Đảng ta đã tập hợp lực lượng rất tốt để phát động phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy ông có thể chia sẻ những chủ trương cụ thể của Đảng trong việc tập hợp được các tầng lớp nhân dân để cùng tham gia?

- Để tập hợp được lực lượng các tầng lớp nhân dân cùng hướng một phía như vậy thì Đảng ta phải cực giỏi trong việc vận dụng các biện pháp như: Giáo dục trực tiếp, giáo dục gián tiếp, động viên tinh thần cũng như cổ vũ các phong trào yêu nước của nhân dân. Đảng ta phát triển cùng một lúc rất nhiều tổ chức. Nếu trong kháng chiến chống thực dân Pháp chúng ta thấy có phụ nữ cứu quốc, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc,…

Bên cạnh đó, Đảng ta đã mạnh dạn mở các lớp học từ nhỏ cho đến lớn, từ xóa nạn mù chữ cho đến giáo dục nâng cao. Đồng thời mạnh dạn đưa thanh niên Việt Nam đi học tập ở nước ngoài. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946, đã có rất nhiều tri thức tiêu biểu sẵn sàng bỏ lương tính theo vàng chứ không phải tính theo tiền để theo Hồ Chí Minh về nước trực tiếp tham gia sự nghiệp kháng chiến chống Pháp. Chính tác động mang tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh đối với các tri thức Việt Kiều ở nước ngoài, đặc biệt là ở Pháp đã ảnh hưởng đến các trí thức đang ở Việt Nam, người ta không có lý do gì để không tham gia sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

Chính các phong trào yêu nước như thế thì tự nhiên chúng ta không phải đào tạo lại nữa mà chỉ nâng cao nhận thức thì người dân sẵn sàng hiến thân cho sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

- Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Dương (thực hiện)

Trên cơ sở đánh giá khoa học, chính xác về thái độ của các nước trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương, Đảng ta xác định: Phải tập hợp được lực lượng đông đảo, rộng rãi nhất, tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn quốc tế, xây dựng “đồng minh” tạo nên sức mạnh cho cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.

Từ khi Nhật vào Đông Dương, Đảng ta chỉ rõ cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương là một bộ phận của lực lượng dân chủ chống phát xít trên toàn thế giới. Những nước nào chống lại phát xít Nhật đều là đồng minh của nhân dân Đông Dương và phải lôi kéo, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của họ. Tuy nhiên, xây dựng đồng minh phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, không để ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Đảng, quyền lợi của toàn dân tộc. Do đó, Đảng ta chủ trương tập hợp lực lượng, tìm bạn đồng minh cho cách mạng, nhưng có sự phân định rõ ràng: Đồng minh của cách mạng Đông Dương là những lực lượng cùng chống lại phát xít Nhật và Pháp. Đó là những nước “có thể gặp cách mạng Đông Dương ở một số điểm”.

Đánh chiếm Bắc Bộ phủ, tháng 8-1945.Ảnh tư liệu.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941), Đảng ta khẳng định: “Cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một bộ phận của lực lượng dân chủ chống phát xít. Vận mạng của các dân tộc Đông Dương có chung với vận mạng của cách mạng Liên bang Xô viết. Vì vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và cuộc cách mạng của nhân dân Pháp, Nhật, Liên Xô… là “hậu quân” trực tiếp ngoài nước cho cách mạng Đông Dương”.

Qua phân tích tình hình chính trị nước Pháp, Đảng ta chỉ rõ: Trước đây chúng ta nêu khẩu hiệu “đánh Tây, đánh Nhật”, nhưng do thay đổi của tình hình, chúng ta phải thay đổi khẩu hiệu thành: “Chống phát xít Nhật và chống bọn phát xít Tây theo Nhật”. Với chủ trương tập hợp các tổ chức đảng phái chống phát xít của người nước ngoài ở Đông Dương, ngày 10-10-1942, Mặt trận Việt Minh phối hợp với những người cộng sản Pháp rải truyền đơn kêu gọi binh sĩ và những người Pháp trung thành với nước Pháp cùng với Việt Minh đánh đổ ách áp bức chung. Đây là dấu hiệu đầu tiên của Việt Minh trong việc tìm kiếm “đồng minh” trong những người thuộc chính phủ Đờ Gôn. Từ sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), một bộ phận người Pháp ở Đông Dương đã tổ chức kháng Nhật và chúng ta chủ trương phối hợp với họ để chống phát xít Nhật... Song, chính phủ Đờ Gôn tuyên bố sau khi Nhật thất bại, Đông Dương sẽ được thiết lập theo kiểu liên bang, tham gia khối Liên hiệp Pháp.

Trước âm mưu đó, Đảng ta đã nêu rõ: Tướng Đờ Gôn chiến đấu cho nước Pháp độc lập, sao không hiểu rằng, nhân dân Đông Dương cũng cần chiến đấu cho xứ Đông Dương độc lập. Sau này, cán bộ Việt Minh đã có các cuộc gặp đại biểu của phái Đờ Gôn và đã đưa ra 3 điều kiện để hợp tác: Vận động đình chỉ việc thu thóc tạ; thả tù chính trị; giao một số vũ khí cho Việt Minh đánh Nhật. Pháp hứa sẽ thực hiện hai điều kiện, còn điều kiện thứ ba đã từ chối. Việc hợp tác với chính phủ Đờ Gôn trong cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và ở mức độ hạn chế.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã quan tâm tìm bạn “đồng minh”, cho dù đó chỉ là những đồng minh tạm thời, đồng minh “tình thế”, đểtạo sức mạnh tổng hợp và phân hóa kẻ thù, giúp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta nhanh chóng đi tới thành công, hạn chế thấp nhất tổn thất. Như vậy, ngay từ rất sớm, trước khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Đảng ta đã nhận định đúng tình hình, dự báo và thấy rõ bản chất, âm mưu của bọn đế quốc và các nước “đồng minh” với việc giải quyết vấn đề Đông Dương và đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, kết hợp nhượng bộ nhất định để loại dần từng kẻ thù, vạch mặt bọn phản động ở nước ngoài và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước và nhân dân tiến bộ trên thế giới.Nhờ vậy, nhân dân Việt Nam đã phát huy được tinh thần độc lập, tự chủ,“đem sức tamà tự giải phóng cho ta” đồng thời tranh thủ thời cơ do hoàn cảnh quốc tế mang lại để tự giải phóng cho dân tộc mình. Đây là nghệ thuật lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là nét độc đáo riêng có trong tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại cho dân tộc ta, Đảng ta và các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc những bài học quý trong việc “tập hợp lực lượng, xây dựng đồng minh và phân hóa kẻ thù”, qua đó lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng giành thắng lợi, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

ANH XUÂN - PHAN LƯƠNG


Video liên quan

Chủ đề