Tăng kali máu là gì

Tăng kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp ở những khoa cấp cứu, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Kali là một chất điện giải cần thiết giúp cho cơ thể hoạt động bình thường. Kali đặc biết quan trọng với hệ thần kinh, cơ bắp và cả trái tim. Tuy nhiên, việc kali trong máu tăng quá cao có thể gây hại cho cơ thể. Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tăng kali máu là gì?

Tổng lượng kali trong cơ thể bình thường nằm trong giới hạn từ 3,5-5,0 mmol/l. Trái ngược với natri – đồng thời cũng là một chất điện giải quan trọng đối với cơ thể – phần lớn nằm ngoài tế bào, kali 98% nằm ở trong tế bào. Sự khác biệt trong phân bố giữa 2 cation này được điều chỉnh bởi bơm Na-K-ATPase ở màng tế bào, bơm vận chuyển natri ra ngoài tế bào và đưa kali vào trong tế bào với tỉ lệ 3:2.

Thông thường, thận giữ vai trò giúp cân bằng kali máu bằng cách thải lượng kali dư thừa ra ngoài cơ thể. Nhưng vì nhiều lý do, mức độ kali trong máu có thể tăng quá cao. Hiện tượng này được gọi là tăng kali máu, được xác định khi lượng kali trong máu lớn hơn 5 mmol/l. Mức kali cao hơn 5,5 mmol/l là rất cao và trên 6 mmol/l có thể đe dọa tính mạng. Ngoài ra mức độ nặng của tăng kali máu còn phụ thuộc vào các rối loạn điện tim đi kèm.

Dù bị tăng kali máu nhẹ hay nặng, người bệnh cũng cần được chăm sóc y tế kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nhận biết được tăng kali máu trên thực tế, bạn cần ghi chú rõ các dấu hiệu và triệu chứng trong bài viết dưới đây để đưa ra hướng xử trí phù hợp, kịp thời.

Nguyên nhân tăng kali máu

Tăng kali máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Hiện nay, người ta phân nguyên nhân tăng kali ra làm 4 nhóm để dễ xác định và ghi nhớ.

Tăng kali máu do tăng lượng kali nhập vào

  • Truyền máu: Đặc biệt là truyền một lượng lớn đơn vị máu được lưu trữ lâu hơn 1 tuần làm lắng đọng kali.
  • Truyền hoặc uống kali: Việc dùng thuốc có chứa kali không được kê đơn bởi bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu, nên thận trọng ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như giảm bài tiết aldosterol, bệnh thận cấp hoặc mạn tính.

Tăng kali máu do tăng chuyển từ trong ra ngoài tế bào

  • Toan chuyển hóa: Tình trạng toan chuyển hóa do toan lactic hoặc toan ceton dẫn đến kali từ trong tế bào đi ra ngoài tế bào. Khi pH máu giảm 0,1, kali máu sẽ tăng 0,5mmol/l. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tiêu chảy, sử dụng bia rượu lâu ngày, suy tim, động kinh.
  • Do hủy hoại tế bào: Bất kỳ nguyên nhân nào gây tăng hủy hoại tế bào dẫn đến giải phóng kali trong tế bào ra ngoài đều làm tăng kali máu như tiêu cơ vân, tan máu, bỏng, hội chứng ly giải khối u, sau tia xạ.

Tăng kali máu do giảm bài tiết kali

Hiện nay có ba cơ chế chính gây giảm bài tiết kali máu qua nước tiểu: giảm bài tiết aldosterol, giảm đáp ứng với aldosterol, giảm phân bố natri và nước ở ống lượn xa khi mà giảm dòng máu đến động mạch thận. Một số nguyên nhân sau đây đều được ảnh hưởng bởi 3 cơ chế trên mà làm tăng kali máu:

  • Suy thận: suy thận cấp hoặc suy thận mạn là nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng kali máu
  • Bệnh lý ống thận
  • Suy thượng thận.

Dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng kali máu, bao gồm

  • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali bao gồm chất đối kháng aldosterone (spironolactone) và chất không đối kháng aldosterone (amilorid).
  • Thuốc ức chế men chuyển angitensin (ACE).
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Một số loại thuốc sử dụng trong hóa trị liệu.

Triệu chứng tăng kali máu

Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng kali phụ thuộc vào mức độ cation kali có trong máu của người bệnh. Đôi khi họ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu lượng kali máu đủ cao, một số dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp phải như:

  • Cảm giác mệt mỏi hoặc suy nhược.
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran khắp cơ thể, đặc biệt là các lòng bàn tay bàn chân.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Khó thở.
  • Đau ngực
  • Đánh trống ngực hoặc nhịp tim không đều.

Tuy nhiên các dấu hiệu trên đây không đặc hiệu, cần được chẩn đoán phân biệt với nhiều nguyên nhan khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, tăng kali máu có thể gây tê liệt hoặc suy tim. Nếu không được điều trị, nồng độ kali cao có thể khiến tim ngừng đập dẫn đến ngưng tuần hoàn.

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chứng tăng kali máu khi nồng độ kali trong máu lớn hơn 5 mmol/l. Bác sĩ sẽ thường xuyên làm xét nghiệm máu trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc theo dõi quá trình điều trị một bệnh lý khác, nếu có bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng tới nồng độ kali máu người bệnh sẽ được theo dõi và điều trị.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như đếm số lượng tiểu cầu, bạch cầu, khảo sát tình trạng tán huyết hoặc thiếu máu kết hợp với điện tâm đồ để loại trừ tình trạng giả tăng kali máu và phân độ nặng của bệnh từ đó đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Tăng kali máu là gì
Xét nghiệm máu để phát hiện tăng kali máu

Điều trị tăng kali máu

Tăng kali máu là một tình trạng cấp cứu nội khoa, vì thế thầy thuốc cần phải phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do nồng độ kali máu cao đem lại. Một số thuốc và phương pháp sau đây được lựa chọn để điều trị chứng tăng kali máu:

  • Thuốc tác dụng tranh chấp với kali trên cơ tim: Calciclorua hoặc Calci gluconate tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc có tác dụng vận chuyển kali từ ngoài tế bào vào trong tế bào: Insulin, natri carbonat, kích thích Beta 2 adrenergic (Albuterol).
  • Biện pháp đào thải kali:
    • Lợi tiểu quai (furocemid).
    • Nhựa trao đổi cation (kayexalate).
    • Lọc máu cấp cứu ngắt quãng (thẩm tách máu hay còn gọi là thận nhân tạo – IHD).

Ngoài những phương pháp kể trên, xử lý cấp cứu ban đầu là rất quan trọng. Khi phát hiện người thân có các dấu hiệu và triệu chứng của tăng kali máu, cần đưa ngay tới bệnh viện gần như để nhận được sự chăm sóc y tế từ những y bác sĩ chuyện nghiệp.

Kết luận

Tăng kali máu là một rối loạn điện giải thường thấy ở trong bệnh viện, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chúng ta cần nắm những dấu hiệu và triệu chứng của chứng tăng kali máu để có thể đưa người thân đến cơ sở y tế kịp thời, tránh đưa ra quyết định chủ quan, sai sót làm mất thời gian điều trị.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Kali là một trong những nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong cơ thể con người, chủ yếu tồn tại bên trong tế bào. Cơ thể chúng ta phụ thuộc vào kali để điều chỉnh huyết áp, trương lực mạch máu, chức năng bình thường của insulin và nhiều loại hormone khác, nhu động đường tiêu hóa, cân bằng axit-bazơ, chức năng thận, cân bằng chất lỏng và điện giải.

Tăng kali máu là thuật ngữ chỉ mức độ kali cao trong máu. Tăng kali máu thường do bệnh thận gây ra, nhưng nó cũng có thể do các bệnh khác gây ra như bệnh tim, đái tháo đường, ung thư và một số loại thuốc nhất định.

Mức kali bình thường ở người lớn được coi là 3,6 - 5,2 mEq/L. Nếu mức kali trên 5,5 mEq/L, người bệnh cần điều trị ngay. Vì nồng độ kali trong máu cao có thể làm gián đoạn hoạt động của một số hệ thống cơ quan và rất cao có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Tăng kali máu là gì

Tăng kali máu có thể gây mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhịp tim.

2. Dấu hiệu tăng kali máu

Kali đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tim và thần kinh cơ, vì vậy khi ở mức cao, tim, thần kinh và cơ bắp thường bị ảnh hưởng. Khi tăng kali nhẹ, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi nồng độ kali tăng lên có thể có các triệu chứng như:

  • Cơ yếu hoặc co thắt
  • Mệt mỏi
  • Khó thở và giảm thông khí
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tê liệt
  • Cảm giác ngứa ran
  • Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), là một trong những biến chứng nghiêm trọng hơn
  • Hoang mang
  • Mức độ rất cao có thể gây co giật, hôn mê và tử vong

Tăng kali máu được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ kali và qua các xét nghiệm tim. Trong trường hợp tăng kali máu nặng bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc và nhiều biện pháp tích cực khác. Các trường hợp tăng kali máu nhẹ có thể được điều trị bằng cách hạn chế kali trong chế độ ăn uống và điều trị nguyên nhân cơ bản.

3. Người bị tăng kali máu nên ăn uống thế nào?

3.1. Nên ăn thực phẩm có hàm lượng kali thấp

Người bệnh có thể giảm lượng kali nạp vào cơ thể bằng cách tránh hoặc giảm lượng thức ăn giàu kali và tập trung vào thức ăn có hàm lượng kali thấp.

Một số thực phẩm có hàm lượng kali thấp phù hợp với chế độ ăn uống của người bị tăng kali máu nói chung (trừ chế độ ăn bệnh lý) bao gồm:

  • Thịt lợn
  • Thịt gà
  • Tôm
  • Trứng
  • Pho mát
  • Bánh mì trắng, bột mì trắng tinh luyện, mì ống, gạo trắng, bánh quy giòn, bỏng ngô
  • Sữa gạo
  • Kem không sữa
  • Rau: Đậu Hà Lan, ớt, hành, mùi tây, củ cải, măng tây, dưa leo, ngô, cải xoăn, rau diếp, cải xoong…
  • Trái cây: Táo, nho, dâu tây, dâu đen, quả việt quất, anh đào, bưởi, mận, nho…

Tăng kali máu là gì

Người bị tăng kali máu có thể lựa chọn ăn trứng.

3.2. Hạn chế thực phẩm giàu kali

Giảm nồng độ kali bằng cách giảm kali trong chế độ ăn uống là một cách phổ biến để điều trị chứng tăng kali máu không phải là trường hợp khẩn cấp.

Chế độ ăn ít kali có thể là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên được khuyến nghị trong trường hợp tăng kali máu để giúp giữ mức kali trong tầm kiểm soát.

Người bị tăng kali máu cần hạn chế các loại thực phẩm giàu kali bao gồm:

  • Hầu hết các loại cá
  • Động vật có vỏ (ví dụ: nghêu, sò điệp, tôm hùm)
  • Thịt đỏ
  • Ngũ cốc nguyên hạt, như cám và yến mạch
  • Nhiều loại rau như: khoai tây, cà rốt sống, bắp cải, su hào, măng, rau bina, cà chua, khoai tây, khoai lang, nấm, bí ngô, đậu bắp…
  • Nhiều loại trái cây như: chuối, kiwi, lê, mơ, cam, xoài, dừa, lựu, dưa lưới, dưa ngọt, quả bơ, hoa quả sấy khô…
  • Các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ một số pho mát và kem chua); sữa đậu nành
  • Đậu khô và các loại hạt như đậu phộng và đậu lăng
  • Mật mía
  • Sô-cô-la
  • Nước ép trái cây và rau
  • Chất thay thế muối
  • Đồ uống thay thế chất điện giải, đồ uống thể thao…

Tăng kali máu là gì

Cần hạn chế các loại thực phẩm giàu kali.

4. Một số lưu ý khi chọn thực phẩm cho người bị tăng kali máu

Trái cây và rau quả: Sản phẩm tươi thường rất giàu kali. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn nếu hạn chế khẩu phần hoặc nấu chín để giảm hàm lượng kali. Một số loại trái cây và rau quả đóng hộp cũng có thể ăn được miễn là bạn rửa sạch và để ráo nước.

Sữa: Cần tránh hoặc ít nhất là hạn chế các sản phẩm từ sữa theo chế độ ăn ít kali. Tuy nhiên, bạn có thể ăn một khẩu phần nhỏ sữa hoặc sữa chua mỗi ngày. Hoặc có thể ăn một số loại phô mai (bao gồm cả phô mai tươi) có hàm lượng kali thấp.

Nếu bạn thêm sữa vào trà hoặc cà phê, hãy chuyển sang loại kem không sữa hoặc thay thế sữa như sữa gạo, tránh sữa đậu nành.

Ngũ cốc: Thay vì ngũ cốc nguyên hạt và cám, người bệnh nên ăn gạo trắng (cơm trắng) hoặc bánh mì làm từ bột mì tinh chế, mì ống.

Chất đạm: Hầu hết đạm động vật và thực vật đều chứa nhiều kali. Tuy nhiên, bạn không thể loại bỏ protein trong chế độ ăn uống. Vì vậy, nên chọn loại thực phẩm có hàm lượng kali thấp.

Lòng trắng trứng là một trong những lựa chọn có hàm lượng kali thấp. Hoặc người bệnh có thể ăn một phần nhỏ các loại hạt (một nắm nhỏ) hoặc bơ đậu phộng (một muỗng canh).

Cần lưu ý tránh xúc xích, thịt xông khói và bất kỳ loại thịt chế biến nào khác có phụ gia có thể chứa kali.

Đồ ngọt: Cần hạn chế đồ ngọt tráng miệng vì nhiều món tráng miệng được làm từ các nguyên liệu có nhiều kali như: các loại hạt, xi-rô và sô cô la.

Đồ uống: Mất nước có thể phá vỡ sự cân bằng điện giải trong cơ thể và dẫn đến tăng kali huyết. Uống nước lọc là cách tốt nhất để giữ nước. Ngoài ra người bệnh cũng có thể uống các loại đồ uống khác như nước chanh tươi và nước trái cây làm từ trái cây có hàm lượng kali thấp.

Cần tránh đồ uống có cồn vì trên thực tế uống nhiều rượu là một yếu tố nguy cơ gây tăng kali huyết.

Nếu người bệnh đã và đang ăn một chế độ ăn cân bằng, đa dạng thực phẩm thì việc thực hiện chế độ ăn ít kali sẽ dễ dàng hơn nhiều vì sẽ không quá khó khăn khi loại bỏ một số thực phẩm.

Tuy nhiên, đối với những người ăn chay có thể thấy việc áp dụng chế độ ăn ít kali không dễ dàng vì chế độ ăn dựa trên thực vật thường sử dụng nhiều thực phẩm giàu kali như: trái cây, rau quả, các loại hạt, đậu nhưng đồng thời lại hạn chế thịt, trứng là những thực phẩm ít kali hơn.

Với những trường hợp cần hạn chế lượng ngũ cốc tinh chế hay mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Tăng kali máu là gì
Cơ thể thiếu kẽm sẽ xảy ra những vấn đề không nhỏ với sức khỏe mọi lứa tuổi

Xem thêm video đang được quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính "chốt" thời điểm tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em