Tại sao việt nam nhập khẩu gạo

Trong tháng 4, gạo Thái Lan tăng giá ồ ạt nhờ ký được hợp đồng lớn từ thị trường Iraq. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan có thời điểm bỏ xa gạo cùng phẩm cấp của VN đến 30 USD/tấn, đạt mức 448 USD/tấn; trong khi gạo VN chỉ có 418 USD/tấn, tăng 3 - 5 USD/tấn so với đầu năm. Dự báo, Iraq sẽ mua ít nhất 400.000 tấn vào năm 2022. Iraq là thị trường truyền thống của Thái Lan nhưng đã bị gián đoạn trong vài năm gần đây, mới quay trở lại trong năm nay đã giúp giá gạo Thái nhích lên. Điều này khiến nhiều người quan tâm lo lắng vì trong một thời gian dài giá gạo VN luôn cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan khoảng 5 USD/tấn. Càng lo hơn khi “cơn sốt” giá lương thực toàn cầu đang tăng mà xuất khẩu và giá cả gạo cũng như nhiều mặt hàng nông sản VN vẫn trầm lắng.

Tại sao việt nam nhập khẩu gạo

Xuất khẩu gạo VN dự báo sẽ tăng cả lượng và giá trong thời gian tới

Trong khi giá gạo Thái Lan hạ nhiệt liên tục trong khoảng 3 tuần gần đây, đang đứng ở mức 438 USD/tấn thì giá gạo VN vẫn duy trì ở mức cao và hiện đứng ở mức khoảng 423 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Gạo Pakistan cũng tăng thêm 5 USD, đạt mức 378 USD/tấn. Điều này cho thấy ngành gạo VN vẫn đang đi đúng hướng và xu thế của thị trường thế giới nói chung. Trong tháng 5, xuất khẩu gạo của VN đạt 710.000 tấn, tương đương 347 triệu USD, tăng 13% về lượng và 2,4% về kim ngạch so với tháng 5.2021. Tính chung 5 tháng, cả nước xuất khẩu gần 2,7 triệu tấn gạo, tương đương trên 1,35 tỉ USD, tăng 6,6% về khối lượng, nhưng giảm 4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 489 USD/tấn, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo các doanh nghiệp (DN), kim ngạch giảm là do những tháng đầu năm thị trường trầm lắng. Thông thường, thị trường gạo VN chỉ trầm lắng vào cao điểm thu hoạch vụ đông xuân, sau đó sẽ sôi động trở lại vào đầu quý 2. Tuy nhiên năm nay do DN Trung Quốc “án binh” kéo dài bất thường làm thị trường VN giảm nhiệt. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), nhận xét: “Bên cạnh yếu tố dịch bệnh và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc thì xuất khẩu của VN gặp khó khăn còn do chính sách thương mại của Trung Quốc có nhiều thay đổi. Họ có nhu cầu nhưng chưa muốn nhập mà chờ giá giảm nên tăng nhập gạo giá rẻ từ Pakistan và Ấn Độ để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan VN cho thấy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc sụt giảm mạnh. Trong 4 tháng đầu năm nay chỉ mới đạt 297.000 tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài thị trường Trung Quốc, các khách hàng truyền thống của VN đã tăng nhập khẩu gạo trong những tháng qua. Cụ thể như Philippines nhập 916.000 tấn, tăng 28%; Bờ Biển Ngà với 213.000 tấn, tăng 65%...

Kỳ vọng vào sự trở lại của thị trường Philippines

Các nhà xuất khẩu gạo ở Nam bộ đều rất phấn khởi trước việc Philippines hạ thuế nhập khẩu gạo trong thời điểm hiện nay và tin tưởng hành động này sẽ tạo điều kiện cho thị trường thế giới thêm sôi động. Philippines mở rộng cửa cho các nhà xuất khẩu gạo Đông Nam Á, không riêng gì VN. Tuy nhiên, Philippines và VN là đối tác truyền thống nhiều năm. Mặt khác, gạo VN lại đang có giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều so với gạo Thái. Chưa kể mục tiêu của nước này nhập khẩu để dự trữ và hạn chế lạm phát, do đó số lượng sẽ khá lớn. Khi một trong những nhà mua gạo hàng đầu thế giới tăng mua sẽ làm tăng sức nóng của thị trường, buộc các nước khác không thể ngồi yên. Đây là cơ hội rất tốt cho các DN VN tăng xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm 2022.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), thừa nhận: Mấy năm gần đây công ty không làm hàng đi Philippines nữa vì có một số DN bán giá thấp quá nên xuất khẩu không có lời. Giờ có khách hàng cũ liên hệ nên công ty cũng đang chuẩn bị đưa hàng trở lại thị trường Philippines. Đây là giai đoạn kinh doanh lúa gạo rất khó vì đã hết vụ đông xuân, còn vụ hè thu thì chưa tới nên nguồn nguyên liệu khan hiếm. Bên cạnh đó, chi phí xăng dầu tăng kéo chi phí vận chuyển tăng theo cũng là một trở ngại làm DN chán nản vì kinh doanh không có lãi.

Đồng quan điểm trên, theo ông Phạm Thái Bình, sự khan hiếm dẫn đến “sốt” giá lương thực đang lan rộng trên toàn cầu do dịch bệnh Covid-19, cùng với sự kéo dài của chiến sự Nga - Ukraine. Là một nước xuất khẩu lương thực lại khống chế dịch thành công sớm nên VN sẽ hưởng lợi từ việc giá lương thực tăng. “Sức nóng của nó đã bắt đầu lan tới Đông Nam Á và ngành lúa gạo. Thật ra thì sau thời gian dài chờ đợi, hiện tại đang vào mùa mưa bão, các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng buộc phải “khởi động” lại thị trường. Chính vì vậy mà từ đầu tháng 6 đến nay thị trường đang khá sôi động. Tuy nhiên việc Philippines hạ thuế có thể xem là cột mốc với thị trường gạo và mức giá cao sẽ kéo dài ít nhất tới cuối năm 2022. Nhưng tôi nghĩ nó phải kéo dài thêm 1 - 2 năm nữa”, ông Phạm Thái Bình dự báo.

“Cơn sốt” giá lương thực ở Đông Nam Á

Ngày 27.4, Indonesia cấm xuất khẩu toàn bộ các loại hạt có dầu, chứ không chỉ riêng dầu ăn như thông báo trước đó. Tuy nhiên đến ngày 23.5, nước này đã quyết định nối lại hoạt động xuất khẩu dầu ăn sau khi cân nhắc nguồn cung mặt hàng này.

Ngày 23.5, Malaysia thông báo tạm ngừng xuất khẩu thịt gà, áp dụng từ ngày 1.6. Lệnh cấm này đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nhu cầu tiêu thụ thịt gà của nước láng giềng Singapore.

Philippines là một trong những quốc gia có mức tăng lạm phát nhanh nhất Đông Nam Á với 5,4% trong tháng 5, mức cao nhất trong 42 tháng qua tại quốc gia này. Hiệu ứng lạm phát được cho là tiếp tục gia tăng nếu những cú sốc về nguồn cung kéo dài. Bộ Nông nghiệp Philippines cảnh báo, một cuộc khủng hoảng lương thực có thể bắt đầu xuất hiện trong nửa cuối năm nay khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và khan hiếm hàng hóa trên thị trường toàn cầu.

Ngoài Đông Nam Á, Ấn Độ là nước đang đối mặt với cơn sốt giá lương thực nặng nề nhất ở khu vực châu Á. Nước này đang áp dụng lệnh cấm và hạn chế xuất khẩu với nhiều mặt hàng như lúa mì và đường. Nhiều chuyên gia thế giới còn lo ngại Ấn Độ sẽ hạn chế xuất khẩu gạo.

Tin liên quan

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Mới đây, sau khi có thông tin Việt Nam lần đầu tiên nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, nhiều ý kiến cho rằng đây là điều bất thường, bởi Việt Nam vốn là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Thế nên, việc đột nhiên nhập khẩu gạo từ Ấn Độ có phải do mặt hàng này trong nước đang thiếu hụt?

Trao đổi với PV.VietNamNet về vấn đề này, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Như Cường khẳng định, chúng ta nhập khẩu gạo không phải do thiếu. Theo ông, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn dư thừa lương thực vì trong năm 2020, chúng ta sản xuất được tới 42,8 triệu tấn thóc.

Trong khi đó, bước sang năm 2021, việc sản xuất lúa tại các địa phương trên cả nước vẫn diễn ra bình thường. Đặc biệt, tại ĐBSCL, trong tháng 1 này sẽ bước vào vụ thu hoạch Đông Xuân sớm với sản lượng dự kiến đạt 1,2 triệu tấn thóc. 

Tại sao việt nam nhập khẩu gạo
Lãnh đạo Cục Trồng trọt khẳng định nước ta không thiếu gạo, thậm chí dư thừa để xuất khẩu

“Tôi khẳng định chúng ta nhập khẩu gạo từ Ấn Độ không phải vì thiếu. Gạo Việt Nam chúng ta sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn dư thừa để xuất khẩu”, ông Cường nói và cho biết, ông đọc thông tin trên báo nói các doanh nghiệp đã nhập khoảng 70.000 tấn gạo của Ấn Độ. Đây đều là gạo 100% tấm. Hàng này nhập về để chế biến và làm thức ăn chăn nuôi.

Ngày trước, ông đã từng ăn loại gạo 100% tấm này của Ấn Độ. Gạo rất khó ăn, không ngon như gạo của chúng ta sản xuất, ông chia sẻ thêm.

Đề cập đến tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong năm 2021 này, ông Cường cho hay, hạn mặn vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng Bộ NN-PTNT, cơ quan chuyên môn và các địa phương đã có kế hoạch né hạn mặn bằng việc thay đổi cơ cấy giống lúa, đẩy sớm lịch gieo cấy.

Như vụ Đông Xuân sớm ở ĐBSCL sắp thu hoạch chính là diện tích lúa mà chúng ta đẩy sớm vụ để không bị ảnh hưởng bởi hạn mặn. Theo ông Cường, sản lượng lúa năm nay của nước ta dự kiến sẽ thu khoảng gần 43 triệu tấn.

Trả lời Reuters trước đó, một doanh nghiệp gạo có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và nấu bia. Nguyên nhân là chất lượng gạo quá kém.

Tại sao việt nam nhập khẩu gạo
Năm 2021, dự kiến sản lượng lúa của nước ta đạt gần 43 triệu tấn

Chia sẻ về chuyện Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cho biết, các doanh nghiệp Việt nhập gạo từ Ấn Độ nhưng chủ yếu là nhập tấm về chế biến bún, bánh, thức ăn gia súc hoặc làm bia.

Nguyên nhân theo ông là do giá gạo của Ấn Độ đang thấp hơn so với gạo của Việt Nam cùng loại. Chưa kể, thuế nhập khẩu tấm rất thấp nên các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ về chế biến sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Ngoài lý do về giá và thuế, sở dĩ năm nay các doanh nghiệp Việt nhập tấm từ Ấn Độ còn vì vài năm trở lại đây, nước ta chủ trương giảm diện tích lúa chất lượng trung bình như IR40404, tăng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng cao. Do đó, phân khúc gạo cấp thấp, tấm phục vụ chế biến đang thiếu.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất lúa năm 2020 tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% (cao hơn so với mức 50% của năm 2015). Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm vừa qua.

Bộ NN-PTNT cho hay, trong tháng 12/2020, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá từ 495-500 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vòng một thập kỷ qua và một lần nữa đưa Việt Nam lên ngôi số 1 thế giới về giá bán gạo.

Còn về tình hình sản xuất lúa gạo trong năm 2020, các vựa lúa ở nước ta đồng loạt thông báo trúng mùa lớn, sản lượng lúa đạt gần 43 triệu tấn. Do đó, gạo Việt không chỉ làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực mà còn phục vụ xuất khẩu, thu về 3,1 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019.

T.An