Tại sao trẻ thích nằm sấp

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không? Tại sao trẻ con ngủ hay nằm sấp? Nằm sấp khi ngủ là thói quen thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng, tư thế ngủ này chỉ tốt khi bé thức còn khi bé ngủ lại tồn tại nhiều rủi ro mà ba mẹ cần lưu ý.

12 tháng đầu đời được coi là giai đoạn mong manh nhất trong cuộc đời con người. Ngoài những mối đe dọa đến từ bệnh nhiễm trùng, dị ứng thì trẻ còn có nguy cơ cao đối mặt với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Và nằm sấp khi ngủ có thể là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ…

Bạn hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cho các băn khoăn như có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp, trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không, cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi nào…

Tại sao trẻ con ngủ hay nằm sấp?

Trẻ con ngủ hay nằm sấp là điều rất thường thấy. Nguyên nhân khiến bé ngủ nằm sấp được giải thích là do khi còn nằm trong bụng, thai nhi sẽ tự cuộn người lại để tự bảo vệ và tạo cảm giác an toàn.

Sau khi chào đời, bé vẫn giữ thói quen này, thích cuộn tròn hoặc nằm sấp để ngực và bụng được úp xuống phía dưới giống như tư thế khi còn trong bụng mẹ. Điều này mang đến cho bé cảm giác được bảo vệ và an tâm giống như khi còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, sau sinh, nếu bạn thường xuyên “huấn luyện” cho bé nằm ngửa khi ngủ thì bé sẽ cũng sẽ dần quen với việc này.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ?

Trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp là điều không được khuyến khích bởi nằm sấp là nguyên nhân phân phổ biến nhất gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ ở giai đoạn từ 1 đến 12 tháng tuổi, trong đó những trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao nhất. Do đó, trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ là điều không được khuyến khích và ba mẹ nên tránh đặt bé ngủ ở tư thế này.

Khi bé ngủ lâu, mẹ nên để bé nằm ngửa. Dù mẹ thường xuyên quan sát nhưng tình trạng tử vong khi nằm sấp vẫn có thể xảy ra. Do đó, đối với tư thế nằm ngủ của bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tư thế ngủ an toàn nhất cho bé là nằm ngửa. Đặt bé nằm sấp khi ngủ thường làm tăng nguy cơ tử vong vì SIDS, trong khi nằm ngửa sẽ làm giảm được điều này.
  • Nếu bạn đặt bé nằm ngửa, sau đó lại đặt bé nằm sấp thì nguy cơ đột tử sẽ tăng lên rất nhiều.
  • Ngay cả những giấc ngủ ngắn, mẹ cũng nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ chứ không nên nằm sấp.

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không?

Bé nằm sấp ngủ tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ có nguy cơ cao bị ngạt, nhất là khi bạn cho bé nằm gối, đệm mềm hoặc trên giường có các vật như gấu nhồi bông, chăn thừa…

Ngoài ra, trẻ sơ sinh nằm sấp có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Tăng nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp trên do trẻ áp sát mặt vào ga gối khiến luồng không khí lưu thông kém đi, chu kỳ hít vào và thở ra cũng không đều.
  • Bé có thể hít lại không khí mà mình đã thở ra, điều này có thể khiến trẻ nhận được ít oxy và cơ thể bị tích tụ CO2
  • Thân nhiệt tăng cao, bé đổ mồ hôi nhiều và dễ bị viêm da do bé ngủ nằm sấp có thể khiến phần bụng tiếp xúc nhiều với đệm giường
  • Huyết áp và nhịp tim có thể cao bất thường khi trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ.

Khi nào bé có thể ngủ nằm sấp?

Nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh sẽ giảm bớt khi bé tròn một tuổi. Nguy cơ này đạt cao điểm ở khoảng thời gian bé được 1 tháng đến 4 tháng tuổi.

Khi bé đủ lớn, bé sẽ có thể lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp. Ở giai đoạn này, mẹ không cần quá lo lắng việc bé nằm sấp khi ngủ. Mẹ có thể đặt bé trở lại tư thế nằm ngửa hoặc để bé nằm theo ý bé thích đều được.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi ngủ cho bé và giảm thiểu tối đa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, mẹ sẽ cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Sử dụng đệm cứng thay vì đệm mềm, dễ lún. Không để các vật dụng như gối, chăn dư thừa, thú nhồi bông ở giường hoặc cũi của bé
  • Chỉ nên đắp 1 tấm chăn mỏng ngang ngực cho bé khi ngủ và để 2 tay của bé ra ngoài
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ khi ngủ. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến nhiệt độ phòng của để tránh bé thấy quá nóng. Nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh nên từ 20 đến 25 độ C.

Nếu trẻ có thói quen nằm sấp trước 1 tuổi, bạn có thể huấn luyện cho bé nằm ngửa bằng cách quấn khăn cho bé khi ngủ hoặc đặt bé nằm ngửa ngay khi bắt đầu giấc ngủ, không đặt bé nằm nghiêng vì bé có thể lật úp bụng xuống và quay về tư thế nằm sấp.

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ không được khuyến khích nhưng khi bé thức, nằm sấp có thể mang đến nhiều lợi ích trong việc tăng khả năng vận động và phát triển trí não. Trẻ sơ sinh nằm sấp khi thức theo phản xạ có thể ngẩng đầu lên, xoay ngang, xoay dọc.

Điều này có thể giúp cổ, vai, lưng và tứ chi của bé trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp tầm quan sát của bé rộng hơn, bé có cơ hội nhìn xung quanh nên có thể kích thích thị giác và não bộ phát triển.

Tuy nhiên, khi đặt bé nằm sấp, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Đặt bé nằm sấp khi bé thức và phải luôn có người chú ý quan sát bé.
  • Bạn nên làm sạch giường ngủ của bé trước khi đặt bé nằm sấp.
  • Đừng ép buộc nếu bé không quen. Ban đầu, hãy đặt bé nằm sấp từ 3–5 phút mỗi lần rồi tăng từ từ lên.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những năm tháng đầu đời. Do đó, các mẹ cần phải lưu ý cẩn thận khi bé ngủ để đảm bảo sự an toàn cho bé nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ thích nằm sấp có phải vì tạo cảm giác dễ chịu? Hay nguyên nhân còn do vấn đề sức khỏe ở trẻ? Mẹ nên hiểu rõ lý do để có biện pháp cải thiện hợp lý.

  • Mẹ đừng lo khi thấy bé hay nằm sấp, tư thế ngủ ấy "tưởng không lợi mà lợi không tưởng", tránh bệnh tật hiệu quả
  • Bé trai 10 tháng tuổi tử vong vì nằm sấp khi ngủ - cảnh báo bố mẹ đặt trẻ ngủ không đúng tư thế
  • Đây là lý do cha mẹ nên tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp ngay sau khi ra viện

Vì sao trẻ thường thích nằm sấp khi ngủ?

Thực tế hiện tượng nằm sấp có thể đã bắt đầu từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Thông thường trong thời gian mang thai, em bé sẽ có xu hướng nằm co tròn trong bụng mẹ, thậm chí bé còn thích áp sát vào cơ thể của mẹ để luôn có cảm giác an toàn. Đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, chỉ cần thai nhi không nằm sai vị trí và có biểu hiện bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ bị đầy hơi

Theo đông y, trẻ thích nằm sấp khi ngủ có khi còn là tín hiệu về vấn đề sức khỏe. Lúc này, mẹ cần chú ý quan sát để phán đoán tình hình, kịp thời điều trị cho trẻ. Trong đó, một vấn đề thường gặp chính là thức ăn không được tiêu hóa tốt, bị ứ đọng lâu ngày trong dạ dày, đường ruột gây ra hiện tượng đầy hơi.

Khi bụng bị chướng khí, căng đầy thì trẻ sẽ có xu hướng nằm sấp để giảm bớt cảm giác khó chịu. Ở giai đoạn còn nhẹ thì các vấn đề ăn uống, tiểu tiện của trẻ có thể không biểu hiện rõ rệt nên mẹ dễ bỏ qua. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng phân có mùi hôi chua, kén ăn, ngủ hay trở mình, lưỡi dày...

Ảnh minh họa

Nếu không được giải quyết vấn đề ứ đọng trong đường tiêu hóa sớm thì dần dần trẻ dễ bị phát sốt, táo bón, ho kéo dài và đương nhiên, tình trạng thích nằm sấp cũng thường xuyên hơn vì trẻ khó chịu ở bụng.

Khuyến cáo: Khi bạn phát hiện con nhà mình cứ hay nằm sấp thì nên tiến hành điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ. Cố gắng lựa chọn thức ăn thanh đạm một chút để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là buổi tối nên cho trẻ ăn ít lại.

Nếu trẻ đang còn bú mẹ thì chuyện ăn uống của mẹ cũng phải đảm bảo hợp lý. Nếu trẻ bú sữa ngoài thì mẹ có thể pha loãng và giảm lượng sữa lại để cải thiện tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày, đường ruột của trẻ.

Ngoài ra, vài động tác massage bụng hay vuốt cột sống cho trẻ cũng có hiệu quả thanh lọc cơ thể, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Các bộ phận trong cơ thể trẻ bị lạnh

Ảnh minh họa

Khi trẻ có hiện tượng này cũng dễ biểu hiện ở vấn đề thích nằm sấp khi ngủ. Đây được xem như một động tác tự bảo vệ và hỗ trợ cơ thể của trẻ, và cũng là một tín hiệu cảnh báo để mẹ sớm xử lý, đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Điều này có thể do nguyên nhân bẩm sinh của thể chất, nhưng cũng có thể do ăn uống không khoa học gây ra. Lúc này, trẻ sẽ tự có xu hướng tìm kiếm sự ấm áp để cảm thấy dễ chịu hơn, điển hình là hành động nằm sấp để ấm bụng.

Nếu xác định lý do chính xác do tỳ vị hư hàn thì mẹ nên giảm thức ăn lạnh lại, tăng cường thực phẩm có tính ấm và dễ tiêu hóa để cải thiện tình hình.

Rốt cục trẻ nằm sấp có lợi hay hại?

Ngoài những nguyên nhân do vấn đề sức khỏe nói trên thì thực tế, hiện tượng trẻ nằm sấp có khi chỉ là do thói quen mà thôi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý quan sát và tạo điều kiện nằm ngủ an toàn cho trẻ, tránh sự cố trẻ bị ngạt do nằm sấp.

Thúc đẩy phát triển các cơ

Tư thế nằm sấp ở một mức độ nhất định cũng có tác dụng rèn luyện cho các cơ ở tứ chi đầu, cổ và lưng của trẻ. Từ đó thúc đẩy quá trình học cách kiểm soát hoạt động ở trẻ phát triển nhanh và tốt hơn.

Tốt cho dạ dày, đường ruột

Khi nằm sấp, "cửa ngõ" của dạ dày được nhấc cao hơn nên hạn chế hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Ngoài ra, bụng áp sát vào giường ngủ có thể giảm bớt những cảm giác đau thắt hay khó chịu do chướng khí gây ra.

Mẹ cần chú ý gì khi để trẻ nằm sấp?

Trước khi trẻ có khả năng tự trở mình (thông thường là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi) thì nếu trẻ nằm sấp phải có người lớn bên cạnh trông coi, đề phòng mặt và mũi của bé quá áp sát vào giường, nệm hay chăn mà gây ngạt thở.

Nếu bạn muốn cho trẻ thay đổi luân phiên giữa các tư thế thì ban ngày có thể cho trẻ ngủ nằm sấp một giấc ngắn là đủ. Những lúc khác thì cố gắng điều chỉnh để trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Ngoài ra, giường ngủ của trẻ nên có độ mềm vừa phải, không nên đắp chăn hay khăn quá dày ở nửa thân dưới của trẻ. Mẹ cũng nên hạn chế mặc quần áo có nút cho trẻ nhỏ để tránh bị "cấn" khi nằm.

Chú ý nếu trẻ bẩm sinh đã có vấn đề về tim, hen suyễn, đa viêm, ho v.v… thì tốt nhất mẹ nên cho trẻ nằm ngửa để tránh làm bệnh tình nặng thêm, và cũng đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra khi trẻ nằm sấp.

Nguồn: Erbohui

8 hoạt động thú vị vừa giúp bé vui chơi, vừa tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp để nhanh cứng cáp

Video liên quan

Chủ đề