Ngô thuyền là ai

Như đã đề cập ở kỳ trước, tại hội nghị quan trọng dưới căn nhà làm việc trong lòng đất của Chính phủ, trước khi Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị kết luận chính thức, nhiều ý kiến thảo luận đề cập đến những khó khăn, thuận lợi trong việc xây dựng sân bay.

Cảng hàng không Thọ Xuân.

Hầu hết các ý kiến tập trung cao trong việc giữ gìn bí mật khi công trường làm việc với số lượng người tham gia trên 10.000 người. Mặt khác, giặc Mỹ ngày càng mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nên khi phát hiện mục tiêu dứt khoát chúng sẽ tập trung đánh phá ác liệt. Hơn nữa sân bay này do chính chúng ta xây dựng từ thiết kế, đến thi công các hạng mục. Theo ý kiến của các cán bộ tác chiến Bộ tổng tham mưu cũng như Tổng tham mưu phó kiêm Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân Phùng Thế Tài thì khối lượng đào đắp ước tính trên dưới 1 triệu m3 đất, đá và lao động cần khoảng 10.000 người, chưa kể khoảng 500 công nhân cơ giới, xi măng, sắt thép để đổ bê tông khoảng vài ngàn tấn.

Đáng chú ý là phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Thuyền: Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa luôn nhận thức rõ trách nhiệm là một tỉnh hậu phương lớn trong kháng chiến chống Pháp trước đây cũng như trong kháng chiến chống Mỹ hiện nay. Lực lượng 10.000 người nếu huy động công nhân rất khó, công nhân quốc phòng lại không giữ được bí mật nên phải xin trung ương cho huy động TNXP. Các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm, hàng hóa …Thanh Hóa sẽ cung cấp . Nhưng đề nghị lấy vào chỉ tiêu quốc phòng…

Ngay sau khi nhận chỉ thị của Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, Bộ Giao thông - Vận tải ra ngay quyết định thành lập công trường xây dựng Sân bay Sao Vàng lấy tên “Công trường 101”. Thế là, như người lính nhận lệnh ra trận, ông Trần Dân, Chỉ huy trưởng công trường cùng kỹ sư kinh tế Nguyễn Học, Trưởng phòng Kế hoạch cùng Trưởng phòng Tài vụ Nguyễn Hương lên chiếc xe Gaz 69 do Bộ Giao thông - Vận tải cấp, nhằm hướng Thanh Hóa trực chỉ!

Ở Thanh Hóa, từ Hà Nội trở về, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa ngay lập tức triển khai chủ trương và lập kế hoạch thực hiện. Vì thế, khi đoàn của ông Trần Dân vào đến Thanh Hóa thì ngày hôm sau đã làm việc với những lãnh đạo cao nhất của Thanh Hóa. Trong buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Thuyền thông báo: Tỉnh ủy Thanh Hóa đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho các Bí thư huyện ủy các huyện trung du và đồng bằng tuyển TNXP, mỗi huyện 2 đại đội, huyện đông dân tuyển 3 đại đội, đồng thời hình thành bộ khung lãnh đạo từ cấp ủy, đoàn thanh niên. Mỗi đại đội có 3 cán bộ chỉ huy phần lớn là bí thư, chủ tịch, xã đội trưởng hoặc trưởng công an, chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất. Mỗi huyện có một thường vụ huyện ủy phụ trách. Nội nhật trong thời gian 2 tuần phải giao đủ quân cho công trường.

Tất cả các ngành, tùy theo nhiệm vụ chức năng của mình đều được giao công việc hết sức cụ thể, tỉ mỉ. Từ chuyện lập riêng hòm thư cho công trường đến lập bệnh viện, lưới lửa phòng không, lương thực thực phẩm, làm trong sạch địa bàn, giữ gìn trật tự, trị an… Giao cho huyện Thọ Xuân, nơi công trường thi công, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đón tiếp 10.000 TNXP về ở tại các gia đình trên địa bàn, không làm lán trại tập trung để tránh lộ bí mật và thương vong lớn khi máy bay địch oanh tạc. Công trường xây dựng Sân bay Sao Vàng được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đặt mật danh "Công trường thủy lợi Thanh Hóa”…

Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, các huyện, thị tiến hành khám sức khỏe tuyển chọn lực lương thanh niên đi làm nhiệm vụ. Chỉ trong vòng 10 ngày, 10.000 thanh thiên đã được tuyển chọn xong, họ náo nức lên đường, trong suy nghĩ của họ, ai cũng tưởng sẽ đi B, tuyệt nhiên không hề biết lên công trường xây dựng Sân bay Sao Vàng! Chỉ tới khi hành quân về Thọ Xuân và đích thân Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đến gặp mặt nói chuyện, động viên TNXP làm sân bay, mọi người mới biết về công việc của mình. Trong buổi nói chuyện, ông Ngô Thuyền nhắc đi nhắc lại nhiều lần về tính cấp bách và quan trọng của công trường đồng thời nhấn mạnh tuyệt đối giữ bí mật. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Thuyền cũng đề cấp đến tương lai, sớm hay muộn địch cũng sẽ phát hiện ra và sẽ tập trung đánh phá. Vì thế, công trường cũng phải lường trước tình hình vừa sản xuất vừa chiến đấu, phải chuẩn bị ngay hệ thống hầm hào làm nơi trú ẩn mỗi khi máy bay địch oanh tạc…

Cũng thời gian này, Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông - Vận tải, các bộ, ban, ngành có liên quan đã tăng cường đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, một số sĩ quan quân đội đã trực tiếp tham gia xây dựng Sân bay Đa Phúc, Hòa Lạc về Sao Vàng. Các cán bộ thiết kế, khảo sát, đo vẽ… lần lượt đến Sao Vàng tiến hành công việc với phương châm “vừa thiết kế vừa thi công”. Các tiêu chí, chất lượng, tiêu chuẩn, hệ số an toàn, khí tượng, thủy văn… phải đảm bảo đúng theo yêu cầu. Sự phối hợp nhịp nhàng, chỉ đạo sâu sát, chuẩn bị tỉ mỉ từ Trung ương đến địa phưong đã hoàn tất.

Khoảng cuối tháng 5-1965, vùng Thọ Xuân trời quang mây tạnh, xa xa thi thoảng vẫn nhìn thấy máy bay địch bay tới bay lui như nhìn ngó các mục tiêu mà chúng cần phải đánh phá như phà Ghép, Hàm Rồng, Đò Lèn. Đặc biệt phía Nam Thanh Hóa, tiếng bom vẫn ùng oàng, nhưng khu vực Thọ Xuân tương đối yên tĩnh. Chính thời điểm này đại công trường thủ công cũng đồng loạt ra quân.

Khu vực xây dựng sân bay là vùng đất bán sơn địa của Nông trường Sao Vàng và một số xã lân cận, cây cối lúp xúp, gò đống cao thấp lô nhô xen lẫn rừng phi lao, bạch đàn. Hàng ngàn TNXP trong tay chỉ có cuốc, xẻng, gồng gánh, dành sọt, xe cút kít, đầm gỗ, hối hả làm việc ngày qua ngày, tháng qua tháng. Theo đó, đường băng, đường lăn, đường cho ô tô kéo máy bay đủ tiêu chuẩn theo đúng thiết kế hiện dần theo tháng ngày. Hình hài sân bay càng hiện rõ bao nhiêu thì mức độ ác liệt của các lần ném bom, bắn phá của máy bay địch càng dày thêm bấy nhiêu, đến độ trên phải điều cả một trung đoàn pháo cao xạ cùng lưới lửa phòng không địa phương bảo vệ công trường.

Lao động sản xuất dưới đạn bom của máy bay địch, không làm nản lòng các đội viên TNXP, máu của các anh chị đã đổ xuống. Kể từ khi đồng loạt ra quân cho đến lúc kết thúc giai đoạn 1 (tháng 3-1966) của công trường xây dựng Sân bay Sao Vàng, 57 đội viên anh dũng hy sinh, nhiều đội viên khác bị thương… Hoàn thành giai đoạn 1 đồng nghĩa với việc những chiếc MiG của không quân ta có thể xuất kích từ Sân bay Sao Vàng đương đầu với lũ máy bay địch. Trong quá trình xây dựng sân bay Sao Vàng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Vũ Quang, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cùng nhiều vị lãnh đạo của địa phương, Trung ương đã đến động viên, chia sẻ những khó khăn gian khổ, ác liệt mà công trường phải chịu đựng. Đáng chú ý, trong giai đoạn này là đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô sang thăm công trường. Cảm phục tinh thần quả cảm của cả vạn TNXP làm sân bay mà sau chuyến thăm, Liên Xô đã viện trợ ghi lát đường băng góp phần thúc đẩy tiến độ hoàn thành nhanh sân bay cũng như có vật tư thay thế mỗi khi máy bay địch oanh tạc sân bay…

Giai đoạn 1 xây dựng Sân bay Sao Vàng hoàn thành, Bộ Quốc phòng điều động 7.000 TNXP bổ sung cho bộ đội xăng dầu và bộ đội công binh. Sau đó UBND tỉnh Thanh Hóa điều động 300 TNXP của công trường đi xây dựng Nhà máy thốc lá Cẩm Lệ, nay là Công ty thuốc lá Thanh Hóa thuộc VINATABA.

“Công trường 101”, “ Công trường thủy lợi Thanh Hóa” xây dựng Sân bay Sao Vàng với trên 10.000 TNXP làm việc liên tục gần một năm trời ghi dấu ấn đậm nét của lực lượng TNXP Thanh Hóa nói riêng cả nước nói chung. Chiến công chói lọi đó trong thời kỳ đầu của cuộc chiến đấu chống trả máy bay địch mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, xứng đáng là một huyền thoại trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

Vì là công trình quân sự tuyệt mật nên tư liệu để lại quá ít ỏi. Tôi chỉ tìm được một bản Báo cáo sơ kết thi đua sản xuất và chiến đấu năm 1965, in nô rê ô, qua hơn nửa thế kỷ chữ đã quá mờ. Đọc hết 19 trang báo cáo chỉ thấy số liệu đất, đá, cát, sỏi, bê tông… Cuối cùng chỉ có câu kết: “…chúng ta hứa với các đại biểu, chúng ta kiên quyết đưa công trình nhanh chóng vào dùng để chào đón đàn chim bằng của tổ quốc vào đất Thanh Hóa của chúng ta.”

Đọc đến câu kết này, tôi mới ngộ ra chính bản báo cáo này là báo cáo công việc xây dựng Sân bay Sao Vàng!

LTS: Từ ngàn đời nay, việc "nhìn rõ bản chất thực" của Trung Quốc luôn là một ưu tiên hàng đầu để Việt Nam có đối sách phù hợp với người láng giềng cực kỳ khó lường này. Và ít ai có thể hiểu thấu Trung Quốc hơn những cán bộ ngoại giao kỳ cựu đã từng sống giữa lòng Trung Quốc. Báo điện tử Trí thức trẻ xin giới thiệu tới Quý độc giả loạt bài đặc biệt: TIM ĐEN TRUNG QUỐC: NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ CỦA CÁN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM.

Bài 1: Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Là một vị tướng quân đội nhưng ông đã có “cú tạt ngang” sang ngành ngoại giao cực kỳ ấn tượng khi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung Quốc trong những khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng giữa hai nước (giai đoạn 1974 – 1987). Đã có lần, khi gặp người tiền nhiệm của mình là ông Ngô Thuyền, ông đã nói rằng: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, tôi thì sang cãi nhau!”. Quả thật với những gì đã thể hiện tại Trung Quốc trong thời kỳ mối quan hệ giữa hai nước có những trục trặc thì lời nói đùa đó quả không ngoa. Chính phần thắng của những lần cãi nhau đó luôn thuộc về phía Đại sứ Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc giữ trọn Quốc thể của Việt Nam tại Trung Quốc. Ông chính là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc - nhân vật chính trong câu đối:

Làm cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “chủ quyền của Bạn”

Đi đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.

Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (SN 1916) vào một ngày rét nhẹ. Năm nay đã 99 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự minh mẫn. Khi biết về ý định của chúng tôi muốn khai thác những câu chuyện về cách ứng xử của Đại sứ Việt Nam trước cách ứng xử của phía Trung Quốc trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không còn được nồng ấm như dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1974 – 1987), ông cười và nói ông rất sẵn lòng.

“Số là, đầu năm 1974, tôi kết thúc nhiệm kỳ làm trưởng đoàn cố vấn giúp nước bạn Lào, tôi trở về nước. Trong khi thấy tôi chưa nhận nhiệm vụ nào mới, trong khi đồng chí Ngô Thuyền vốn là Đại sứ của Việt Nam bên Trung Quốc đau ốm xin về nên Trung ương Đảng quyết định cử tôi sang làm Đại sứ bên Trung Quốc”, ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một sự giải thích như thế.

Trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, việc cử một ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng sang làm Đại sứ ở một nước khác là một điều khá đặc biệt. Vị “lão” Đại sứ giải thích về sự đặc biệt đó: Hồi đó, Việt Nam coi trọng Liên Xô là anh cả và Trung Quốc là anh hai nên Trung ương Đảng cử một Ủy viên Trung ương Đảng sang Liên Xô và cử một ủy viên dự khuyết (cấp thấp hơn) sang “anh hai”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)

“Ông có biết tiếng Trung khi bắt đầu sang làm Đại sứ bên Trung Quốc không ,thưa Thiếu tướng?”. “Không, tôi không biết”. “Vậy, hẳn là ông sẽ có cảm thấy bối rối, lo lắng khi nhận nhiệm vụ như thế?”. “Không, tôi chẳng có gì phải bối rối cả. Sang bên đó, thời gian đầu có nhờ phiên dịch. Sau đó, tôi tự học và bây giờ cũng chỉ nói được chứ chưa thành thạo lắm”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sang làm Đại sứ bên Trung Quốc được một thời gian, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc có những dấu hiệu “lạnh đi”. Và những người ở Đại sứ quán Việt Nam cũng có thể cảm nhận được những thay đổi đó qua cách đối xử của nước bạn đối với mình.

Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nhớ lại: “Khi tôi cho trưng bày hình ảnh Pol – Pot đánh phá biên giới Tây Nam nước ta ở bảng thông tin của Sứ quán (đặt ngoài hàng rào) thì phía Trung Quốc đã mời tôi lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc để gặp Thứ trưởng Hàn Niệm Long. Tại đây, ông ta lên tiếng phản đối, đòi ta phải dỡ bỏ những hình ảnh và những lời tố cáo đó.

Khi đó, tôi đã đáp lại rằng: “Những việc mà tôi trưng bày ra, đó đều là sự thật. Chẳng lẽ Trung Quốc lại sợ sự thật? Hơn nữa, cái bảng thông tin mà chúng tôi treo ảnh trên hàng rào Sứ quán đó là nằm trong phạm vi chủ quyền của nước tôi, tôi không dỡ bỏ”. Ông ta nói: “Trung Quốc không cho phép nước nào nói xấu nước thứ 3 trong lãnh thổ nước Công hòa nhân dân Trung Hoa”.

Nghe thấy vậy, tôi liền đáp lại: “Đồng chí nói sai rồi, cách đây 3 hôm, tôi thấy đồng chí còn giúp cho Đại sứ của Pol – Pot họp báo nói xấu Việt Nam chúng tôi và cuộc họp báo đó có nhiều cán bộ Trung Quốc làm phiên dịch cho họ”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho hay: “Nói xong tôi ra về mà phía Trung Quốc không nói thêm được một lời nào”.

Một trong những vấn đề được Trung Quốc đưa ra để làm cái cớ khiêu khích ta là vấn đề về Hoa kiều. Họ luôn cho rằng chúng ta “bức hại Hoa Kiều” nhưng sự thực thì không có chuyện đó.

Ông Vĩnh nhớ lại: “Trong năm 1976, Trung Quốc mời tôi lên rồi tranh cãi về vấn đề Hoa kiều và người Hoa. Hai bên đều nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình, không bên nào chịu bên nào. Sau khi đấu khẩu như vậy, Trọng Hi Đông – thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (nguyên là tướng trong quân đội) nói: “Sống hòa bình với nhau thì tốt hơn, chiến tranh thì phức tạp đấy” với hàm ý đe dọa. Nhưng tôi cũng nói lại rằng: “Tôi cũng đã là tướng, tôi cũng biết thế nào là chiến tranh. Và chúng tôi đã thắng Pháp và thắng Mỹ”. Vậy là ông ta im lặng, không nói được gì nữa”.

Có lẽ, bởi ông xuất thân là một vị tướng nên những đối đáp của ông vừa có sự mềm mỏng của một nhà ngoại giao nhưng cũng rất quyết liệt của một vị tướng. Điều đó cũng được thể hiện trong cách ứng xử của ông khi ở vào một tình thế khác.

“Một lần khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại mời tôi lên gặp một Thứ trưởng Ngoại giao. Ông ta nhờ tôi gửi công hàm về cho Chính phủ ta, đồng thời thông báo: “Do Chính phủ Việt Nam bức hại Hoa kiều nên Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quyết định đưa hai tàu Trường Lực và Minh Hoa vào cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn để đón nạn kiều của chúng tôi”. Tôi nói: “Tôi sẽ chuyển công hàm về cho Chính phủ. Nhưng trước hết tôi nói ở Việt Nam không có nạn kiều. Và Chính phủ chúng tôi còn xem xét, tàu Trường Lực và Minh Hoa có được phép vào Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh hay không đã, vì hai cảng đó thuộc chủ quyền của Việt Nam, không ai được tự tiện vào”.

Khi tôi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra về, các phóng viên báo chí quốc tế xúm lại hỏi tôi, tôi nói lại sự việc vừa rồi và nói thêm: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”. Sau đó các phóng viên đã đưa tin ra thế giới và tỏ ý thú vị với cách ông Đại sứ nói “cảng Việt Nam không phải là cái ao nhà của Trung Quốc””, ông Vĩnh kể .

(còn nữa)

Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu treo ở Lai Châu
Cầu Vĩnh Tuy 3.600 tỉ đồng không chỉ nứt ở trụ T 22
Hơn 1 năm ngồi tù oan vì tin mật báo...bí ẩn

Video liên quan

Chủ đề