Tại sao tiêm vắc xin lại buồn ngủ

Tuy nhiên phản ứng sau khi tiêm vắc-xin, đặc biệt với loại vắc-xin còn quá mới (chỉ xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở một số quốc gia khác không phải Việt Nam) là điều khiến một số người còn băn khoăn.

Báo SK&ĐS xin giới thiệu bài viết của TS.BS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ TW để độc giả hiểu rõ hơn vấn đề này.

Với một số người, được tiêm mũi vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên là sự sung sướng và tự hào khi được quan tâm và ưu tiên, một số người khác thấy lo lắng bởi vắc-xin còn quá mới. Ngày đầu tiên ngay sau khi triển khai, một số người đã thông báo tình trạng đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ. Dấu hiệu này kéo đến ngày hôm sau ở khoảng một nửa số trường hợp với hiện tượng đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Quan trọng đây là các triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa của phần lớn các vắc-xin và đặc biệt là sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Phần lớn mọi người đều ổn sau khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Với nhiều trường hợp, hiện tượng này mất đi ngay vào sáng hôm sau, cảm giác như chưa có sự khó chịu sau tiêm chủng như vậy.

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho nhân viên y tế.

Bản chất vắc-xin và nguyên nhân các phản ứng

Khác với những kiến thức thông thường về vắc-xin hiện nay, đây là loại vắc-xin dùng công nghệ mới nhất “vắc-xin véc-tơ”. Nguyên lý của loại vắc-xin này là sử dụng một loại virus gây cảm lạnh (Adenovi rus) ở tinh tinh làm vật trung gian mang vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đến các tế bào của người. Sau khi tiêm chủng, virus Adeno sẽ tìm đến các tế bào đích và truyền vật liệu di truyền đó vào trong, tế bào có đoạn gene này sẽ tích cực sản xuất một loại protein gai của virus SARS-CoV-2 và từ đó cơ thể sẽ điều động các tế bào miễn dịch tới tiêu diệt, nhận diện và sinh ra kháng thể. Với công nghệ mới này, đáp ứng miễn dịch sẽ rất mạnh và khả năng tạo kháng thể tốt nhưng đi kèm với nó là phản ứng sau tiêm chủng cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Trên 50% số người tiêm than phiền về đau tại chỗ tiêm, gần 50% các trường hợp ghi nhận sốt, cảm giác ớn lạnh, đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng ít gặp hơn như chóng mặt, buồn nôn cũng là các dấu hiệu bình thường sau tiêm chủng. Một số triệu chứng ít gặp khác cần lưu ý như tiêu chảy/đau bụng gặp ở khoảng 10% và thường đến muộn ở ngày thứ 2 sau tiêm.

Những trường hợp chống chỉ định

Một số người đang do dự về vắc-xin; một số người do dự khi nhận bất kỳ loại vắc-xin nào. Những người khác đã đọc báo cáo trên các phương tiện truyền thông về các phản ứng dị ứng, rất ít và hiếm gặp. Đúng là nếu ai có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin thì không nên tiêm. Những người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn cần phải tiêm tại bệnh viện với sự theo dõi y tế nghiêm ngặt. Nếu không có những vấn đề đó, những người lớn đủ điều kiện có thể cảm thấy an toàn khi xắn tay áo lên, và nhớ là, nếu đã được tiêm, hãy báo cáo những phản ứng bất lợi cho đơn vị tiêm chủng. Vắc-xin không tuyệt đối an toàn cho tất cả mọi người nhưng sẽ bảo vệ người được tiêm và cả cộng đồng trước đại dịch.

Đừng ngần ngại!

Dữ liệu tiêm chủng đến thời điểm hiện tại cũng như trải nghiệm thực tế của những cán bộ y tế đã sử dụng vắc-xin này là tích cực. Việc vẫn còn những trường hợp phản ứng cũng một phần liên quan đến việc cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng tới bác sĩ khám sàng lọc và Bộ Y tế đang có những điều chỉnh cần thiết để việc khám sàng lọc được tốt hơn. Và thêm nữa, hãy nhớ rằng, những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm virus, nó chỉ ít khả năng hơn và họ không bị bệnh nặng. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu những người đã được tiêm phòng có thể bị nhiễm trùng không có triệu chứng và từ đó tiếp tục lây lan hay liệu vắc-xin có bảo vệ được khỏi các biến thể mới hơn của virus. Điều này cần được theo dõi nghiêm ngặt trong thời gian tiếp theo.

Trên thế giới, hàng ngày vẫn có thể gặp các trường hợp nhiễm COVID-19 ở những người chưa được tiêm vắc-xin và những người từ chối tiêm. Nhưng phần lớn, một khi hầu hết mọi người được chủng ngừa, nhịp sống sôi động, nhộn nhịp và sự giao lưu kinh tế quốc tế cũng như du lịch sẽ bình thường trở lại. Và vì điều đó, chúng ta đừng nên lo ngại khi được tiêm vắc-xin phòng COVID-19. 

TS.BS. Phạm Quang Thái

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/tiem-vac-xin-phong-covid-19-chia-se-cua-nguoi-trong-cuoc-n188201.html

Sau tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, đặc biệt từ ngày thứ 4, nếu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu. Thời gian theo dõi sau tiêm vắc-xin sẽ là 30 ngày.

Vào ngày 13/4/2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) đề nghị tạm dừng việc sử dụng vắc-xin AD26.COV2 S Johnson & Johnson (JJ) để cho phép điều tra một số trường hợp mắc bệnh nặng huyết khối với giảm tiểu cầu xảy ra sau khi tiêm chủng. Thông báo này được đưa ra sau các báo cáo ban đầu về các sự kiện tương tự ở những người nhận vắc-xin CHaDOx1 nCov-19 AstraZeneca (AZ) bên ngoài Hoa Kỳ. Các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của TTS gần đây đã được báo cáo. Hiện nay được CDC Hoa Kỳ và FDA gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS: Thrombotic with thrombocytopenia syndrome). 

Biến chứng huyết khối sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp

Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vắc-xin Pfizer-BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vắc-xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vắc-xin AstraZeneca tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.

Biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.

Những dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối cần phải được theo dõi 

Sau khi tiêm vắc-xin từ 24-48 giờ, nếu người được tiêm có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ mức độ từ nhẹ đến trung bình thường không gợi ý đến biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu. Đây là những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng.

Sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bạn cần theo dõi tại nơi tiêm 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 30 ngày sau đó. Các dấu hiệu sớm liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 bao gồm:

1. Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 30 sau tiêm vắc-xin. Khoảng thời gian cao điểm cho các triệu chứng ban đầu là ngày 6 đến ngày 14. 

2. Các triệu chứng biểu hiện ban đầu thường ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn.

3. Các triệu chứng thường gặp:

- Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.

- Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng: Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; Màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; Khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; Không đau và xuất hiện tự nhiên. Chảy máu răng, miện tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.

Tại cơ sở y tế khi tiếp nhận người tiêm ngừa vắc-xin nghi ngờ có biến chứng, công việc ban đầu cần thăm khám đánh giá đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lưu ý lấy máu trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp điều trị nào như IVIG, có khả năng gây nhiễu với các xét nghiệm chẩn đoán.

Tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 cho người dân tại Quận 4 (Nguồn: Trung tâm Y tế Quận 4)

PGS.TS. Huỳnh Nghĩa - Phó Trưởng khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM

Tại sao bị tác dụng phụ nhẹ sau tiêm vắc xin lại là điều bình thường

Thuốc chủng ngừa được thiết kế để cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch, nhờ đó không có nguy cơ mắc bệnh. Một người sau khi tiêm vắc xin sẽ thường bị một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình. Điều này là do hệ thống miễn dịch đang hướng dẫn cơ thể phản ứng lại theo những cách nhất định: làm tăng lưu lượng máu để các tế bào miễn dịch có thể lưu thông nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt vi-rút.

Các tác dụng phụ thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, như sốt nhẹ hoặc đau nhức cơ, là bình thường và không phải là dấu hiệu đáng báo động. Các tác dụng phụ này là những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc-xin, cụ thể là kháng nguyên (một chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch), và đang chuẩn bị để chống lại vi-rút. Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày.

Do đó, các tác dụng phụ phổ biến và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt: cho thấy vắc xin đang hoạt động. Tuy nhiên, không gặp tác dụng phụ thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Nói cách khác, mi người sẽ có phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin.

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Giống như bất kỳ loại vắc xin nào, vắc xin COVID-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, hầu hết đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Theo kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài có thể xảy ra. Việc tiêm vắc xin phải được giám sát liên tục để phát hiện các tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ được báo cáo của vắc xin COVID-19 hầu hết đều ở mức độ nhẹ đến trung bình và không còn kéo dài sau vài ngày. Các tác dụng phụ điển hình bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh và tiêu chảy. Khả năng xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm là khác nhau tùy theo loại vắc xin cụ thể.

Các tác dụng phụ ít gặp hơn sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Sau khi tiêm vắc-xin, người được tiêm được yêu cầu ở lại 15–30 phút tại điểm tiêm chủng để nhân viên y tế có mặt ngay lập tức trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Người được tiêm vắc xin phải thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ y tế địa phương nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn hoặc các sự cố sức khỏe khác - chẳng hạn như tác dụng phụ kéo dài hơn 3 ngày. Các phản ứng phụ ít gặp hơn được báo cáo đối với một số vắc xin COVID-19 bao gồm các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ; tuy nhiên, phản ứng này cực kỳ hiếm.

Bộ Y tế các nước và Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đang theo dõi chặt chẽ mọi tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng vắc xin COVID-19.

Tác dụng phụ kéo dài sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Các tác dụng phụ thường xảy ra trong vài ngày đầu tiên sau khi chủng ngừa. Kể từ khi chương trình tiêm chủng COVID-19 đại trà đầu tiên bắt đầu vào đầu tháng 12/2020, hàng trăm triệu liều vắc xin đã được tiêm.

Đã có những lo ngại về vắc xin COVID-19 sẽ làm cho con người bị nhiễm bệnh với vi rút gây bệnh COVID-19. Nhưng không có vắc xin nào được phê duyệt có chứa vi rút sống gây ra bệnh COVID-19, có nghĩa là vắc xin COVID-19 không thể làm cho con người bị nhiễm COVID-19.

Sau khi tiêm vắc xin, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại vi rút SARS-CoV-2. Vì vậy, một người có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc xin và mắc bệnh COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra do vắc-xin vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ cơ thể.

(Tài liệu tham khảo: “Side Effects of COVID-19 Vaccines” - www.who.int, 31/03/2021)

SỞ Y TẾ TP.HCM

nguồn://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/phong-chong-dich-benh/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-cmobile2-42589.aspx

Video liên quan

Chủ đề