Tại sao thuốc tây lại đắng

Cách chữa đắng miệng khi uống thuốc

Tủ Thuốc Gia Đình - 09/23/2022

Đắng miệng là những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở khá nhiều người. Khi bị đắng miệng, bạn thường cảm thấy khó chịu và vị giác kém hơn. Vậy nguyên nhân gây đăng miệng là gì và làm thế nào để hết đắng miệng, nhất là chữa đắng miệng sau khi uống thuốc? Muốn thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản, hiệu quả sau đây.

Tại sao thuốc tây lại đắng

Đắng miệnglà những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở khá nhiều người. Khi bị đắng miệng, bạn thường cảm thấy khó chịu và vị giác kém hơn. Vậy nguyên nhân gây đăng miệng là gìlàm thế nào để hết đắng miệng, nhất là chữa đắng miệng sau khi uống thuốc? Muốn thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản, hiệu quả sau đây.

Tại sao thuốc tây lại đắng

Tác nhân gây ra hiện tượng đắng miệng

Khá nhiều người thường nhầm tưởng đắng miệng là bệnh, tuy nhiên thực chất đây chỉ là những triệu chứng chứ không phải bệnh lý gây hại cho sức khỏe. Đắng miệng là cảm giác có vị hơi đắng trong miệng vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc khi ăn không cảm nhận được vị ngon của thức ăn mà luôn cảm thấy chúng hơi đắng trong miệng.

Nếu tình trạng đắng miệng này kéo dài có thể làm việc ăn uống bị ảnh hưởng, dẫn đến sức khỏe giảm sút. Trên thực tế, đắng miệng do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thay đổi thành phần trong nước bọt: tuyến nước bọt bị viêm, nhiễm, giảm tiết nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng. Khi nước bọt tiết ít sẽ khiến miệng có cảm giác đắng, tình trạng này hay đi kèm các bệnh lý như viêm nướu, cảm cúm,...

- Thuốc: sử dụng một số loại thuốc theo toa để điều trị các nguyên nhân bệnh tim và tâm thần như lithium, thuốc kháng sinh như tetracycline và thuốc điều trị gout như allopurinol. Các loại thuốc này được bài tiết một phần qua nước bọt sau khi hấp thụ, nhưng đa số đều để lại vị đắng trong miệng khá lâu, khiến người bệnh sau khi uống thuốc đều mất cảm giác ăn uống.

Tại sao thuốc tây lại đắng

- Bổ sung lượng lớn, quá liều các khoáng chất như kẽm, đồng, crôm hoặc canxi và sắt.

- Trào ngược dịch và dịch mật: dịch vị và dịch mật thường khiến hơi thở bị hôi, miệng đắng ngắt và kèm theo đó là tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng,...

- Vệ sinh răng miệng kém và không thăm khám nha khoa, cạo vôi răng thường xuyên sẽ khiến cao răng tích tụ nhiều, lâu ngày làm miệng có vị đắng, dễ phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng như nhiễm trùng,

- Hút thuốc lá ảnh hưởng đến vị giác, dẫn đến vị đắng trong miệng. Hoặc hít vào một số hóa chất môi trường như bụi cao su, xăng hoặc benzen.

Cách chữa đắng miệng sau khi uống thuốc

Quan trọng nhất là tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị thì nhanh chóng khắc phục triệu chứng miệng đắng. Một số cách sau giúp xử lý khi đắng miệng sau khi uống thuốc:

- Sau khi uống thuốc, nhất là uống thuốc dạ dày hay thuốc kháng sinh, bạn cần uống đủ nước để cân bằng với thuốc đi vào trong cơ thể và làm giảm đi tình trạng đắng miệng. Nên tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì gây lợi tiểu, mất nước nhiều hơn, rối loạn hoạt động dạ dày, ruột.

- Ăn các loại trái cây họ cam quýt, giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.

- Nhai kẹo bạc hà hơi hương cam quýt hoặc ít nhất một muỗng cà phê đinh hương hoặc quế sau bữa ăn hoặc buổi sáng, để đẩy lùi cảm giác đắng miệng, giúp bạn có bữa ăn ngon miệng hơn.

Tại sao thuốc tây lại đắng

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đắng miệng mà nguyên nhân không phải do thuốc thì bạn vẫn có thể áp dụng những biện pháp trên hay một số biện pháp sau để giảm tình trạng đắng miệng:

- Vệ sinh khoang miệng: chải răng, lợi và lưỡi đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữa kẽ răng.

- Kiểm tra tình trạng dạ dày: phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày thực quản.

- Ăn bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên và hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên và nhiều gia vị vì kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.

- Sử dụng các loại thuốc, kể cả vitamin và khoáng chất theo chỉ định và liều lượng, tránh tự ý dùng thuốc quá liều và kéo dài.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã có thể trả lời cho bạn đọc câu hỏi nguyên nhân bị đắng miệngcách chữa đắng miệng sau khi uống thuốc?. Khi có các triệu chứng đắng miệng, bạn hãy áp dụng một số biện pháp trên để cải thiện tình trạng của bản thân tốt hơn và ăn uống ngon miệng hơn.

Xem thêm:

  • Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?
  • 9 gợi ý để chấm dứt cơn ợ nóng khó chịu

12 câu hỏi đặt ra với dược sĩ1. Thuốc này gọi là gì?2. Công dụng của thuốc là gì?3. Tôi sẽ dùng thuốc này như thế nào?4. Thuốc này dùng lúc no hay lúc đói?5. Nếu thuốc dùng đường miệng thì có thể bẻ hay nghiền để uống không?6. Tôi phải làm gì khi quên uống một liều thuốc?7. Khi nào thuốc sẽ có tác dụng? Và nếu tôi cảm thấy thuốc này không hề có tác dụng thì tôi phải làm gì?8. Tôi phải dùng thuốc này trong bao lâu?9. Trong lúc dùng thuốc này, tôi phải kiêng cữ thực phẩm, thức uống gì hoặc không được dùng chung với những loại thuốc nào?10. Tác dụng phụ của thuốc này là gì? Tôi phải làm gì khi tác dụng phụ xảy ra?11. Thuốc này có an toàn cho thai phụ và phụ nữ cho con bú không?12. Tôi phải bảo quản dược phẩm này như thế nào?

Nên uống thuốc bằng nước trắngKhi uống thuốc, nhiều người có thói quen nuốt khan viên thuốc hoặc dùng bất cứ chất lỏng gì sẵn có, như nước chè, nước vối, đồ uống có gas để sẵn trong tủ lạnh. Đối với trẻ sợ uống thuốc, nhiều người dỗ dành cho uống với sữa, nước hoa quả hoặc nước đường, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị .Dùng nước lọc là cách thích hợp để uống phần lớn các loại thuốc viên, khi uống thuốc với nhiều nước, chúng ta đã tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng có thể tích lớn trong dạ dày, tạo nên áp suất lớn, làm dạ dày nhanh rỗng hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được nhanh chóng trôi xuống ruột – vị trí hấp thu tối ưu với đa số các loại thuốc uống.Khi uống thuốc với một lượng lớn nước lọc, dung dịch tạo nên thường là nhược trương, lúc đó xu hướng chuyển nước từ trong lòng ống tiêu hóa và mạch máu tăng lên nên sự hấp thu thuốc vào máu cũng tốt hơn. Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của ống tiêu hóa nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời. đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thụ nhanh và triệt để hơn.

Vị giác của con người có thể bị ảnh hưởng bởi hàng trăm loại thuốc khác nhau, bao gồm cả các thuốc kê đơn, thuốc bán không cần đơn, thảo dược, các loại vitamin và khoáng chất. Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến vị giác do làm giảm chức năng hoạt động của thần kinh vị giác hoặc làm biến đổi cảm nhận về vị hoặc gây ra vị giác ảo. Các nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt đáng kể giữa các cá thể về mức độ nhạy cảm với các rối loạn vị giác gây ra do thuốc.

Tại sao thuốc tây lại đắng

Mặc dù tần suất và độ lưu hành chính xác còn chưa được xác định nhưng loại tai biến này có xu hướng xảy ra phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Thuốc chống ung thư, kháng sinh, chống nấm, thuốc tim mạch, an thần là những nhóm thuốc chủ yếu gây ra các rối loạn vị giác ở người sử dụng.

Các thuốc kháng sinh, chống nấm và diệt virut

Nhiều loại kháng sinh khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng vị giác bằng các cơ chế khác nhau. Ví dụ như khi dùng liên tục và kéo dài, một số kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở niêm mạc miệng, dạ dày và ruột, dẫn đến các rối loạn vị giác và nhiễm trùng ở vùng răng miệng. Một số kháng sinh có thể gây ra vị đắng, chua hoặc vị kim loại ở trong miệng, một số khác có thể gây rối loạn cảm nhận với một số loại muối. Cách uống kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ gây rối loạn vị giác của thuốc. Do các kháng sinh tan nhanh hơn trong môi trường axít và vị đắng của chúng thường không được trung hòa bởi các chất gây ngọt nên kháng sinh thường sẽ gây vị đắng trong miệng nhiều hơn nếu được uống cùng với các thức ăn hoặc đồ uống có môi trường axít so với khi được uống cùng nước. Trong số các thuốc chống nấm, terbinafin là thuốc có liên quan rõ rệt nhất với các rối loạn vị giác. Thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến vị giác thông qua con đường cholesterol pathway hoặc ức chế thụ thể của các enzym cytochrom P450. Các rối loạn vị giác xảy ra ở khoảng 2-3 % số người sử dụng terbinafin. Khoảng thời gian từ lần đầu uống thuốc cho đến khi xuất hiện các rối loạn vị giác thường là khoảng 5-6 tuần và vị giác thường sẽ hồi phục vài tháng sau khi ngưng dùng thuốc. Rối loạn vị giác liên quan đến terbinafin thường gặp hơn ở những người trên 55 tuổi hoặc có thể trạng gầy. Một số thuốc diệt virut cũng có thể gây các biến loạn vị giác, thường là vị đắng kéo dài trong miệng. Vị đắng của amantadin và oseltamivir dưới dạng hỗn dịch (thường dùng trong điều trị các loại cúm) sẽ tăng lên nếu thuốc được sử dụng trong môi trường axít.

Các hóa chất chống ung thư

Các thuốc này có thể phá hủy các thụ thể thần kinh cảm giác, từ đó làm giảm khả năng cảm nhận vị giác. Tác nhân thường gặp nhất là carboplatin, cyclophosphamid, doxorubicin, fluorouracil, levamisol và methotrexate vì các thuốc này có thể làm tổn thương các thụ thể thần kinh khứu giác và vị giác. Các tổn thương này có thể là vĩnh viễn nếu quần thể tế bào gốc cũng bị phá hủy, làm ngăn cản khả năng tái tạo các thụ thể thần kinh. Các hóa chất chống ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng vị giác bằng cách làm thoái hóa niêm mạc mũi và niêm mạc miệng, lưỡi. Một số thuốc có thể gây ra vị đắng tức thì sau khi truyền thuốc và trong một số trường hợp có thể làm thay đổi cảm nhận về vị giác trong một vài tháng do thuốc ngấm trực tiếp vào tuyến nước bọt. Mất chức năng của lưỡi cũng được ghi nhận sau dùng pegylated liposomal doxorubicin. Ngoài ra, hóa chất chống ung thư cũng có thể gây suy giảm miễn dịch thứ phát, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác ở miệng, góp phần gây ra các rối loạn về vị giác.

Các thuốc tim mạch

Gần như tất cả các nhóm thuốc tim mạch đều có liên quan với các rối loạn về vị giác, bao gồm các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, thuốc kích thích giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chống rối loạn nhịp tim, thuốc lợi tiểu và giãn mạch vành. Trong các nhóm thuốc kể trên, nhóm ức chế men chuyển có liên quan rõ rệt nhất với các rối loạn vị giác, với khoảng 60-70% số người sử dụng có những rối loạn về vị giác ở những mức độ khác nhau. T rong thực tế, khoảng hơn 1/3 tổng số các thuốc điều chỉnh huyết áp đang được sử dụng hiện nay có những ảnh hưởng không mong muốn đối với vị giác.


Corticosteroid

Corticosteroid có thể gây rối loạn vị giác thông qua cơ chế ức chế miễn dịch tương tự như các hóa chất chống ung thư. Các dẫn chất khác nhau có khả năng gây rối loạn vị giác khác nhau cho dù các hoạt tính khác có thể tương đương nhau. Theo một nghiên cứu so sánh 3 loại corticosteroid là dexamethason, prednison và prednisolon cho thấy, prednison có nguy cơ lớn nhất và dexamethason có nguy cơ thấp nhất về khả năng gây rối loạn vị giác. Với các loại corticosteroid xịt mũi dùng trong điều trị các bệnh viêm mũi xoang dị ứng, các nghiên cứu cũng cho thấy, triamcinolon gây rối loạn vị giác nhẹ hơn và ít dư vị hơn so với mometason và fluticasone propionate. Các loại corticosteroid đường tiêm truyền nếu dùng liều cao và kéo dài còn có thể gây rối loạn vị giác thông qua các cơ chế độc lập với cơ chế ức chế miễn dịch ở trên.


Các thuốc kháng giáp trạng

Các dẫn xuất kháng giáp trạng nhóm thioamid như thiamazol và carbimazol có thể gây mất cảm nhận vị giác có hồi phục sau khi ngừng dùng thuốc.

Xử trí rối loạn vị giác do thuốc trong thực tế gặp khá nhiều khó khăn, thường đòi hỏi phải giảm liều thuốc, ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng thuốc khác. Với một số loại thuốc, rối loạn vị giác do thuốc có thể được giảm thiểu bằng cách đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt. Cũng cần lưu ý là trong một số trường hợp, rối loạn vị giác do thuốc có thể hồi phục rất chậm và diễn biến kéo dài sau khi ngừng thuốc.