Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe
Đồ ăn nhanh ngon - tiện nhưng độc hại vô cùng

Thức ăn nhanh/fast food là gì?

Thức ăn nhanh là thuật ngữ chỉ loại thức ăn có các thành phần được làm nóng trước hoặc nấu chín sẵn, được bán tại nhà hàng hoặc cửa hàng có thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian tối đa. Thức ăn nhanh được xem là một trong những xu hướng ẩm thực được giới trẻ ưa chuộng, thậm chí, đối với nhiều người đồ ăn nhanh còn trở thành món ăn thay thế cho những bữa cơm truyền thống.

Nhiều lợi ích là vậy nhưng thức ăn nhanh và tác hại mà chúng mang lại vẫn là điều không thể nào chối cãi được.

Thức ăn nhanh - kẻ hiểm ác giấu mặt

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thức ăn nhanh - đặc biệt là đồ chiên, rán có thể gây béo phì, đái tháo đường bởi chứa rất nhiều mỡ, đường và lượng calorie cực lớn. Một công trình nghiên cứu của Anh năm 2011 trên hơn 14.000 trẻ em cho thấy, chế độ ăn với toàn thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến trí não của trẻ: Trẻ ăn nhiều khoai tây chiên, bánh quy và pizza trước 3 tuổi thì 5 năm sau sẽ có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ không ăn. Nguyên nhân là đồ ăn nhanh thừa chất béo, đường nhưng lại quá ít vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể nên không thể bổ trợ tốt cho trí não của trẻ.

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe
Béo phì thôi chưa đủ, thức ăn nhanh còn gây ra nhiều nguy hại không lường cho cơ thể

Phthalate là hoá chất dùng trong sản xuất nhựa, sơn nhằm làm thay đổi tính chất cơ bản của vật liệu.

Hơn thế nữa, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thức ăn nhanh (đặc biệt là pizza và humburger take away/mang đi) có thể khiến con người phơi nhiễm với phthalate.

Theo đó, các nhà nghiên cứu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã xét nghiệm nước tiểu của hơn 8.877 trẻ em và người lớn (1/3 trong số này đã tiêu thụ thức ăn nhanh trong 24 giờ qua), phát hiện ra rằng: Những người tiêu thụ lượng lớn thức ăn nhanh có chỉ số phthalate trong nước tiểu cao hơn 23,8 - 39% so với người ít hoặc không ăn thức ăn nhanh.

GS. Ami R. Zota - tác giả chính của nghiên cứu trên cho hay, bà đã phát hiện số lượng thức ăn nhanh được tiêu hóa trong 24 tiếng trước đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số của 2 loại phthalate trong cơ thể, bao gồm DEHP và DINP. Được biết, Mỹ đã ra lệnh cấm vĩnh viễn việc sử dụng DEHP và tạm thời đối với DiNP trong đồ chơi trẻ em, bình nước và vú cao su vì chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của hệ thống sinh sản ở nam giới, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, rối loạn hành vi và các căn bệnh mạn tính ở trẻ nhỏ.

Có vô số cách mà mọi người có thể tiếp xúc với phthalate. Chúng được tìm thấy trong: Xà phòng, nước hoa, sơn móng tay, thuốc uống, con người có thể ăn, hít vào và hấp thụ chúng qua da. Trong đó, thực phẩm chế biến sẵn có thể đã bị hai loại hóa chất thâm nhập vào trong quá trình chế biến, dự trữ trong bao bì, túi nilon...

GS. Ami R. Zota khuyến cáo: "Để giảm khả năng phơi nhiễm với hóa chất phthalate, hãy hạn chế tối đa việc ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn". Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ, mỗi người nên dành ra chút ít thời gian để tự làm đồ ăn ở nhà

So sánh đồ ăn nhanh và đồ ăn tự nấu ở nhà:

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe
Khoai tây chiên tự làm thường có lượng muối cao hơn loại bán sẵn ngoài hàng, nhưng hàm lượng calorie, chất béo và carbohydrate lại thấp hơn

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe
Humburger tự làm ở nhà dù không đẹp bằng loại mua ngoài cửa hàng thức ăn nhanh nhưng lại giàu protein bổ dưỡng hơn

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe
Mặc dù pizza mua ngoài tiệm dồi dào protein nhưng lại có hàm thường có lượng muối và calorie cao hơn, điều này không tốt cho người tăng huyết áp và béo phì

Ngoài phthalate, nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện ra một hóa chất độc hại khác chứa trong bao bì thực phẩm là bisphenol A dùng trong sản xuất nhựa PC. Tuy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ ăn nhanh và sự phơi nhiễm hóa chất này chưa được khẳng định nhưng theo báo cáo mới đây, người thường xuyên ăn loại thức ăn này có chỉ số BPA trong cơ thể cao hơn những người còn lại.

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Khách hàng của các cửa hàng fastfood này chủ yếu là các bạn thanh thiếu niên, khi đã ăn quen họ luôn có cảm giác thèm các loại thức ăn này, vì fastfood là những thức ăn không mất thời gian chế biến, tiện dụng, có thể vừa ăn vừa tán chuyện, hương vị khá ngon, màu sắc hấp dẫn, cộng thêm nhiều chương trình quảng cáo trẻ trung hết sức bắt mắt và những hình thức khuyến mại dễ hợp lòng người, đã níu chân nhiều bạn trẻ mỗi khi đi qua các cửa hàng này.

Ăn đồ ăn nhanh đang là một xu hướng của giới trẻ tại các thành phố lớn, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là phong cách ăn sành điệu, biểu hiện của lối sống hiện đại. Thế nhưng đồ ăn nhanh không chỉ mất cân đối về dinh dưỡng mà còn có thể có một số chất độc hại sinh ra trong quá trình chế biến ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Fastfood chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao, muốn đốt bớt năng lượng dư thừa thì cần tăng cường hoạt động thể lực và tập thể dục thường xuyên nhưng khi sử dụng đồ ăn nhanh nhiều thì khiến con người trì trệ hơn (không phải đi chợ mua thực phẩm, chế biến, nấu nướng...). Các nghiên cứu y tế cho thấy việc dùng fastfood và nước ngọt có ga, soda... thường xuyên sẽ không tốt cho chức năng gan.

- Không chỉ cung cấp nhiều chất béo và cholesterol, nhiều loại thức ăn nhanh còn có chỉ số đường huyết cao (chỉ số chuyển hoá carbonhydrat thành glucose đưa vào máu), ví dụ như các loại bánh được làm từ bột mì trắng, khoai tây rán, các loại nước ngọt có ga (là những thành phần có trong khẩu phần của fastfood). Khi dùng các loại thức ăn nhanh trong thành phần có các loại thực phẩm trên sẽ làm lượng đường tăng trong máu nhanh và sẽ khiến tuyến tuỵ phải tiết nhiều Insulin để giúp chuyển hoá glucose thành năng lượng. Do tuyến tuỵ luôn phải hoạt động quá nhiều sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến đái tháo đường typ 2. Bệnh này trước đây chỉ gặp ở người lớn nay đã gặp ở trẻ em mà những trẻ em mập có nguy cơ mắc cao hơn.

- Những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn, gà rán... là những thành phần sử dụng trong fastfood đều có chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng nhiều fastfood sẽ đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận làm tăng huyết áp động mạch.

- Một số món ăn nhanh hiện khá phổ biến là "mì, bún, phở ăn liền", thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn liền này chủ yếu là chất bột còn chất đạm, chất béo, vitamin đều rất thấp. Những người thường xuyên ăn "mì ăn liền" trong thời gian dài có tới 60% bị mắc các chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, trong đó thiếu máu do thiếu sắt là 54%, thiếu vitamin B2 là 23%, thiếu kẽm là 16% và thiếu vitamin A là 29%.

- Trong fastfood luôn chứa chất béo bão hoà Triglycerid (loại chất béo xấu), làm gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.

- Các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng) với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong fastfood thường số lượng các loại thực phẩm ít và phải qua chế biến công nghiệp nên thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất. Do đó fastfood thường thiếu và mất cân đối về dinh dưỡng, chưa kể đến việc sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.

Thực ra các loại fastfood (thức ăn nhanh) rất phù hợp với cuộc sống khẩn trương. Nhưng cái đích của chúng ta là ăn sao cho ngon, cho tiện nhưng phải đảm bảo sức khoẻ, vẻ đẹp và phòng tránh được bệnh tật. Do vậy chỉ nên ăn fastfood khi thực sự bận rộn, thiếu thời gian, không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều ngày. Các bữa ăn truyền thống với đa dạng thực phẩm tươi, sạch sẽ đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên quan đến ăn uống.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Ngon miệng, dễ ăn, không mất quá nhiều thời gian cho việc chế biến… là những ưu điểm nổi bật của thức ăn nhanh. Song cũng có rất nhiều bằng chứng chứng minh những tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người.

Theo nghiên cứu mới nhất tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người là rất lớn. Việc dùng thức ăn nhanh thường xuyên có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, vóc dáng, hệ hô hấp và hàng loạt các tác hại khác không thể lường trước được.

1. Thức ăn nhanh là gì?

Thức ăn nhanh là gì, các loại thức ăn nhanh được biết là dòng thực phẩm chế biến nhanh, phục vụ nhanh. Dĩ nhiên thưởng thức cũng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Trên thị trường hiện nay còn có loại thức ăn nhanh được chế biến sẵn, bạn chỉ cần hâm lại sau trước khi phục vụ tại chỗ, và rất dễ dàng đóng gói mang đi.

Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm việc khác. Tuy nhiên, đằng sau sự nhanh - gọn ấy là cả hàng ngàn tác hại xấu đến sức khỏe của con người.

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Thức ăn nhanh là loại thực phẩm chế biến nhanh, phục vụ nhanh, thưởng thức trong khoảng thời gian ngắn (Ảnh: internet)

2. Tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người

Theo nghiên cứu mới nhất thì tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người rất lớn. Không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng đến dạ dày, mà đến hệ xương, hệ hô hấp, tim, sinh sản… cũng không ngoại lệ.

2.1. Tăng lượng đường trong máu

Tất cả các loại đồ ăn, đồ uống nhanh được bày bán trên thị trường hiện nay đều có chứa rất nhiều carbohydrate, nhưng lại không hoặc rất ít chất xơ. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, lượng carbohydrate có trong thức ăn nhanh được giải phóng dưới dạng đường glucose, sau đó đi vào máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc lượng đường trong máu tăng lên.

Đặc biệt, khi nồng độ glucose tăng lên, tuyến tụy cũng sẽ phản ứng bằng cách giải phóng insulin. Insulin đóng vai trò vận chuyển đi khắp cơ thể con người, nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào. Lúc này cơ thể sẽ sử dụng hoặc lưu trữ đường, đồng thời lượng đường trong máu sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Đó cũng chính là một vòng tuần hoàn máu của cơ thể con người. Thế nhưng nếu thường xuyên nạp vào cơ thể một lượng lớn carbohydrate, làm cho lượng đường huyết tăng cao. Từ đó làm thay đổi phản ứng thông thường của insulin, tăng nguy cơ kháng insulin. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và tăng cân.

2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong khi đó theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì mỗi ngày chỉ cần cung cấp 100 đến 150 calo từ đường. Thực tế, có một số loại thức ăn nhanh thành phần có quá nhiều đường, điều này khiến món ăn chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng. Ví dụ như 1 lon soda đã chứa đến 8 muỗng cà phê đường, tương ứng với 140 calo nhưng lại không có bất kỳ một chất dinh dưỡng nào trong đó.

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì là một trong rất nhiều tác hại của thức ăn nhanh (Ảnh: internet)

Thậm chí, có một số thức ăn nhanh như: pizza, khoai tây chiên, gà rán… còn có chất béo chuyển hóa, được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Loại chất béo này không tốt cho sức khỏe của con người, nên việc hấp thụ quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu, nhưng lại làm giảm cholesterol tốt. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như bệnh đái tháo đường.

2.3. Tác động xấu đến hệ tiêu hóa

Đường, chất béo kết hợp với natri sẽ kích thích vị giác, khiến chúng ta cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Thế nhưng khi ăn quá nhiều thực phẩm có chứa natri sẽ khiến cho cơ thể tích trữ quá nhiều nước. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị sưng húp, đầy hơi, sưng sau khi sử dụng thức ăn nhanh.

Ngoài ra, khi khẩu phần ăn của bạn có quá nhiều natri làm tăng huyết áp, gây căng thẳng cho tim mạch.

2.4. Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp

Lượng calo dư thừa trong thức ăn nhanh là nguyên nhân khiến bạn tăng cân, dẫn đến béo phì. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như: hen suyễn, khó thở.

Chưa dừng lại ở đó, thừa cân còn có thể gây áp lực lên tim, phổi khiến bạn cảm thấy khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Chẳng hạn như khó thở khi đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục…

2.5. Tác hại của thức ăn nhanh đến hệ thần kinh trung ương

Mặc dù, thức ăn nhanh có thể giúp bạn lấp đầy dạ dày một cách nhanh chóng, nhưng hậu quả của nó lại rất lớn. Những người có thói quen ăn thức ăn nhanh thường xuyên có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 51% so với những người không ăn hoặc ít sử dụng.

2.6. Ảnh hưởng đến hệ sinh sản

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Phụ nữ có thai sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên và liên tục sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bấm sinh cho thai nhi (Ảnh: internet)

Một trong những tác hại của thức ăn nhanh đến cơ thể con người nữa chính là: hệ sinh sản. Trong thực phẩm chế biến có rất nhiều phthalates, một loại hóa chất có thể làm gián đoạn hoạt động hormone trong cơ thể. Khi tiếp xúc nhiều với hóa chất này sẽ dẫn đến các vấn đề về sinh sản, ở phụ nữ có thai thì rất có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

2.7. Ảnh hưởng của thức ăn nhanh lên làn da

Sức khỏe của làn da phụ thuộc rất lớn vào thực phẩm hàng ngày. Vì thế, nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn có chứa quá nhiều carb làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho làn da của bạn hay bị mụn trứng cá, ở trẻ em hay bị chàm.

2.8. Tác hại của thức ăn nhanh đối với xương và răng

Khi tiêu thụ đường và card có trong thức ăn nhanh sẽ làm tăng axit trong miệng. Sự xuất hiện của axit sẽ làm cho men răng bị phá vỡ, từ đó tạo điều khiển cho vi khuẩn từ thức ăn bám vào răng, làm răng bị sâu.

Chưa dừng lại ở đó, khi cơ thể dự trữ quá nhiều carbs và đường sẽ làm cho cơ thể tăng cân, béo phì. Đồng thời, làm xuất hiện các biến chứng liên quan đến mật độ xương và khối lượng cơ thể. Thực tế, những người béo phì thường dễ ngã và gãy xương cao hơn so với người gầy.

3. Một số loại thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe

Không phải loại thức ăn nhanh nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Điển hình như những loại thức ăn nhanh dưới đây.

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Salat rau trộn là một trong những thức ăn nhanh có lợi cho sức khỏe (Ảnh: internet)

- Salad rau trộn.

- Bánh hạt hoa quả.

- Cháo yến mạch.

- Bánh mì trái cây.

- Sữa chua.

- Bánh kẹp thịt.

- Hoa quả, hạt khô.

- Sữa hạt.

Mặc dù thức ăn nhanh được coi là thực phẩm không lành mạnh cho sức khỏe. Nhưng bạn vẫn có thể chọn, sử dụng loại thức ăn nhanh sao cho hợp lý. Phù hợp với khẩu phần ăn vừa đủ để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về thức ăn nhanh là gì? Tác hại của thức ăn nhanh đối với sức khỏe của con người. Đồng thời cũng đã biết được một số loại thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe của mình. Từ đó xây dựng được khẩu phần ăn khoa học, đúng cách., phù hợp với khẩu vị và đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.