Ngó môn là gì

Ngó môn là gì

Hiện nay, việc chăm sóc và thu hoạch ngó khoai đã giúp anh Thắng thu nhập trên dưới 6 trăm nghìn đồng/ngày.

Năm 2018, khi công việc trên thành phố gặp nhiều khó khăn, anh Phạm Văn Thắng và vợ quyết định về quê cùng với bố mẹ già chăm lo việc đồng áng. Nhận thấy, với 8 sào ruộng của gia đình nếu chỉ cấy lúa thì không thể nào trang trải cho cuộc sống nên anh đã đi nhiều nơi, tham khảo nhiều nguồn thông tin để tìm cho được loại cây trồng thay thế, có giá trị kinh tế cao hơn.

“Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng quay lại sử dụng và ưa chuộng các món ăn dân dã. Ngó khoai là một trong những loại như vậy, mát, bổ và lạ miệng. Tuy nhiên, trước giờ loại ngó mà chúng ta hay sử dụng là ngó khoai của cây khoai nước, khoai dại, thân nhỏ, khó chế biến và thường bị ngứa. Riêng khoai môn là một giống cây mới, ăn giòn, ngọt và khắc phục được tính ngứa, do vậy tôi đã quyết định lựa chọn loại cây này để phát triển thành một sản phẩm hàng hóa” – anh Thắng chia sẻ.

Ngó môn là gì

Ngó khoai ăn lạ miệng nên được bà con ưa chuộng, việc bán cũng dễ dàng.

Anh kể, ban đầu, bố mẹ phản đối, nhiều người bảo anh khùng, họ nói rằng: “Thứ rau dại đó bán ai mua, chỉ rước mệt vào người”. Bỏ ngoài tai những lời bàn tán, anh vẫn quyết tâm thực hiện ý định của mình. 

Anh lên tận Học viện Nông nghiệp Việt Nam để mua được giống khoai môn chuẩn nhất; ghi chép cẩn thận công thức làm đất, bón phân cũng như mật độ trồng. Sau hơn 2 tháng xuống giống, cây khoai môn cho thu hoạch lứa ngó đầu tiên. Sau đó cứ thế cây nảy ngó liên tục nên ngày nào cũng có thể hái tỉa. 

Vợ chồng anh mang ngó khoai bán ở chợ gần nhà, giao bán online và đổ buôn cho một số gian hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh. Ngó khoai ăn lạ miệng nên được bà con ưa chuộng, việc bán cũng dễ dàng. Thương lái biết anh bán ngó khoai nên tới tận ruộng đặt mua. Đơn hàng ổn định nên anh Thắng không lo đầu ra của sản phẩm.

Theo anh Thắng, so với các loại cây trồng khác, khoai môn là loại cây dễ trồng, cách thức chăm sóc cũng đơn giản. Lưu ý bón lót, bón thúc, làm cỏ lúc mới trồng. Còn khi cây đã lên cứng cáp thì chỉ cần bảo đảm cấp đủ nước là có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, với giống cây này không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thi thoảng xuất hiện con sâu khoai thì bắt là hết.

Được biết, trên diện tích 8 sào đất, ngày nào anh Thắng cũng cắt được khoảng 30 kg ngó, 1 tháng thu được 1 tấn ngó khoai. Với giá bán bình quân 22 nghìn đồng/kg, mỗi tháng anh thu về 20 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều khách hàng đang yêu cầu tăng số lượng mua nhưng diện tích trồng khoai của gia đình anh Thắng chưa đủ đáp ứng. 

Do vậy, thời gian tới anh Thắng sẽ mở rộng diện tích, hoàn thiện thêm khâu sơ chế, bao gói và xây dựng thương hiệu ngó khoai “Minh Tâm” của riêng mình để đưa sản phẩm vào tiêu thụ trong các cửa hàng, siêu thị.

Hà Phương (Báo Ninh Bình)

Bên cạnh món canh ngó khoai nấu xương thì ngó khoai còn được sử dụng nhiều trong các món ăn như nấu canh mẻ, nấu ốc, xào, gỏi…

1. Món canh ngó khoai nấu xương

Món canh ngó khoai nấu xương có vị ngọt từ nước xương, vị thơm của rau ngổ và đặc biệt là vị thanh mát lạ miệng của ngó khoai.

Ngó môn là gì

Nguyên liệu:

Ngó khoai: 1 bó (Khoảng 500g – 600g)

Xương sườn : 500g

Cà chua : 2 quả.

Rau ngổ, Hành khô

Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.

Ngó môn là gì

Cách sơ chế:

Ngó khoai tước vỏ rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm, đảo qua nước sôi. Khi tước ngó khoai không nên tước bằng dao mà tước bằng móng tay. Đặc biệt theo quan niệm từ xa xưa trong quá trình luộc sơ ngó khoai, không nên dùng đũa để đảo, như vậy sẽ bị ngứa. Nên sử dụng môi hoặc thìa.

Xương chặt miếng vừa ăn ướp gia vị trong 30 phút.

Cách chế biến:

Ngó môn là gì

Bước 1: Đổ dầu vào đun nóng phi hành khô lên sau đó bỏ xương vào. Tiếp tục xếp cà chua lên đun cùng. Nêm gia vị muối, hạt nêm để xương được đậm đà. Để lửa nhỏ om 20 phút cho xương dừ.

Bước 2: Đổ khoảng 1 lít nước lọc vào đun tới khi sôi thì bỏ ngó khoai đã sơ chế vào đun sôi trở lại một lần nữa

Bước 3: Khi nồi canh ngó khoai sôi lên thả rau ngổ vào nêm gia vị lại một lần nữa cho vừa ăn. Tắt bếp rồi nhấc ra.

2. Ngó khoai nấu ốc

Ngó khoai nấu ốc là một món canh ngon miệng, dễ nấu chị em nhất định phải thử một lần.

Nguyên liệu:

- 1kg ốc bươu hoặc ốc vặn.

- 500g ngó khoai.

- 3 quả cà chua.

- Hành tím băm nhỏ.

- Tỏi băm nhỏ.

- Lá lốt thái nhỏ.

- Lá tía tô thái nhỏ.

- 1 thìa mẻ.

- Mắm tôm (tùy khẩu vị của từng gia đình có thể dùng hoặc không).

- Hạt nêm, nước mắm, đường.

- Hành lá.

Ngó môn là gì

Cách làm:

- Ốc bươu hoặc ốc vặn ngâm sạch lấy ruột (có thể ngâm với sả, ớt sẽ nhanh sạch hơn) .

- Cà chua rửa sạch thái múi cau.

- Chắt mẻ lấy nước.

- Ướp ốc với 1 thìa cà phê nước mắm, nước mẻ, đường, hạt nêm mắm tôm (nếu dùng).

- Phi thơm hành tỏi, cho cà chua vào xào cùng, cho ốc đã ướp vào đảo đều cho thấm.

- Thêm một chút nước vừa đủ và nêm gia vị.

Ngó môn là gì

- Khi nước đã rút bớt, ốc thấm gia vị thì cho ngó khoai vào nồi, sau đó cho cà chua lên trên, đậy nắp om trong khoảng 15 phút rồi rắc hành lá, tía tôi, lá lốt lên trên, tắt bếp. Múc ra tô dùng nóng.

Mời độc giả theo dõi video "4 Món Ăn Vặt Tự Làm Từ Khoai Lang". Nguồn: Youtube.

3. Ngó khoai nấu tôm mẻ

Nguyên liệu gồm:

- Ngó khoai: 500g.

- Rau dền cơm.

- Tôm khô: 100g.

- Cà chua: 3 quả.

- Mẻ.

- Tỏi.

- Tía tô, rau ngổ.

- Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.

Ngó môn là gì

Cách làm:

- Cho ngó khoai đã sơ chế, cà chua bổ múi cau, tôm khô vào nồi. Đổ một lượng nước vừa ăn, nêm thêm gia vị vừa đủ và đun sôi.

- Cho nước mẻ đã lọc sẵn vào nồi và đun sôi đến khi ngó khoai chín nhừ.

- Cho rau dền cơm, rau ngổ, lá tía tô vào rồi tắt bếp.

- Múc ra tô dùng nóng.

Lưu ý:

Một mẹo nhỏ khi nấu dải khoai mà không lo bị ngứa: Bạn không nên dùng đũa, hãy dùng muôi và thìa trong quá trình nấu cho an toàn, khỏi bị ngứa cổ khi ăn nhé.

Thảo Nguyên