Tại sao thai nhi không quay đầu

Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp hành trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn. Cùng nhận biết những dấu hiệu thai nhi quay đầu dưới đây để sẵn sàng cho công cuộc vượt cạn thành công mẹ nhé.

Vào những tuần cuối của thai kỳ, 95% thai nhi sẽ quay đầu xuống, hướng về phía tử cung. Vị trí này được gọi là ngôi thai thuận, tức là tư thế lý tưởng để mẹ có thể dễ sinh thường.

Làm sao để em bé quay đầu xuống? Dấu hiệu thai nhi quay đầu là gì? MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này nhé.

Thai nhi ở tuần thứ bao nhiêu thì quay đầu?

Nhiều mẹ bầu ở kỳ tam cá nguyệt thứ ba thường thắc mắc bao lâu thì thai nhi quay đầu, thai nhi 32 tuần đã quay đầu chưa? Thời điểm em bé quay đầu sẽ khác nhau và không có khoảng thời gian chính xác tuyệt đối cho mẹ bầu.

Thông thường, các bé sẽ quay đến vị trí ngôi thai thuận vào khoảng tuần thứ 32 – 36 của thai kỳ. Đây được xem là quãng thời gian phổ biến và lý tưởng nhất. Một số ít trường hợp có thời điểm quay đầu sau tuần 37, thậm chí có bé vào vị trí ngôi thai thuận khi mẹ bắt đầu chuyển dạ.

Theo thống kê, có khoảng 20% thai nhi quay đầu xuống sớm hơn hoặc trễ hơn thời điểm lý tưởng.

Từ thai kỳ 32-36 tuần bé sẽ chuẩn bị quay đầu

Vì sao cần phải nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu?

Khi thai nhi quay đầu vào vị trí ngôi thai thuận, đầu bé sẽ hướng về phía âm đạo, thân trước sẽ úp vào lưng mẹ và cột sống đối diện với bụng mẹ.

Mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu thai nhi quay đầu vì các lý do sau:

  • Nếu thai nhi quay đầu đúng vị trí, đầu bé sẽ là bộ phận đầu tiên xuất hiện khi mẹ sinh thường. Điều này giúp mẹ rút ngắn thời gian chuyển dạ, giảm đau đớn và hạn chế rủi ro trong quá trình sinh nở.
  • Khi em bé quay đầu vào ngôi thai thuận sẽ tạo nên một áp lực lên cổ tử cung mẹ. Áp lực này sẽ kích thích cổ tử cung mở rộng, đồng thời sản sinh ra nhiều nội tiết tố cần thiết cho công cuộc chuyển dạ.
  • Khi thai nhi quay đầu xuống, đầu em bé sẽ chạm đáy xương chậu. Khu vực này đủ rộng để cơ thể em bé đi qua dễ dàng, giúp thời gian sinh của mẹ ngắn và ít đau hơn.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu

Mẹ có thể biết được chính xác dấu hiệu thai nhi quay đầu bằng cách đến thăm khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ có thể xác định tình trạng ngôi thai bằng cách sờ nắn bụng hoặc tiến hành các phương pháp như siêu âm, đo nhịp tim thai.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể phát hiện dấu hiệu thai nhi quay đầu mà không cần đến bệnh viện bằng các cách sau:

  • Mẹ ấn nhẹ quanh xương mu, nếu cảm thấy vật gì mềm mềm thì đó là mông con, còn nếu mẹ thấy gì đó cứng cứng thì đó rất có thể là đầu của bé đã quay xuống.
  • Mẹ nhờ ba áp tai vào thành bụng. Nếu nghe được nhịp tim đập phát ra từ bụng dưới thì nhiều khả năng là thai nhi đã quay đầu.
  • Một trong những dấu hiệu thai nhi quay đầu mà mẹ có thể cảm nhận đó là theo dõi những tiếng nấc và các cú đạp của con. Khi thai nhi vào vị trí ngôi thai thuận, mẹ sẽ nghe được tiếng nấc phía bụng dưới và những cú đạp mạnh ở phần trên bụng.

Tuy nhiên, việc xác định dấu hiệu thai nhi quay đầu cũng như vị trí ngôi thai chính xác nhất khi có kết luận của bác sĩ. Các dấu hiệu mẹ tự nhận thấy có tác dụng tham khảo, giúp mẹ theo dõi hàng ngày để lên tinh thần chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Khám thai sẽ giúp mẹ xác định thai nhi quay đầu hay chưa

Vì sao thai nhi không quay đầu?

Một số nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu như sau

  • Mẹ bị u xơ tử cung.
  • Độ dài dây rốn vượt quá kích thước bình thường.
  • Lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít.
  • Mẹ mang đa thai.
  • Mẹ gặp tình trạng nhau tiền đạo.
  • Tử cung của mẹ bất thường, kích thước và hình dạng không đều.

Nguy cơ nếu không thấy dấu hiệu thai nhi quay đầu

Nếu em bé không quay đầu vào vị trí ngôi thai thuận khi gần đến giai đoạn chuyển dạ, bé có nguy cơ mắc kẹt trong ngả âm đạo. Lúc này, mẹ không thể cung cấp tốt oxy cho bé thông qua dây rốn.

Quá trình chuyển dạ của mẹ sẽ diễn ra lâu hơn, nguy cơ rủi ro và biến chứng cho cả mẹ và em bé. ầu hết các trường hợp thai nhi không quay đầu dẫn đến khó sinh thường sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Làm sao để em bé quay đầu xuống?

Mẹ đang ở những tuần cuối của thai kỳ nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu thai nhi quay đầu? Mẹ băn khoăn làm sao để em bé quay đầu xuống? Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

  • Mẹ vào động tác như em bé tập bò, sau đó rướn người lên xuống vài nhịp. Thực hiện động tác này vài lần mỗi ngày có thể giúp em bé dễ quay đầu xuống. Nếu mẹ có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập nhé.
  • Đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 20 phút mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất tác động đến khung xương chậu của mẹ. Bộ phần này sẽ đóng vai trò quan trọng giúp mẹ sinh thường được dễ dàng hơn.
  • Mẹ lưu ý không nên để đầu gối cao hơn hông mỗi khi ngồi trên ghế.
  • Không nên ngồi quá lâu. Mẹ nên có thời gian giải lao, đi bộ nhẹ nhàng giữa các giờ làm việc.
  • Khi nằm ngửa, mẹ tránh để chân quá cao. Điều này sẽ khiến em bé khó quay đầu về ngôi thai thuận, đồng thời dễ gây đau lưng cho mẹ khi sinh.
  • Mẹ ưu tiên nằm nghiêng về bên trái thay vì bên phải hoặc nằm ngửa.
  • Mẹ xoa và massage phần lưng nhẹ nhàng cũng có thể kích thích bé dễ quay đầu.
Nằm nghiêng trái giúp bé dễ quay đầu hơn

Thai nhi quay đầu xuống vào kỳ tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn, giảm biến chứng khi sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu vẫn chưa thấy dấu hiệu thai nhi quay đầu vào những tuần cuối của thai kỳ nhé.

Mẹ nên giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng để cơ thể luôn ở trong trạng thái tốt nhất, chờ đến ngày vượt cạn nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)

Page 3

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở tuần thai thứ 38. Có thể chỉ là con đau râm ran ở bụng trong thời gian ngắn, cũng có thể là một cơn đau dai dẳng dữ dội cần được thăm khám sớm nhất có thể.

Ở tuần thứ 38, em bé đã phát triển toàn diện nên mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để đón bé yêu chào đời. Tuy nhiên, một số mẹ gặp triệu chứng đau bụng như đau bụng kinh vào thời điểm này. Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh? Đây có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không?

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có thể là một dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38. Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 sau:

Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 cho thấy em bé đã sẵn sàng chào đời. Tùy vào trường hợp các triệu chứng này sẽ lần lượt xuất hiện hoặc xuất hiện cùng một lúc.

Các dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 không phải là sinh non nếu như mẹ tính sai tuần thai. Thông thường, tuần thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nếu xảy ra trường hợp tính nhầm tuổi thai thì bé yêu của mẹ có thể đã đủ tháng để ra đời.

Dẫu sao thì thai nhi ở tuần thứ 38 đã phát triển toàn diện, nên có sảy ra hiện tượng sinh non cũng không quá nguy hiểm. Các cơ quan, chức năng não bộ và các phản xạ cũng bắt đầu hoàn thiện. Thai nhi có cân nặng ổn định hơn, dần di chuyển xuống phía dưới tử cung. Việc này có thể làm tăng áp lực đến vùng chậu và các cơ quan xung quanh thai nhi.

Sẽ dễ hiểu nếu lúc này mẹ hay đi vệ sinh hơn, dễ bị tiêu chảy, có thể bị phù ở bàn chân, ngứa bụng, các cơn gò đau bụng xảy ra…. Nhưng thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có phải là một dấu hiệu nguy hiểm?

Bạn có thể tham khảo thêm: Sự phát triển của thai 38 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh?

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Sự phát triển gần như hoàn chỉnh của thai nhi khiến các cơ quan, cơ dây chằng bên trong cơ thể mẹ bị chèn ép. Khi bị chèn ép nhiều rất dễ gây ra cơn đau âm ỉ ở bụng dưới như đau bụng kinh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

1. Các cơn gò giả hoặc cơn gò chuyển dạ

Các cơn gò Braxton Hicks hay các cơn gò chuyển dạ giả cũng có thể khiến bạn đau bụng. Các cơn gò này có cường độ và nhịp độ khó nắm bắt. Nhưng thường có tần suất co thắt và đau ít hơn cơn gò chuyển dạ thật.

Cơn gò chuyển dạ sẽ có cường độ và tần suất thường xuyên hơn trong một khoảng thời gian cố định. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và đau ở bụng dưới như đang bị đau bụng kinh vậy. Có lẽ bạn sẽ thấy những dấu hiệu chuyển dạ khác xuất hiện. Lúc này hãy sẵn sàng để đón em bé chào đời nhé.

Vùng xương chậu ở tuần 38 cũng chịu nhiều áp lực do sức nặng của em bé. Điều này cũng có thể khiến mẹ bị đau bụng, đau lưng, chuột rút ở bụng dưới.

2. Tiền sử bệnh lý, cơ địa, tâm lý

Ngoài ra, thai 38 tuần đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến tử cung cần được bác sĩ can thiệp.

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh cũng có thể do bạn quá căng thẳng, stress, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Những yếu tố này khiến cơ thể không đủ khỏe để nâng đỡ thai nhi. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn nhé.

Bạn có thể tham thêm: Thai 38 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm hay không?

Những điều bầu 38 tuần đau bụng dưới cần lưu ý

Khi phát hiện thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh, kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ thì bạn cần đến ngay bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra các cơn gò và độ mở tử cung để xác nhận bạn sắp đón em bé chào đời.

Việc đau bụng kèm các dấu hiệu khác có thể sẽ kéo dài đến khi cổ tử cung mở đủ rộng để bắt đầu sinh. Trong thời gian này, bạn hãy cố gắng bình tĩnh, đi bộ nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi với tư thế thoải mái nhé.

Nếu không có các dấu hiệu chuyển dạ khác xảy ra và chỉ là cơn đau ngắn hạn thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và tăng cường ăn uống đủ dinh dưỡng.

Ở những mẹ bầu có tiền sử bệnh lý khác nhau, cơ địa sức khỏe không được tốt, mẹ và gia đình cần chú ý đến các triệu chứng đau ngắn hạn và luôn đi khám thường xuyên cho đến khi đón con chào đời thành công. Trường hợp bầu 38 tuần đau bụng dưới kéo dài và có thiên hướng nặng hơn, song không phải là dấu hiệu chuyển dạ, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi và chẩn đoán nguyên nhân.

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh dễ xảy ra khi thời điểm dự sinh đang tới gần. Các thay đổi trong cơ thể, tiền sử bênh hoặc tâm lý người mẹ có thể là nguyên nhân. Bạn nên thường xuyên khám thai, chuẩn bị sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái để đón em bé chào đời nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 4

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này ra sao? Mẹ cần chuẩn bị gì khi ngày dự sinh đã cận kề? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp hết những thắc mắc này. Cùng xem nhé!

Ngoài những thay đổi về tâm lý, suốt 40 tuần thai, cơ thể mẹ bầu cũng trải qua khá nhiều thay đổi sinh lý để phù hợp với sự phát triển của em bé trong bụng. Mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ có những bước phát triển đáng kể về cân nặng, hoàn thiện các cơ quan. Đặc biệt, cân nặng của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là tuần thai 37-38 có ảnh hưởng rất lớn. Vậy, thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

Cân nặng của thai nhi trong từng giai đoạn là mối quan tâm của hầu hết các mẹ bầu

Khi bắt đầu bước vào tuần thai 38, hầu hết các bé đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Bé cưng gần như đã phát triển đầy đủ về kích thước cũng như hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Dù chào đời tại tuần này, bé cưng cũng vẫn có đủ sức khỏe để tiếp tục phát triển và làm quen với môi trường bên ngoài.

Cân nặng của thai nhi ở tuần 38 đã xấp xỉ 1 trái bí đỏ, với chiều dài từ đầu đến chân khoảng 50cm, cân nặng gần 2,9 kg. So với các bé gái, cân nặng của bé trai thường có xu hướng “nhỉnh” hơn. Cân nặng này sẽ thay đổi đáng kể khi bước sang tuần thai 39 và 40 do cơ thể vẫn đang tiếp tục tích mỡ. Đây là giai đoạn quan trọng nếu mẹ muốn “chạy đua” cân nặng cho thai nhi.

Theo các chuyên gia, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này nên đặc biệt tăng cường omega-3, vừa tốt cho sự phát triển trí não, vừa hỗ trợ quá trình tích mỡ dưới da để kiểm soát thân nhiệt sau khi chào đời. Uống sữa mỗi ngày cũng là cách giúp thai nhi tăng trọng lượng hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi ly sữa mẹ bầu tiêu thụ, cân nặng của thai nhi có thể tăng thêm 41gr.

Lưu ý: Thai nhi lớn quá mức có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ, đồng thời cũng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

Mẹ mang thai 38 tuần cần chú ý gì?

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ trong 2 tuần tới, mẹ bầu 38 tuần đừng quên những lưu ý sau đây.

  • Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng trước khi sinh. Đừng để đến phút cuối mới chuẩn bị đồ. Việc này sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho bạn.
  • Đồ dùng chỉ nên mang vừa đủ. Ưu tiên đồ dùng thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Đừng quên chuẩn bị quần áo cá nhân cho chuyến đi từ bệnh viện về nhà.
  • Trang bị kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ sơ sinh. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để bạn chuẩn bị sẵn vài món đồ chơi cho con.
  • Cơ thể càng ngày càng trở nên nặng nề đôi lúc làm bạn cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, hãy nghĩ tới con yêu mẹ nhé. Cố gắng duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng. Ăn nhiều bữa và bổ sung thêm nhiều nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, muối.
  • Khi khám thai, biết được thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, thừa hay thiếu so với kích thước trung bình, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để bổ sung hoặc hạn chế tốc độ tăng trưởng của trẻ.
  • 38 tuần tuổi, thai nhi đã sẵn sàng cho việc chào đời. Bé tập thở nhiều hơn, phổi đã phát triển hoàn thiện. Não và các dây thần kinh vẫn không ngừng phát triển. Vì vậy, mẹ bầu nên đọc sách hoặc cho bé nghe nhạc trong giai đoạn này, nhằm kích thích các dây thần kinh, giúp não bộ thai nhi phát triển và thông minh hơn.

Không chỉ giải đáp thắc mắc thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, bài viết trên đây còn hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi tuần 38. Mẹ bầu lưu ý để có thể vượt qua những tuần cuối một cách an toàn, suôn sẻ nhất nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề