Tại sao phải biết trân trọng quá khứ

Mn ơi cho mình xin chút ý hiểu bt của các bạn về ý nghĩa của sự trân trọng quá khứ với mỗi con người

“ Le plus lourd fardeau, c’est d’exister sans vivre” – câu thơ nổi tiếng trong tập thơ “ Les châtiments” của Victor Hugo. Nó có nghĩa là: gánh nặng lớn nhất đó chính là tồn tại mà không sống. Con người ta sống mà không có mục tiêu, sống không có hạnh phúc thì đó chỉ là tồn tại.

Mỗi con người đều có một cuộc sống riêng cho bản thân. Tuy nhiên họ có chung một mục tiêu duy nhất trong cuộc đời mình đó chính là sự hạnh phúc. Hạnh phúc đối với bạn có thể rất lớn lao, ý nghĩa. Còn đối với tôi cũng có thể nó rất đơn giản. Hạnh phúc có thể ở muôn hình muôn dạng, khó có thể định nghĩa cụ thể.

Tuy nhiên con người thì khó có thể cảm thấy thỏa mãn, đôi lúc mục tiêu lúc đầu của họ đã đạt được nhưng vẫn là chưa đủ. Họ chạy theo một thứ khác vô định hình mà quên đi hiện tại. Và cũng có người mãi chìm đắm trong quá khứ của bản thân mà bỏ bê đi thực tại. Những người đó luôn được khuyên rằng hãy biết trân trọng những gì đang có ở hiện tại.

Vậy liệu khi người ta trân trọng cuộc sống hiện tại có phải là lãng quên đi quá khứ và bỏ bê tương lai?

1. Trân trọng hiện tại

Khi người ta trân trọng hiện tại, không phải là họ không còn biết phấn đấu hay là họ không có hy vọng gì nữa. Họ chỉ đang sống chậm lại và ngẫm nhìn cuộc sống của họ mà thôi. Cuộc sống là điều không ai có thể đoán trước và chắc chắn những thứ sẽ diễn ra được và cũng không thay đổi những điều đã qua. Chỉ có hiện tại mới là điều được đảm bảo tuyệt đối, ta thấy được, chạm được, cảm nhận được.

Trong tiếng Anh “present” có nghĩa là hiện tại, nhưng nó cũng có một nghĩa khác đó là món quà. Vì vậy hãy trân trọng mọi thứ mà bạn đang có.

1.1. Trân trọng từng giây phút của dòng chảy thời gian

Thời gian là dòng chảy của các sự kiện xảy ra trong cuộc đời chúng ta, nó chỉ đi theo một chiều hướng về tương lai. Thời gian là thứ quý giá nhất, không một ai có thể sở hữu được, mua được.

Tại sao phải biết trân trọng quá khứ
Tại sao phải biết trân trọng quá khứ
Ảnh: Ron Lach

>> Xem thêm:Gia Đình – Thứ Duy Nhất Mãi Chào Đón Chúng Ta

Khi được ban cho một điều ước, tôi sẽ ước rằng bản thân có thể điều khiển được thời gian. Tôi sẽ cho thời gian dừng lại những khi tôi cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ bên những người tôi yêu mến. Điều đó thật tuyệt khi có thể đắm chìm vào khoảnh khắc đó mãi. Và khi gặp khó khăn hay đau buồn thì tất nhiên tôi sẽ cho thời gian trôi thật nhanh.

Thế nhưng, đó chỉ là giấc mơ, thời gian đâu chỉ là của mỗi riêng ai. Mà nó bao trùm cả vũ trụ rộng lớn này. Sự thật thì không ai có thể điều khiển được thời gian, nhưng chúng ta lại có một khả năng đó là trân trọng từng giây phút của dòng chảy thời gian.

1.2. Trân trọng những điều mà ta đang có

Con người ta thường hay cảm thấy những thứ quý giá nhất là những ký ức đã qua hay những thứ họ không có được. Thế nhưng chúng ta lại quên mất một điều rằng, những thứ có ở hiện tại là sự cố gắng trong quá khứ của chúng ta.

Khi đã hiểu được điều đó, chúng ta sẽ biết trân quý những gì mà ta đang có hơn. Trân quý là biết ơn, trân trọng những gì cuộc sống đã cho ta ở hiện tại. Khi ta biết tôn trọng những người xung quanh, thì bạn sẽ nhận lại những điều y hệt vậy. Bản thân sẽ cảm thấy có giá trị và hạnh phúc, vui vẻ hơn nữa.

2. Lãng quên quá khứ

Thời gian là điều kỳ diệu nhất, nhưng nó cũng vô tình nhất. Một khi đã trôi qua thì không khoảnh lại nhìn. Quá khứ có thể đau buồn, có thể ta mãi bận tâm về chúng. Người ta hay khuyên rằng hãy quên nó đi và bước tiếp. Nhưng điều đó chỉ là sự trốn thoát, và trốn thoát khiến con người ta trở nên yếu đuối.

Hãy tập cách vượt qua quá khứ chứ không phải lãng quên nó. Điều đó sẽ tạo nên cho ta một  bài học. Và khi gặp lại một hoàn cảnh tương tự, ta có thể giải quyết được với một phiên bản mạnh mẽ hơn.

Còn có những người mãi nghĩ suy về ký ức vui vẻ trong quá khứ, mà lơ là đi mọi thứ ở hiện tại. Dù cho nó có đẹp đẽ đến đâu, thì thời gian cũng không trả lại cho ta. Hãy cố gắng vực dậy bản thân và tìm niềm hạnh phúc mới.

Tại sao phải biết trân trọng quá khứ
Tại sao phải biết trân trọng quá khứ
Ảnh: Nikolaj Jepsen

>> Xem thêm:Là Một Người Hướng Nội Thì Có Sao?

Quá khứ chính là lịch sử, và con người tạo nên lịch sử. Vì thế không có lí do gì khiến ta phải lãng quên đi quá khứ. Mỗi người có một quá khứ của riêng mình. Nếu bản thân không hài lòng thì có thể phấn đấu để hoàn thiện và thay đổi lịch sử mới cho bản thân mình.

3. Hiện tại chính là tiền đề cho tương lai

Tương lai thật sự rất quan trọng, mọi điều ta làm hôm nay đều vì mục đích cho tương lai. Tương lai là điều mà ta đuổi theo mãi, mà không bao giờ đến đích được. Khi còn bé, ta chỉ vô tư vô lo, chẳng cần suy nghĩ ngày mai phải làm gì. Nhưng khi lớn lên, mọi sự suy nghĩ đều hướng về mai sau. Cũng do đó mà khiến cho ta trì hoãn những niềm vui của hiện tại.

Chúng ta luôn chờ đợi để trở nên giàu có, xinh đẹp. Luôn chờ đợi hạnh phúc đến bên ta. Nhưng tại sao không phải ở hiện tại.

Tương lai là điều đáng để trong chờ, nhưng đừng lo lắng quá nhiều về nó. Hãy tạo động lực cho bản thân ở hiện tại. Và tương lai của bạn sẽ cảm ơn những điều đó.

Hiện tại chính là điều đáng trân trọng nhất, đúng là vậy. Nhưng không có nghĩa quá khứ và tương lai lại bị lãng quên. Bởi vì ở một thời điểm nào đó, quá khứ có thể là hiện tại. Và hiện tại có thể là tương lai.

Nghị luận xã hội lớp 12 – Nghị luận xã hội “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẻ bắn vào anh bằng đại bác”. I. Thân bài: 1. Giải thích: – “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục”: hành động gạt bỏ những gì thuộc về quá khứ, quay lưng, thờ ơ, ghẻ lạnh với quá khứ… – “Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”: mệnh đề kết quả chỉ những hậu quả phải gánh chịu khi có thái độ, hành vi quay lưng lại với quá khứ…

=> ý nghĩa: bằng cách nói hình ảnh, tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta một bài học nhân sinh vô cùng ý nghĩa về thái độ, cách ứng xử ở đời. Quá khứ tuy đã qua, nhưng không có nghĩa nó là vô nghĩa. Nó có thể là một quá khứ đau thương, có thể là một quá khứ huy hoàng, và dù thế nào chăng nữa, mỗi cá nhân cần biết trân trọng, gìn giữ những câu chuyện “ngày xưa” của mình. “Súng lục” chỉ sự tàn bạo, chà đạp, là hiện thân cho sự hủy hoại đến dã man, tàn bạo đến rợn người, song “đại bác” còn mang tính hủy hoại hơn rất nhiều. Vấy bẩn quá khứ hay cũng chính làm vấy bẩn tương lai của chính mình. Quá khứ cho ta những bài học từ sai lầm hay những kỷ niệm khó quên mà không gì có thể mua được, nếu ta không biết nâng niu, trân trọng nó, thay vào đó là những hành vi quay lưng, phủ nhận, gạt bỏ,… cuộc đời sẽ cho ta một tương lai không hề tốt đẹp…

2. Phân tích, giải nghĩa câu nói:a) Tại sao?– Cuộc đời con người là một cuộc hành trình dài khám phá bản thân mình, trong suốt cuộc hành trình đó con người không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí những sai lầm phải trả giá rất đắt. Sai lầm có thể hiện hữu ở mọi lúc, mọi nơi, ở tương lai, hiện tại và đặc biệt là quá khứ. Tuy nhiên, những sai lầm từ quá khứ là một bài học có lẽ không giá trị vật chất nào mua được, bởi vì nó từng là những cú vấp ngã ko mong muốn trong cuộc đời mà chúng ta sẽ không hề muốn vấp thêm lần nữa. Từ đó, gạt bỏ quá khứ cũng chính là gạt bỏ những bài học vô giá từ sai lầm trong quá khứ của chúngchúng ta sẽ sống hời hợt, thiếu kinh nghiệm, và tương lai sẽ lại khiến ta vấp ngã những lần tương tự như trong quá khứ…– Ai sống trên đời cũng từng trải qua những kỷ niệm đẹp, những năm tháng ta không thể nào quên, và ta cất gọn chúng trong chiếc hộp quá khứ và ta cất chìa khóa trong trái tim mình. Đó có thể là kỷ niệm một thời học trò, một thời sinh viên, hay trong hoàn cảnh đất nước chìm trong khói bom đó là những tháng ngày “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.” Hơn ai hết, ta cảm nhận những ký ức tươi đẹp đó sâu sắc, mãnh liệt, và ta muốn có lúc nào đó thời gian sẽ ngừng trôi để ta được sống lại giây phút đó thêm một lần. Cuộc sống thiếu đi những màu sắc kỷ niệm tươi đẹp đó có lẽ sẽ u ám hơn. Ta vô tình dẫm đạp lên quá khứ đó cũng chính là dẫm đạp lên những bông hoa ký ức tươi đẹp thắp sáng cho tâm hồn ta đến tận bây giờ và mai sau. Cuộc đời luôn muốn hỏi ta sống được những gì chứ không hỏi ta sống được bao lâu. Và những kỷ niệm trong quá khứ sẽ là câu giải đáp cho câu hỏi của cuộc sống đó…– Gạt bỏ, thờ ơ với quá khứ cũng chính là gạt bỏ chính mình. Mỗi con người có mặt trên đời không phải từ hiện tại, cũng không phải từ tương lai, mà quá khứ đã đem ta đến giây phút hiện tại này. Quên đi quá khứ cũng chính là quên đi gốc tích, quên đi cội nguồn của ta, quên đi người cho ta sự sống. Ta được hưởng sự sống này là do ai? Ta được sống trong đất nước yên bình này là do ai? Bầu trời yên bình Tổ quốc kia chất chứa bao giọt mồ hôi, nước mắt của những người lính đã hy sinh thân mình vì quê hương. Ta được đi học, được ăn uống là do ai? Là bố mẹ, là ông bà, hay là tổ tiên ta bao đời nay, cho ta sự sống và nuôi nấng ta đến bây h…b) Như thế nào?– Cuộc sống vẫn còn những bông hoa đẹp thể hiện lối sống nâng niu, gìn giữ quá khứ: nhớ ơn Bác Hồ, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày quân đội nhân dân Việt Nam,…(dẫn chứng)

– Song vẫn còn những người lấy quá khứ chà đạp lên để sống cho hiện tại. Họ sống vô ơn, hời hợt, ko coi trọng gốc gác, tổ tiên, đi vào vết xe đổ của những người đi trước, kết cục bị đẩy vào con đường sa đọa, trở thành gánh nặng cho xã hội…(dẫn chứng)

3. Bài học nhận thức:– Bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, hoàn thiện nhân cách mỗi con người: biết nâng niu, gìn giữ quá khứ, cuộc sống sẽ mỉm cười với ta hơn. Ngược lại, chà đạp, vấy bẩn quá khứ để sống sẽ dẫn đến những bài học để đời.

– Mở rộng, nâng cao: Nâng niu, trân trọng quá khứ là một lối sống đẹp, thể hiện con người biết sống. Nhưng người sống đẹp còn phải biết chắt lọc bài học từ trong quá khứ, rút ra những j nên làm và không nên làm cho bản thân, ko mù quáng mà níu kéo quá khứ mãi mãi để rồi mất đi hiện tại, tương lai, và khi đó, cuộc sống càng trở nên u tối hơn…