Tại sao nhà có người chết phải che gương

Từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn đề cao chữ Hiếu lên hàng đầu, coi việc tưởng nhớ người thân, đưa họ về nơi chín suối để an giấc ngàn thu là cực kỳ quan trọng. Về việc tổ chức đám tang, mỗi vùng miền đều có những nghi thức, tục lệ khác nhau.Ví dụ như: Một số nơi ở miền Bắc sẽ thuê người khóc thuê, con cháu kêu gào rất thảm thiết, 1 số nơi ở miền Nam thì lại thuê người về làm xiếc thú, ảo thuật, tất cả những người đến phúng điếu đều tỏ ra rất thoải mái, vui vẻ...Tuy mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung dù là ở đâu đi nữa thì người ta vẫn âm thầm tuân thủ tuyệt đối 6 điều đại kỵ khi gia đình có đám tang, nhằm tránh những chuyện xui xẻo ngoài ý muốn.1. Không được rơi nước mắt vào thi thể người đã khuất khi nhập niệmNgười thân đột ngột qua đời là nỗi mất mát to lớn đối với tất cả mọi người, khi mang nhập niệm thân xác của người đã khuất thì người nhà rất khó kiềm chế được cảm xúc. Nếu chẳng may họ rơi một giọt nước mắt lên cơ thể của người đã khuất thì sẽ khiến họ lưu luyến dương thế, không chịu đầu thai.Chính vì vậy, vào thời khắc nhập niệm, người ta thường không để cho người thân như vợ, chồng, con cái lại gần cơ thể của người mất.2. Phải dán tất cả những đồ dùng như gương, cửa kính, ti vi, vật có màn hình phản chiếuKhi con người mới mất đi, linh hồn của họ vẫn sẽ còn lảng vảng trong nhà. Nếu đi qua các vật có tính phản chiếu như gương, cửa kính, ti vi... họ sẽ rất dễ bị kinh hồn bạt vía, không thể chấp nhận được thực tại và khó siêu thoát. Lý do là vì lúc này họ không còn mang thân xác vật lý nữa, khi nhìn vào những vật có tính phản chiếu này, họ sẽ chỉ có thể thấy phần linh hồn của mình.Vì vậy, ngay khi có người qua đời nên dùng vải hoặc rèm che hết tất cả các vật đó lại.3. Không được để người đã khuất ở trầnTrước khi ai đó trút hơi thở cuối cùng, con cháu, người thân sẽ thay quần áo mới cho người đó chứ không bao giờ để họ ở trần khi ra đi. Hoặc cũng có thể là sau khi mất, họ được người thân lau rửa cơ thể sạch sẽ và thay cho bộ quần áo mới. Với người già, họ thường dặn cho cháu chuẩn bị sẵn cho quần áo liệm vì có thể ra đi bất cứ khi nào.Áo liệm thường phải sắm 3, 5 hoặc 7 cái, tránh sắm số chẵn vì người ta sợ mang tới tai họa cho gia đình. Chất liệu của quần áo liệm phải được làm bằng lụa, tránh làm bằng vải gấm hoặc sa tanh để mong người đã khuất ban phước cho con cháu. Cũng không được làm quần áo liệm với chất liệu da hoặc lông thú vì sợ kiếp sau họ sẽ phải đầu thai làm động vật.4. Không được chọn vị trí chôn cất qua loaKhông được chọn vị trí chôn cất qua loa bởi đặt mộ ở nơi thế đất tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phúc phần, may mắn của con cháu đời sau. Khi chọn vị trí, cần lưu ý những điều sau: Không đặt mộ ở gần nơi có tảng đá lớn, bãi cát, nước chảy xiết, gần đền, chùa, miếu, mạo, gần nơi có địa hình không ổn định...5. Cấm kỵ trước và sau khi hạ huyệtTrước khi hạ huyệt, cần làm lễ cúng thổ thần để xin phép cho an táng người chết tại đây. Cúng thổ thần xong, phải đợi tới giờ hoàng đạo mới được phép đặt linh cữu của người đã khuất xuống mồ.Sau khi hạ huyết, người thân phải đi 3 vòng quanh mộ, trên đường về nhà cần kiêng kỵ không được quay đầu lại để tránh cho linh hồn người mất theo người sống về nhà.6. Không cười đùa, chụp ảnh đăng lên mạng xã hộiKhi nhà có đám tang, con cháu nên hạn chế nói chuyện, không cười đùa để thể hiện lòng tiếc thương và tôn trọng người đã khuất. Việc túm năm tụm ba rồi chụp ảnh đăng lên mạng xã hội không chỉ là hành động xúc phạm người mất mà còn thể hiện bạn là người rất thiếu văn hóa, kém hiểu biết.

Gương là đồ dùng thiết yếu trong mỗi hộ gia đình. Gương cũng là vật có nhiều điều kiêng kỵ nhất, chẳng hạn lời đồn đại "gương là cầu nối âm giới", "gương vỡ, nứt sẽ có điềm không hay". Liên quan đến chiếc gương, người xưa cho rằng nếu nhà có người mất phải che, dán toàn bộ gương kính lại. Vậy điều gì dẫn đến quan niệm này, hãy cùng tìm hiểu.

Người vừa mất không ý thức được mình đã chết?

Trong Tử thư Tây Tạng viết về cái chết, khi hồn người chết lìa khỏi xác thì chỉ còn lại trí nhớ lúc mình còn sống, vẫn chưa nhận ra mình đã không còn thuộc về dương gian. Bởi nên họ vẫn lui vào nhà mình, làm những gì lúc còn sống vẫn hay làm.

Khi họ thấy trong nhà bày biện bàn thờ khói hương nghi ngút, có ảnh của họ phóng lớn đặt trên đó nên rất phân vân tưởng như là mơ. Rồi khi thấy người thân khóc lóc vật vã xót thương thì họ dần hiểu ra rằng mình đã chết.

Tuy nhiên, họ vẫn trong tình trạng mơ hồ, phân vân chứ không nhận định hoàn toàn rõ rệt được tình huống của mình. Điều này rất tai hại vì nếu trong vòng 49 ngày tâm thức của họ mơ màng như vậy sẽ khó thích ứng với những gì đang chờ đợi ở bên kia cửa Tử.

Che gương giúp vong hồn dễ siêu thoát?

Các vị Đại sư thường căn dặn các đệ tử khi ở cạnh người sắp qua đời rằng, hãy tế nhị cho họ biết rõ rằng họ sẽ phải từ giã cõi thế gian, điều mà ai cũng sớm muộn phải trải qua. Nếu họ nhận biết được điều đó thì sẽ mạnh dạn dứt khoát ra đi và ý thức được việc mình đã thực sự chết rồi.

Không mấy người có duyên được người khác nhắc nhở rằng mình đã chết nên họ thường không nhận ra mình đã chết. Đặc biệt những người chết trẻ, chết bất đắc kỷ tử sẽ mất đi phần lớn thể trí và thời điểm sau khi mới qua đời vong hồn tạm thời như đứa trẻ con, không nhận thức được rõ ràng hư thực.

Người nhà lo rằng, vong hồn đi ngang qua gương mà không thấy bóng của mình sẽ nhận ra bản thân đã chết, sẽ đau khổ, thậm trí trú ngụ lại trong gương không thoát được. Vì quá đau khổ vong hồn của họ sẽ khó lòng siêu thoát nên người ta mới lấy giấy báo dán kín gương, ô kính.

Việc che gương khi nhà có đám tang còn được giải thích để tránh cho âm khí tỏa ra của người chết làm ố chiếc gương và chiếc gương đó sẽ không thể sử dụng được nữa, dán lại là cách để bảo vệ gương.

Với các lý do trên đây, nếu nhà có đám tang, phải che chắn gương kính hết sức cẩn thận để tránh những hậu họa khó lường trước được. 

Việc che toàn bộ gương trong nhà khi có người mất vốn được truyền miệng và thực hiện nhưng chưa có dẫn chứng xác thực. Dù điều kiêng kỵ này theo quan niệm xưa nhưng ông bà ta thường hay có câu: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành” nên thói quen này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Một vài lưu ý khi nhà có đám tang

Người xưa tin rằng, việc bọc giấy đỏ giúp gia đình người đã khuất cảm thấy bớt đau thương và phiền muộn so với bọc giấy trắng.

Nhà có đám tang, đối với bàn thờ Ông Địa, Ông Táo, Ông Thần Tài, hoặc bàn thờ của các bậc tiền nhân quá vãn trong nhà cũng được bọc giấy đỏ. Lý giải điều này, người ta cho rằng chân hồn của người vừa mới mất khi nhìn thấy thân ảnh của các vị đó trong nhà sẽ phát sinh sợ hãi do bất ngờ trước những sự tồn tại ấy. Chính vì thế, người ta chỉ để lại duy nhất bàn thờ mang ảnh tượng của chư vị Phật Tiên trên phương diện là các đấng thiêng liêng mà họ tín ngưỡng, tôn thờ nhằm giúp cho âm linh đi theo để được cứu rỗi.

Bên cạnh đó, các sư thầy vẫn thường khuyên tang quyến không nên khóc lóc quá nhiều, nén đau thương để linh hồn người chết không bị lưu luyến, thỉnh thoảng khấn vái nói cho người chết biết tình trạng của họ để họ mau chóng nhận thức được mà siêu thoát.

Đây chỉ là quan niệm dân gian được hình thành dựa trên những tâm tình yêu thương, mong muốn tốt đẹp mà người sống dành cho người thân đã mất chứ không phải để tránh trùng tang. Việc làm này hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình chuyển sinh, bởi còn liên quan đến nhân quả duyên nghiệp của từng cá nhân.

Xem thêm: Oan gia trái chủ là gì và cách hóa giải Oan gia trái chủ

✅ Chiếc toàn bộ gương khi nhà có đám tang, là một vật có khá nhiều điều kiêng kị đối với mỗi gia đình. Trong năm mới người ta cũng kiêng không tặng nhau gương và khi trong nhà có người mất, họ cũng thường bịt kín những chiếc gương lại. Vì sao lại phải làm như vậy

 


 

Cả người chết lẫn người sống đều nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình
 

     Thường thì người chết theo cách thông thường, thì vong linh người ấy sẽ vẫn còn đi lại trong ngôi nhà của mình. Đối với người sống, tức là chúng ta còn mang xác thân vật lý nên khi ta nhìn vào trong gương thì sẽ thấy hình ảnh của mình, còn đối với vong linh thì họ không mang xác thân vật lý nên nếu họ nhìn vào gương họ sẽ không thấy hình ảnh của họ, như vậy họ dễ thất kinh hồn vía mà khó siêu thoát. Vì vậy, người sống thường hay tránh cho họ không thấy điều đó trước khi họ biết mình đã chết. Nhất là trong đám ma, đám tang, đám hiếu.
 


 

Người chết thực sự biết mình đã chết nếu nhìn thấy bộ dạng trong gương
 

     Một lí do khác giải thích cho việc che gương đó là tránh cho âm khí tỏa ra của người chết làm ố gương và chiếc gương ấy không thể sử dụng được nữa vì bị lu mờ. Dán lại như vậy để bảo vệ gương. Theo tương truyền, thần thức của người chết ấy chưa biết mình chết, nhưng nếu soi mình vào gương mới biết mình đã chết, thì người ấy sẽ nảy sinh tâm nuối tiếc, hoặc cố gắng không chấp nhận rằng mình đã chết, sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái sinh của chính người này.


 

      Che gương bởi vì linh hồn là một dạng ảnh, nếu không che gương thì linh hồn người mới mất sẽ trốn vào trong gương, không siêu thoát được mà ở lại thế gian, nếu ng đó lúc sống gặp nhiều oan ức thì sẽ dẫn đến …hậu quả nghiêm trọng

     Những chiếc gương được nhìn thấy hàng ngày nhưng cần phải che đi khi có người mất Mặc dù tất cả đều là niềm tin của con người đặt ra nhưng các cụ vẫn nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vậy nên người ta vẫn giữ những thói quen đó đến tận bây giờ./.

Nguồn: Sưu tầm.
 


Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
         
 (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội) 

---------------

✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.


☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: 
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: //vinhhangvien.com ----------

✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)


✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch  Tag: #congvienthienduc; #congviennghiatrang; #congvientuongniemthienduc; #hoavienthienduc; #nghiatrangthienduc; #bandatnghiatrang; #vinhhangvienthienduc 

Chân thành cảm ơn!      

Video liên quan

Chủ đề