Tại sao nghệ sĩ không uống nước mía

Chương trình Ký ức vui vẻ gây xúc động khi tái hiện hoạt cảnh cổng trường giờ tan học. Khung cảnh học sinh tụ tập bên xe nước mía cùng những gánh hàng rong gợi lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ thời đi học. Điều này làm các khách mời vô cùng thích thú xen lẫn bồi hồi.

Tại đây, diễn viên Thanh Thức cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung có dịp trổ tài ép nước mía để mang về điểm thưởng. Nhìn cảnh tượng này, NSND Hồng Vân nghẹn ngào nhớ lại tuổi thơ bươn chải. Dù chỉ mới lớp 6 nhưng nữ diễn viên đã sớm đi làm thêm bằng nghề bưng nước mía.

Khung cảnh cổng trường cùng xe nước mía khiến nhiều nghệ sĩ bồi hồi

Ảnh: Chụp màn hình

Diễn viên phim Gái già lắm chiêu kể: “Tôi đi làm từ năm lớp 6, một lần tôi bưng 6 ly một lúc. Một tháng tôi được 5.000 đồng tiền lương, tính ra là nhiều lắm. Ở chỗ bán nước mía, người ta sẽ phân công. Người nào đẹp nhất sẽ được múc nước mía, người nào lực lưỡng sẽ đẩy xe, còn mấy đứa nhỏ nhỏ thì chạy bàn. Mỗi một đợt hè, tôi kiếm tiền rất nhiều. Công việc này giúp tôi mưu sinh từ lớp 6. Hồi đó, tôi cũng thèm lắm nhưng đâu được uống vì không có tiền”.

Đồng thời, cô cũng gây thích thú khi chia sẻ bí quyết nhận biết nước mía ngon dựa vào màu sắc, có nhiều bọt. Khác với ngày xưa, nghệ sĩ Hồng Vân cũng vô cùng bất ngờ khi nước mía bây giờ được biến tấu thành nhiều loại, không kém phần bắt mắt.

NSND Hồng Vân kể chuyện đồng nghiệp bị ''tổ trác'' vì ăn mía khi diễn

Ảnh: Chụp màn hình

Đáng chú ý, nhiều nghệ sĩ trong chương trình cho biết họ rất thích nước mía nhưng quyết liệt từ chối uống khi ghi hình hay đi diễn. Tiết lộ về sự việc, NSND Hồng Vân bộc bạch: “Cái này không tin không được. Các nghệ sĩ ngoài Bắc hình như không biết giai thoại này. Nhưng ở miền Nam, ai cũng biết cả. Cây mía là cây gậy của ông tổ nghề, tổ nghiệp nên nghệ sĩ mà ăn mía là lấy đi cây gậy của ông tổ. Thành ra, nghệ sĩ rất kỵ ăn mía”. Đồng tình với đồng nghiệp, danh hài Tự Long cho biết giới nghệ sĩ miền Bắc không kiêng kỵ mía.

Chưa dừng lại ở đó, diễn viên phim Mẹ mẹ con con còn kể kỷ niệm liên quan đến sự việc khiến nhiều người ngỡ ngàng. “Hồi đó, tôi đi hát cho bà chị Hương Loan ở đoàn Sao Đêm. Ở miệt Cam Ranh, một đêm diễn có tới mấy ngàn khán giả. Hồi đó, có một bạn ca sĩ tên Tùng. Đêm đầu tiên bạn ấy ra hát, cả một khán đài ở sân vận động điên loạn với bạn đó. Diễn xong, bạn ấy ăn mía nên chị Hương Loan bảo chết rồi, em không được ăn mía. Bạn ấy mới bảo chị không thấy khán giả rần rần hả. Đến ngày mai, cũng sân vận động đó, đến tiết mục mở màn thì Tùng bị khán đuổi vô, chọi dép lên sân khấu. Tùng mới hát nửa bài thôi xong đứng khóc luôn. Bạn ấy mới xin lỗi khán giả rồi đi vô luôn”, cô kể.

Ngoài ra, Hồng Vân nói thêm: “Tôi là dân ghiền mía nhưng thực sự không dám ăn. Trước khi đi diễn, tôi không bao giờ dám ăn mía hết. Còn nếu mình đi diễn, nếu có một người lạ đem mía vô ăn thì thế nào trong đoàn đó sẽ có gây lộn”. Điều này khiến các nghệ sĩ vô cùng ngỡ ngàng. Thanh Duy, Hồ Bích Trâm không giấu được vẻ bất ngờ khi nghe tiền bối chia sẻ.

Tin liên quan

This browser does not support the video element.

Xem thêm

Khi tham gia chương trình Ký ức vui vẻ, NSND Hồng Vân đã có những chia sẻ đầy bất ngờ về những câu chuyện mang tính tâm linh trong nghề. Đặc biệt, "bà bầu" sân khấu kịch Phú Nhuận còn giải đáp thắc mắc thú vị: Vì sao giới nghệ sĩ miền Nam không dám uống nước mía.

Với thử thách liên quan đến xe nước mía, dàn nghệ sĩ cũng có dịp ôn lại tuổi học trò nghịch ngợm, hồn nhiên và ly nước mía mỗi buổi tan trường. NSND Hồng Vân tiết lộ rằng cô từng đi phụ bưng bê trong quán nước mía từ năm học lớp sáu. 

Cô kể, thời đó hai tay có thể bưng 6 ly nước mía và mỗi tháng kiếm được 5000 đồng. Mặc dù rất thèm nhưng khi ấy cô không có tiền để uống một ly mía tắc, mía cam hay mía sầu riêng. Khi nhìn thấy xe nước mía này, NSND Hồng Vân lại bật cười, nhớ lại tuổi thơ nghèo khó của  mình.

Á hậu Thuỳ Dung kể về chuyện thử uống nước mía và bị mất show ngay lập tức

Á hậu Thuỳ Dung - một trong những khách mời của chương trình thành thật cho biết, bản thân cô rất thích uống nước mía. Ngày xưa, khi còn đi học thêm, cô sẽ ghé tiệm bán nước mía. Thời của nàng á hậu là những của hàng nước mía siêu sạch chứ không phải xe nước mía đẩy như những giai đoạn trước đó. Mãi đến khi cô đi thi Hoa hậu Việt Nam và bước vào công việc nghệ thuật, mọi người khuyên nàng á hậu không nên uống nước mía khiến cô rất sợ. 

Người đẹp kể: "Đến một ngày đẹp trời, con nghĩ tuần này mình không có công việc gì để làm nên thử phá lệ một lần xem sao. Khi con mới hớp một ngụm nước mía thì tin nhắn đến: "Em ơi, tuần sau hủy show". Từ đó về sau, con không dám uống nước mía nữa. Lúc nãy nhìn anh Trung và Anh Thức làm nước mía khiến con rất thèm nhưng không dám uống".

Lúc này NSND Hồng Vân mới lên tiếng. Cô cho biết, có những câu chuyện không tin không được: "Ở miền Bắc, có thể mọi người không biết giai thoại này nhưng ở miễn Nam thì không ai là không biết. Cây mía là cây gậy của ông Tổ nghề, ông Tổ nghiệp. 

Thành ra, nghệ sĩ ăn cây mía là xem như lấy cây gậy của ông Tổ. Thế nên, nghệ sĩ không dám ăn mía. Tôi từng chứng kiến nhiều chuyện kì lạ. Ngày xưa, khi tôi đi hát cho bà chị Hương Loan ở đoàn Sao Đêm. Lúc đó, ở miệt Cam Ranh, một đêm diễn quy tụ mấy ngàn khán giả. Có một bạn ca sĩ tên Tùng cứ mỗi lần bước ra sân khấu là khán giả điên loạn vì bạn ấy. 

Sau đêm diễn đầu tiên, bạn Tùng ăn mía. Chị Hương Loan lúc đó sợ tái mặt: "Chị đã nói rồi, Tùng ơi, em không được ăn mía". Bạn Tùng bảo: "Chị không thấy khán giả rần rần à?". Bạn vẫn thản nhiên ăn hết khúc mía. Mọi người có tin không? Ngày sau đó, cũng là địa điểm diễn đó, bạn Tùng bước ra thì khán giả lại phản ứng trái ngược đêm đầu. Họ la hét: "Đi vô, mày đi vô". 

Bạn Tùng không vào thì bị họ cầm dép ném lên sân khấu. Bạn Tùng hát nửa bài và đứng khóc trên sân khấu. Tiếp đó, bạn ấy phải xin lỗi khán giả và đi vào. Tôi cũng là dân ghiền mía nhưng tôi không dám ăn. Trước khi đi diễn, tôi không bao giờ dám ăn mía.

Một chuyện lạ nữa là khi một đoàn đang diễn, chỉ cần có người lạ mang mía vào ăn, ngay lập tức, đoàn đó gây lộn với nhau".

NSND Hồng Vân đã giải đáp thắc mắc vì sao nghệ sĩ miền Nam không dám uống nước mía

MC Lại Văn Sâm sau khi nghe NSND Hồng Vân chia sẻ liền tiếp lời: "Thật ra có những điều khó lý giải nhưng mình không thể không tin. Nó có thể là những sự việc xảy ra ngẫu nhiên nhưng khi diễn ra nhiều lần thì tự khắc người ta sẽ tự mặc định là nó phải như thế". Nam MC kỳ cựu quay sang hỏi lại NSƯT Tự Long về việc nghệ sĩ miền Bắc có kiêng cữ gì không?

NSƯT Tự Long đáp: "Bọn em không kiêng. Bọn em vẫn ăn uống bình thường!".

  • #sao Việt
  • #NSND Hồng Vân
  • #nước mía
  • #Ký ức vui vẻ
  • #Tự Long

Những điều mang yếu tố tâm linh này được giới nghệ sĩ rất coi trọng trong hoạt động nghề nghiệp để bảo đảm mọi công việc của họ diễn ra suôn sẻ.

Những điều nghệ sĩ việt kiêng kỵ

Theo lời NSƯT Thành Lộc, nghề có ba vị Thánh Tổ gồm Tiên Sư, Tổ Sư và Thánh Sư. Sự tích về các ông Tổ cho đến nay tồn tại rất nhiều câu chuyện truyền miệng, có chuyện đã được kiểm chứng, có chuyện chưa nhưng đã hoạt động trong giới, các nghệ sĩ tuyệt nhiên tin tưởng. Chính vì thế, trong mỗi sô diễn quan trọng, ở cánh gà lúc nào cũng có bàn thờ Tổ. Từ những cái tên gạo cội cho đến các nghệ sĩ trẻ tuổi hơn, ai cũng cẩn thận thắp nén hương để mong được Tổ phù hộ. Bên cạnh đó, vẫn có những quy tắc để giới nghệ sĩ ngầm hiểu và không phạm phải, tránh mất "lộc của Tổ".

Thị, mía là những thứ bị kiêng kỵ

Một trong ba vị tổ nghiệp là trẻ con. Bởi, trẻ con ngày xưa rất thích ăn mía. Nếu mang mía vào, vị Tổ này sẽ lao vào ăn mà quên chứng cho đêm diễn. Từ đó sẽ dẫn đến việc nghệ sĩ bị quên lời khi bước lên sân khấu.

Thị cũng là một loại quả bị cấm mang vào bởi mùi thơm của nó sẽ gây chú ý với nghệ sĩ, khiến họ mất tập trung trước khi bước lên sân khấu.

Thắp hương tổ nghiệp trước khi lên sân khấu

Một trong những việc đầu tiên mà tất cả nghệ sĩ thường làm trước khi bước lên sân khấu là thắp nhang cầu nguyện tổ nghiệp phù hộ. Mọi người tin rằng nếu thiếu cầu nguyện, chắc chắn buổi biểu diễn sẽ gặp bất trắc. Câu nói cửa miệng của người trong giới là “bị tổ trác” để lý giải cho những sơ suất, đổ bể của một nghệ sĩ nào đó gặp sự cố trong  biểu diễn ở một chương trình nào đó.

Thắp hương là hành động "cúng Tổ nghề" trước khi lên sân khấu

Không cho tiền người ăn xin

Giới nghệ sĩ kiêng kị cho tiền vì họ nghĩ rằng cùng một ông Tổ không nên bố thí cho nhau. Họ có thể mượn tay người khác hoặc tự tay mua đồ ăn để cho chứ tuyệt nhiên không được bố thí tiền lẻ. Có thể câu chuyện này đã tồn tại quá lâu nên khi được truyền miệng lại, nó cũng khác đi ít nhiều khiến các nghệ sĩ trẻ hiểu lầm.

Ca sĩ Thanh Thảo nói: “Không phải nghệ sĩ tiếc tiền nhưng nếu cho người ăn xin là phạm đến tổ nghiệp. Làm nghề hát, điều ca sĩ sợ nhất là không được tổ nghiệp để mắt”. Theo chị lý giải, tổ nghiệp của nghề hát vốn là một người ăn xin hát rong. Ca sĩ Chiều Xuân cũng chia sẻ: “Tương truyền nghề hát và người ăn xin có chung một tổ nghiệp. Người trong giới nghệ thuật thường không cho họ tiền vì sợ một ngày kia sẽ giống như họ. Có thể mọi người không chia sẻ điều này nhưng đó là điều cấm kỵ đối với nghề hát của chúng tôi”.

Phụ nữ mang thai không nên đi ngang bàn thờ Tổ

Dù không rõ lý do hay nguồn gốc nhưng thường phụ nữ đang mang thai không nên đi ngang qua bàn thờ Tổ nghiệp trong các sân khấu. Đây cũng là một trong những điều đặc biệt kiêng cữ.

Không để phụ nữ mang thai đi ngang bàn thờ Tổ

Nhịn uống nước mía, ăn vịt lộn... trước khi biểu diễn

Muốn phần biểu diễn của mình suôn sẻ, không bị quên “bài”, không “bể show”, các nghệ sĩ tuyệt đối kiêng ăn những món ăn hột vịt lộn, dưa hấu, chuối, uống nước mía,… Đây là một số món ăn mà mọi người thường truyền miệng cho nhau để không bị quên, tránh ảnh hưởng đến công việc.

Trước giờ diễn không được uống nước mía

Lý do từ việc giới nghệ sĩ luôn nhắc nhau là không ăn mía ghim, uống nước mía vì tin rằng đốt mía bể ra sẽ kéo theo chương trình biểu diễn sắp tới sẽ bị bể; kiêng ăn bắp vì sợ lên sân khấu sẽ bị lắp ba lắp bắp; không ăn trái thị, cóc, ổi,... kiêng nói đến mưa hay bất cứ điều gì có nhuốm màu bất an...

Cấm trẻ con ngồi trên rương trang điểm

ngày xưa các đoàn hát đi diễn sẽ mang theo rất nhiều rương đồ diễn và phụ kiện. Khi đoàn dừng, rương hát được sắp ra hàng loạt. Đó sẽ là nơi để nghệ sĩ ngồi trang điểm. Nếu trẻ con ngồi lên rương và đá chân vào đó, trong Đoàn thể nào cũng xảy ra chuyện đánh lộn, cãi nhau. Đây là điều đã được NSƯT Thành Lộc thử làm và lần nào cũng dẫn đến một kết quả y hệt. Bản thân anh cũng không thể giải thích nhiều hơn về điều này.

Đừng giỡn hớt trong phòng trang điểm

Trong phòng hóa trang, các nghệ sĩ không được đùa giỡn, nói tục mà phải im lặng, trật tự. Các nghệ sĩ phải tập trung nhất để không bị Tổ phạt.

Nhiều nghệ sĩ trẻ hiện nay không giữ điều cấm này

Không sử dụng guốc vông lên sân khấu

Hành động này được cho là bất kính với Tổ, sẽ không được Tổ đãi. Nguyên nhân sâu xa được cho là các tượng thờ Tổ được làm từ cây vông, vì thế cây vông được xem như là cốt Tổ, mang guốc vông thể hiện sự coi thường tổ nghiệp, sẽ không được phù hộ.

Không dùng guốc vông trên sân khấu

Đừng động đến trống sau khi biểu diễn

Trừ lúc biểu diễn và luyện tập, không ai được phép động đến trống. Khi đoàn hát biểu diễn xong, trống là vật dụng không bao giờ được động đến và ai cũng ngầm hiểu đây là một điều kiêng kỵ. Người ta tin rằng trống là bộ phận trong cơ thể ông Tổ. Ngoài giờ diễn kiếm cơm, nghệ sĩ phải mang trả cho ông.

Không lấy trống ra đánh vui, đùa giỡn

Trang điểm lại từ đầu nếu được khen đẹp

Bình thường được khen trang điểm đẹp quá thì mọi người sẽ thích thú nhưng đối với nghệ sĩ đây là điều kiêng kỵ. Không rõ nguyên nhân vì sao lại có tục kì lạ này, chỉ biết rằng các nghệ sĩ khi đã hóa trang hoặc trang điểm xong mà được người khác khen hôm nay làm mặt đẹp quá thì họ sẽ âm thầm tẩy trang và trang điểm lại.

Trang điểm lại từ đầu nếu được khen đẹp

Từ Khóa:

Video liên quan

Chủ đề