Tại sao khi siêu âm phải bôi gel

Siêu âm là một kỹ thuật theo dõi và chẩn đoán bệnh trong y học khá phổ biến, được áp dụng trong nhiều chuyên khoa. Vậy siêu âm để làm gì, ý nghĩa của phương pháp này ra sao? Nếu bạn cũng đang băn khoăn và muốn tìm hiểu thì hãy theo dõi bài viết sau cùng MEDLATEC nhé.

1. siêu âm là gì?

Thuật ngữ siêu âm xuất hiện trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh trong ngành y khoa. Nó là một phương pháp dùng máy móc hiện đại để hỗ trợ cho các bác sĩ trong việc theo dõi tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này bệnh nhân cần được sự chỉ định từ bác sĩ.

Siêu âm để làm gì? Nó được dùng để kiểm tra sự bất thường và dị tật nếu có bên trong cơ thể con người. Siêu âm hiện nay được sử dụng để phục vụ cho việc thăm khám về: phụ khoa, tim mạch, ổ bụng, tuyến giáp, tuyến vú,... đều là các cơ quan quan trọng của con người.

Siêu âm là kỹ thuật hiện đại sử dụng trong y khoa để chẩn đoán và theo dõi bệnh

2. Cần chuẩn bị gì trước khi đi siêu âm

Người bệnh có cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm không? Điều này còn phụ thuộc vào vị trí mà bệnh nhân cần kiểm tra. Có một số loại siêu âm mà người bệnh không cần phải chuẩn bị gì hết. Tuy nhiên, cũng có một số loại siêu âm mà bệnh nhân phải kiêng một số thực phẩm, đồ ăn, thức uống và cần nhịn ăn trước khi đi siêu âm.

Thường thì bác sĩ sẽ dặn dò bạn khi đi siêu âm làm gì cũng như có cần phải kiêng thứ gì trước khi thăm khám hay không, nên bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề đó. Bên cạnh đó thì khi đi siêu âm, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên mặc đồ rộng rãi và thoải mái. Vì trong khi siêu âm có thể cần cởi bỏ đồ để quá trình chẩn đoán bệnh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn.

Tùy từng vị trí trên cơ thể cần kiểm tra bằng siêu âm mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng

3. Quy trình thực hiện việc siêu âm

Dưới đây là ba bước cơ bản trong quá trình siêu âm, khi đi thăm khám bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và nói qua về các bước thực hiện này. Tuy nhiên, để giảm tình trạng lo lắng trước khi đi siêu âm, bạn có thể tham khảo trước qua thông thông tin sau:

Bước 1: Khi người bệnh đã chuẩn bị sẵn sàng và nằm trên giường khám để siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên vị trí có thể kiểm tra được tổng quan bên trong cơ thể bệnh nhân, chính xác hơn thì sẽ thấy rõ bộ phận cần khám. Lớp gen này có tác dụng giúp đầu dò máy siêu âm tiếp xúc vào cơ thể bạn một cách dễ dàng.

Bước 2: Bác sĩ sẽ dùng công cụ của máy siêu âm là đầu dò và di chuyển nó xung quanh vùng đã bôi gel. Nó có chức năng phát và thu sóng siêu âm rất hiệu quả, kết quả thu về sẽ được truyền lên màn hình máy tính dưới dạng một thước phim ngắn và hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân.

Bước 3: Kết thúc quá trình thực hiện siêu âm, y tá và bác sĩ sẽ giúp bạn lau sạch chất gel ban đầu được bôi lên cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ lên bệnh án và trả kết quả siêu âm cho bạn dưới dạng hình ảnh cùng chẩn đoán về bệnh.

Tùy theo từng trường hợp, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa bạn giấy hẹn tái khám để làm thêm các xét nghiệm, siêu âm khác để đưa ra kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Siêu âm không hề gây đau đớn hay làm tổn hại cơ thể, do đó quá trình thực hiện cũng được diễn ra một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng nên nếu bạn chuẩn bị đi siêu âm cũng không cần suy nghĩ hay lo lắng nhiều.

Quá trình siêu âm được thực hiện nhanh chóng và không gây tổn hại cho cơ thể

4. Các loại hình siêu âm phổ biến hiện nay

Một số loại hình siêu âm hiện nay được áp dụng phổ biến và rộng rãi tại nhiều bệnh viện và cơ sở để phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là các phương pháp siêu âm khác nhau bạn có thể tham khảo thêm:

- Siêu âm 2D: Đây là phương pháp siêu âm hai chiều được sử dụng phổ biến nhất trong kỹ thuật siêu âm hiện nay tại nhiều chuyên khoa.

- Siêu âm 3D: Kỹ thuật siêu âm ba chiều này thường được áp dụng cho khoa sản, ngoại trong siêu âm thai, siêu âm tuyến giáp,...

- Siêu âm Doppler: Kỹ thuật siêu âm này khá là mới nhằm siêu âm mạch máu và phải có chỉ định của bác sĩ mới có thể thực hiện kỹ thuật này.

Ngoài ra, còn có nhiều hình thức siêu âm khác để thực hiện việc phát hiện, kiểm tra và thăm khám chuyên biệt cho một căn bệnh cụ thể như: siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm tuyến vú, siêu âm tim,...

Có nhiều phương pháp siêu âm ra đời để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng

5. Tác dụng của việc Siêu âm để làm gì?

Khi bạn đã biết tổng quát về kỹ thuật Siêu âm là gì cũng như quy trình thực hiện phương pháp này. Vậy tác dụng của việc siêu âm để làm gì? Chúng ta sẽ làm rõ những ưu điểm của kỹ thuật này trong việc theo dõi và chẩn đoán bệnh trong phần này nhé!

- Siêu âm giúp phát hiện tình trạng viêm nhiễm, dị tật, u ác tính và lành tính,... ở vị trí khó kiểm tra trong cơ thể con người như: thận, gan, mật, ổ bụng, tiểu khung,...

- Siêu âm hiện nay là kỹ thuật không thể thiếu trong khoa sản, vì nó giúp các bà mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh của em bé cũng như theo dõi được tình hình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó còn có thể phát hiện ra những dị tật về hình thái và một số bệnh trẻ có thể mắc phải khi ra đời.

- Với những người có nghi ngờ mắc các bệnh về sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu đạo thì siêu âm là công cụ hỗ trợ chính xác nhất trong việc xác định bạn có mắc các bệnh lý trên không cũng như biết được kích thước và vị trí sỏi trong cơ thể.

- Ngoài ra, chất lượng của máy siêu âm cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chẩn đoán tình trạng bệnh. Kết hợp cùng trình độ của bác sĩ cũng giúp đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Do đó, để việc siêu âm phát huy được hiệu quả tốt nhất thì lựa chọn cơ sở uy tín với máy móc đảm bảo chất lượng. Có đội ngũ y, bác sĩ tay nghề cao với nhiều năm kinh nghiệm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cơ sở uy tín trong chẩn đoán bệnh bằng siêu âm

Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC mọi nỗi lo lắng của bạn sẽ đều tan biến. Chúng tôi tự hào là một trong những cơ sở hàng đầu trong lĩnh vực y tế luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ được vấn đề siêu âm để làm gì? Cũng như biết thêm được một vài phương pháp, kỹ thuật siêu âm khác hiện nay. Nắm được quy trình thăm khám bằng siêu âm, giảm bớt nỗi lo lắng cho người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật này.

Nếu bạn đang cần hỗ trợ về các dịch vụ y tế tại MEDLATEC. Đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được các tư vấn viên tại MEDLATEC giải đáp mọi thắc mắc một cách chi tiết nhất nhé!

Ngày nay, siêu âm đã dần trở nên quá quen thuộc trong mọi lĩnh vực của chăm sóc sức khỏe. Trong thời đại bùng nổ về khoa học kỹ thuật, giá trị của phương pháp chẩn đoán này lại  càng được khẳng định. Gần như đi đến đâu cũng có thể bắt gặp được các phòng khám chuyên về siêu âm. Từ các bệnh viện lớn đến các trung tâm y tế địa phương, không có nơi nào là chưa trang bị phương tiện này. Vậy tại sao siêu âm lại đóng một vai trò quan trọng như thế? Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết thắc mắc này nhé!

1. Siêu âm là gì?

Siêu âm là một trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Chúng sử dụng sóng âm thanh để dựng lại các bộ phận bên trong cơ thể. Từ đó, các bác sĩ có cái nhìn gián tiếp về các tổn thương ở nội tạng.

Siêu âm ngày càng trở nên phổ biến hiện nay

2. Siêu âm hoạt động như thế nào?

Kỹ thuật này sử dụng một đầu dò phát ra chùm sóng âm thanh có tần số rất cao (gọi là sóng siêu âm) mà tai người không nghe được. Chúng đi xuyên vào cơ thể, lan truyền đến các cơ quan nội tạng bên trong. Sau đó, một phần sóng được phản hồi trở lại và được đầu dò thu nhận. Tín hiệu này được chuyển về bộ phận xử lý để cho ra những hình ảnh sống động mà ta thấy được.

Hình ảnh ghi lại được bằng siêu âm

3. Siêu âm được chỉ định khi nào?

Siêu âm là công cụ rất hữu ích trong chẩn đoán. Kỹ thuật này giúp bác sĩ đánh giá các triệu chứng không đặc hiệu như sưng, đau và nhiễm trùng. Chúng gần như là phương tiện đầu tay để tiếp cận cũng như loại trừ các tổn thương ở nội tạng.

Ngoài ra, siêu âm còn được dùng trong điều trị để dẫn đường cho một số thủ thuật bao gồm:

  • Chọc hút ổ áp xe.
  • Lấy mẫu sinh thiết mô bệnh.
  • Dẫn lưu dịch màng phổi …

4. Ưu điểm của siêu âm là gì?

Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán hoàn toàn an toàn do không có sử dụng tia xạ. Ngoài ra, chúng còn có một số điểm nổi bật như:

  • Phổ biến, dễ sử dụng và rẻ tiền
  • Phần lớn là không xâm lấn (không sử dụng kim hay tiêm vào cơ thể)
  • Nhanh chóng, không đau.
  • Dễ dàng phát hiện sự có mặt của chất dịch trong các khoang trong cơ thể (màng phổi, màng bụng,…)
  • Có thể sử dụng như phương tiện hướng dẫn cho các thủ thuật: sinh thiết, chọc hút dịch,…
  • Cho hình ảnh chi tiết về mô mềm (cơ, dây chằng,…).
  • Không ảnh hưởng đến thai kỳ.

5. Siêu âm có hạn chế gì?

Trả lời: Kẻ thù lớn nhất của siêu âm là chất khí và hơi. Do đó, đây không phải là kỹ thuật dùng để đánh giá thương tổn ở phổi, ruột, hay các cơ quan bị che bởi ruột,… Các bệnh nhân thừa cân, béo phì cũng gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá. Bởi vì lớp mỡ dày đã làm ngăn cản đường đi của sóng âm thanh, khiến cho hình ảnh tạo ra không còn được rõ nét.

6. Tôi cần chuẩn bị những gì?

Trả lời: Siêu âm thường không cần đến quá nhiều sự chuẩn bị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu có, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một cách kỹ lưỡng.

Các yêu cầu thường thấy bao gồm:

  • Về trang phục: ăn mặc thoải mái, không quá ôm để có thể dễ dàng bộc lộ vùng cần khảo sát.
  • Về các yêu cầu đặc biệt: sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ quan cần đánh giá. Bệnh nhân có thể cần nhịn ăn/uống trong vòng 12 giờ trước khi thực hiện siêu âm. Bệnh nhân cũng có thể phải uống rất nhiều nước và nhịn đi vệ sinh để chuẩn bị cho thủ thuật…

7. Siêu âm được thực hiện như thế nào?

Thông thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm thoải mái trên giường với mặt hướng lên trần nhà. Tuy nhiên, tùy cơ quan bị tổn thương, người bệnh có thể ở tư thế nghiêng người sang trái hoặc sang phải để hình ảnh thu được là rõ nét nhất.

Sau đó, một lớp gel mỏng được thoa lên vùng da cần khảo sát. Lớp gel này giúp cho đầu dò của máy dễ dàng thu nhận tín hiệu hơn. Cuối cùng, bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò tới lui trên khu vực nghi ngờ có tổn thương để quan sát kĩ lưỡng.

Khi đã có được hình ảnh mong muốn, quá trình siêu âm kết thúc và lớp gel khi nãy sẽ được lau sạch. Phần còn lại (nếu có) cũng sẽ khô đi nhanh chóng và không ảnh hưởng gì.

Trong một số trường hợp đặc biệt, đầu dò thậm chí sẽ được đưa vào “bên trong” cơ thể thông qua các lỗ tự nhiên (miệng, hậu môn,…) để cung cấp các thông tin quan trọng. Các kỹ thuật này bao gồm:

  • Siêu âm tim qua đường thực quản
  • Siêu âm qua ngả hậu môn
  • Siêu âm ngã âm đạo
Tùy trường hợp mà các loại đầu dò khác nhau có thể được sử dụng.

8. Tôi có cảm thấy khó chịu không?

Trả lời: Thông thường sẽ không gây đau và khá là dễ chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể sẽ cảm thấy ngược lại, đặc biệt là khi đầu dò được đưa vào bên trong cơ thể. Điều đáng mừng là, quá trình này thường diễn ra rất nhanh. Và sau khi kết thúc, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường ngay.

9. Tôi có thể hỏi ai về kết quả của mình?

Trả lời: Bác sĩ hình ảnh học, người được đào tạo chuyên về lĩnh vực siêu âm sẽ phân tích các hình ảnh thu được. Dựa trên kiến thức của mình, họ sẽ gợi ý các khả năng có thể xảy ra một cách khách quan.

Sau đó, bác sĩ lâm sàng kết hợp chúng với các triệu chứng mà bạn đang có để đưa ra kết luận cuối cùng. Họ cũng sẽ là người trả lời mọi thắc mắc mà bạn quan tâm.

Siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh tần số cao. Vì lí do đó, chúng mang lại một số lợi điểm nổi bật như: an toàn, nhanh chóng, rẻ tiền,… tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định khi cơ quan tổn thương chứa nhiều khí và hơi (như phổi, ruột,…)

Thông thường không cần chuẩn bị quá nhiều cho một lần siêu âm. Tùy cơ quan cần đánh giá mà các yêu cầu khác nhau sẽ được đưa ra. Dù là vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng khi bác sĩ có chỉ định. Quá trình này thường diễn ra rất nhanh và ít khi gây khó chịu cho người bệnh.

Dù bác sĩ hình ảnh học là người thực hiện trực tiếp thực hiện, bác sĩ lâm sàng mới là người đưa ra kết luận cuối cùng. Đừng nhầm lẫn vai trò của họ các bạn nhé. Hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nào!

Bác sĩ : Nguyễn Hồ Thanh An

Video liên quan

Chủ đề