Nhức nách có nghĩa là gì trên facebook

“Ngon nhức nách”, nói ra là biết dân Nam bộ!

Mỗi lần có dịp tụ tập ăn uống với đồng nghiệp, món nào ngon quá mà không biết diễn tả thế nào cho đúng, anh bạn lại quay sang tôi hỏi: “Ngon thế nào em?”

Tôi nhỏ nhẻ cười: “Thì ngon nhức nách chớ sao!”. Anh bạn vỗ đùi rồi cười hả hê: “Đúng rồi, ngon nhức nách!”. Lúc đó, mấy chị đồng nghiệp lại cười ngượng, yêu cầu tôi giải thích vì không hiểu sao mấy cha nội này khoái dữ. Tôi chỉ lắc đầu: “Dân xóm tôi, làng tôi cứ truyền miệng qua lại– từ địa phương của dân Nam bộ mà, không có trong từ điển tiếng Việt, biết đâu mà lần”.

Trò chơi kéo mo cau mà con nít Nam bộ vẫn còn chơi

Mà đâu chỉ có "ngon nhức nách", để diễn tả cái ngon quá mức chịu đựng, dân xóm tôi còn hay nói "ngon bá chấy" "ngon bà cố", qua miệng mấy đứa con nít trở thành "ngon bá chấy bọ chét". Ngon mà nói kiểu này, mấy bà, mấy dì lớn tuổi rất khó chịu, chau mày nhăn nhó nên dần dà chữ "bọ chét" bị bỏ lại.

Người Nam bộ ăn nói phóng khoáng, dễ hiểu như sự mộc mạc của làng quê

Từ địa phương của dân Nam bộ rất phong phú, dường như được sinh ra từ ruộng đồng, thôn xóm nên từ nào cũng đậm chất quê và phóng khoáng, giàu tính tượng hình, cứ 10 người nghe tôi nói từ địa phương thì 9 người hỏi: Dân Nam bộ đúng không? Quá đúng chứ sao!

Ví dụ, từ "to, lớn" qua miệng dân Nam bộ đâu còn là to hay lớn mà là "bự chà bá" hoặc "bự bành ki", "bự tổ bố", "bự tổ chảng" nghe sao cũng vui tai mà người nghe còn tưởng tượng được cái sự to lớn như thế nào. Để diễn tả sự cởi mở, thoải mái, dân tôi hay xài mấy cụm từ "mát trời ông địa" "quá xá quà xa". Hồi nhỏ, mỗi lần được bà ngoại dẫn theo ăn đám giỗ, mấy đứa con nít hàng xóm hay chọc tôi đi "ăn chực" nhưng tôi rất láu cá, vỗ bình bịch vô bụng nói: “Ai nói là ăn chực, ăn mát trời ông địa luôn vì món nào cũng ngon quá xá quà xa”. Tụi con nít nghe xong bỏ đi. Biết là tụi nó quê và ganh tị, hôm sau tôi đem mấy cái bánh ít bên đám giỗ ra chia, làm hòa, đứa nào ăn xong cũng khoái chí khen: “Ngon bá chấy bọ chét luôn”.

Từ địa phương ăn sâu vào máu quá cũng tạo nên nét đặc trưng cho chính người dùng. Đơn cử như tôi, hơn 35 mùa bánh chưng, làm mẹ của 2 nhóc nhưng vẫn thích xài từ địa phương vì sự mộc mạc, dễ thương của nó.

con nít Nam bộ chơi trò kéo mo cau ở sân nhà

Từ địa phương Nam bộ rất mộc mạc, gần gũi như chữ "cà" rất phong phú nào là "cà rịch cà tang" (diễn tả sự chậm chạp) hay "cà nghinh cà ngang" ( nghênh ngang), "cà kê dê ngỗng" (dài dòng), cà nhõng (rảnh rỗi không việc gì làm) mà có những thứ cà được đặt thành tên vía cho mấy đứa nhỏ khó nuôi, hay bệnh vặt như "Cà Luộc", "Cà Phuộc", "Cà Buộc"…mà xóm tôi có hơn 10 đứa - toàn đi chung một bà thầy cắt lễ hồi nhỏ xíu.

Mấy đứa này giờ đã lên chức ba, mẹ. Hôm rồi, có dịp họp lớp ở quán bạn thân, vừa gặp nó, tôi chạy lại hỏi liền: "Ê, Cà Buộc, mày khỏe không?" mà quên rằng giờ Cà Buộc là ông chủ quán cà phê rất lớn. Nhân viên đứng xung quanh há hốc miệng nhìn tôi cười tủm tỉm.

Bài và ảnh: THU HỒNG

Từ khi mở rộng hoạt động lên fanpage Facebook chính chủ, mẹ con Quỳnh Trần - bé Sa tích cực tương tác với khán giả hơn hẳn. Ngoài những chủ đề về nấu nướng, Youtube, chị Quỳnh cũng thường xuyên đăng ảnh, mở chuyên mục hỏi đáp, tâm sự cùng người theo dõi. Mới đây, một topic vu vơ trên fanpage Quỳnh Trần JP đã khiến dân tình chú ý vì sự “lầy quá lầy” của “chủ thớt” lẫn người comment.

Topic thảo luận gây cười xỉu của mẹ con Quỳnh Trần - bé Sa.

Cụ thể, Quỳnh Trần JP đã đăng đàn hỏi vu vơ: “Lâu lâu ngồi suy nghĩ tại sao người ta lại nói là ngon nhức nách vậy mọi người?”. Không ngờ chị lại nhận lại cả tá bình luận lý giải cực mặn mòi của cư dân mạng. Dưới đây là một phần giải đáp “lầy tiêu biểu”:

Những comment nghe sai sai nhưng lại cực hợp lý.

Chị Quỳnh cũng có những màn tung hứng “lầy lội” với người bình luận.

Đa số mọi người đều cho rằng đồ ăn ngon quá gắp nhiều nên bị… nhức nách.

Một nhà dinh dưỡng học “rởm” cho hay.

Quả “cua lái” này thì chịu rồi…

“Ngon nhức nách” là một cụm từ được nhiều người dân Việt Nam sử dụng, chị Quỳnh cũng thường xuyên nói trong các vlog mukbang. Thực chất, “ngon nhức nách” là ngôn ngữ Nam bộ, được người dân các xóm làng Nam bộ truyền miệng sử dụng. Từ "ngon bá chấy" "ngon bà cố", "ngon bá chấy bọ chét"... cũng xuất phát từ Nam bộ và có ý nghĩa tương tự.

Chỉ một câu hỏi vu vơ mà mẹ con Quỳnh Trần JP đã có cả rổ bình luận vừa “xàm duyên dáng”, vừa mặn mòi.

WeChoice Awards - Giải thưởng thường niên do Công ty cổ phần VCCorp tổ chức, với mong muốn tôn vinh những con người, kể những câu chuyện truyền cảm hứng nhất, những sự kiện, sản phẩm và công trình có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng - đã quay trở lại với thông điệp mới: Điều phi thường nhỏ bé.

Đó là câu chuyện về những điều phi thường được tạo nên từ những con người bình thường, giản dị nhất. Chính những phép màu, những điều dẫu nhỏ bé nhưng phi thường này, càng khiến chúng ta thêm tin vào vẻ đẹp của cuộc sống, của lòng nhân ái, và của chính con người.

Hãy cùng chúng tôi tôn vinh và bình chọn cho những câu chuyện, nhân vật mà bạn thấy xứng đáng tại WeChoice Awards 2019. Thời gian bình chọn từ ngày 31/12/2019 đến 23h59 ngày 11/01/2020.

Hành trình lan tỏa niềm cảm hứng của WeChoice Awards 2019 sẽ chính thức khép lại bằng một đêm Gala tôn vinh đầy cảm xúc được diễn ra vào 19h45 ngày 12/01/2020 và được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV2. Xem Livestream trên ứng dụng Lotus - Mạng xã hội để nhận ngay nhiều phần quà hấp dẫn.

Tất cả các thông tin về WeChoice Awards 2019 sẽ tiếp tục được cập nhật tại //wechoice.vn/

Video liên quan

Chủ đề