Tại sao hcm lại bùng dịch

Vì sao ổ dịch Covid-19 ở TP HCM khó kiểm soát?

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, toàn bộ sự phức tạp của TP HCM gây ra sự khó kiểm soát so với các địa phương khác, không chỉ bệnh viện mà còn chợ dân sinh, các khu công nghiệp cũng có ca mắc Covid-19.

  • Tổng Giám đốc Nanogen nói về đề nghị "cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin Nanocovax"

  • Vì sao nhiều nhân viên y tế đã tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn mắc bệnh?

  • Covid-19: Phải làm gì khi nghe ngóng, biết mình là F?

  • Vì sao người mắc Covid-19 ít triệu chứng, dễ tử vong?

PGS-TS Trần Đắc Phu

"TP HCM phức tạp ở chỗ đa nguồn lây, đa chuỗi lây nhiễm, đa ổ dịch. Thành phố là nơi giao lưu rất rộng rãi trên cả nước nên nó rất là phức tạp, trên địa bàn đông đúc và chật hẹp như thế áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cũng rất khó khăn.

Và đặc biệt là mối liên quan giữa TP HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Nội tại thành phố có các khu công nghiệp nên có sự lây đan xen giữa khu công nghiệp với cộng đồng và ngược lại. Sự phức tạp đó gây nên sự khó kiểm soát so với các địa phương khác. Ngoài các bệnh viện thì còn chợ dân sinh rồi các khu công nghiệp và nhiều các địa điểm cộng đồng khác cũng có những ca là đặc thù của đợt dịch này, và số ca mắc rất cao, cùng một lúc xét nghiệm được rất nhiều ca bệnh.

SARS-CoV-2 là biến chủng Delta từ Ấn Độ. Đây là chủng lây lan rất nhanh cộng với điều kiện môi trường dịch bệnh đông người, không gian kín, nhà ở công nhân chật chội tạo điều kiện cho nó lây lan. Phức tạp hơn rất nhiều các tỉnh khác là như vậy.

Vì đã để ổ dịch trong cộng đồng lây lan lâu rồi thì không biết được nguồn lây. Lây lan rộng nên có thể có những ca chạy ra nhiều nhánh, rồi có nhánh phát hiện được những nhánh không và nhiều chuỗi lây khác chứ không riêng gì ổ dịch truyền giáo. Có nhiều ca lẩn khuất trong cộng đồng thì chúng ta không biết nó đi từ đâu. Như đợt vừa rồi thì có ca từ TP HCM đã đi ra tới Hải Phòng, Thái Bình. Chưa kể trong TP HCM những lúc giao lưu giữa phường nọ với phường kia, giữa quận nọ với quận kia và nó lây lan diện rộng. Đây là cái việc vì sao nó nguy hiểm như vậy.

Tôi hy vọng TP HCM rút kinh nghiệm đợt giãn cách trước. Tất nhiên là không thể khống chế được ngay nhưng dần dần sẽ khống chế được. Đợt trước giãn cách theo Chỉ thị 16 vẫn còn tụ tập đông người, người ra người vào, giãn cách chậm, làm như vậy thì không thể không chế dịch".

(PGS-TS TRẦN ĐẮC PHU, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết ngày 26-6 về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở TP HCM).

D.Thu

TPO - Sau kỳ nghỉ Tết, các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM đã dần trở lại giai đoạn bình thường mới. Tuy nhiên, khi cộng đồng gia tăng đi lại và giao lưu, tiếp xúc thì số ca mới mắc COVID-19 cũng đang tăng nhanh trở lại.

Thông tin từ Bộ Y tế chiều 19/2 cho biết, trên địa bàn TPHCM trong ngày không có bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Cả 2 trường hợp tử vong được ghi nhận tại các bệnh viện đều được chuyển đến từ các tỉnh khác gồm Quảng Ngãi (1 ca); Bà Rịa – Vũng Tàu (1 ca).

Tuy nhiên, số ca mới mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố đang tăng nhanh, ngày 19/2 đã phát hiện 849 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trước đó, ngày 18/2 số ca mới mắc COVID-19 tại TPHCM ghi nhận 715 ca nhiễm mới; ngày 17/2 là 483 trường hợp.

Dịch COVID-19 gia tăng trở lại trên địa bàn thành phố sau Tết Nguyên Đán là tình huống đã được dự báo từ trước. Theo phân tích của Sở Y tế, nguyên nhân số ca mắc mới gia tăng trở lại là do người dân từ các tỉnh thành trở lại thành phố học tập, làm việc sau Tết, sự gia tăng giao lưu tiếp xúc, biến động dân cư và trẻ đi học trở lại… là nguyên nhân tăng nguy cơ lây nhiễm.

Để chủ động ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 gia tăng, bùng phát trở lại, ngày 18/2 Sở Y tế TPHCM đã có văn bản gửi các cơ sở y tế, UBND quận huyện cùng thành phố Thủ Đức đề nghị các địa phương rà soát, nâng năng lực điều trị F0, đặc biệt là với bệnh nhân tại nhà, xây dựng phương án y tế theo từng cấp độ dịch của mỗi địa phương.

Đến nay, hơn 90% người dân đang sinh sống tại TPHCM đủ tuổi đều được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Đa số F0 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Theo Sở Y tế với tình hình trên, mỗi trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 cộng đồng với 1 bác sĩ và 1 đến 2 điều dưỡng đủ khả năng chăm sóc, quản lý 50-100 hộ F0. Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng chỉ có nhân viên y tế, không có bác sĩ, thì trạm y tế và trạm y tế lưu động hỗ trợ chăm sóc 10-20 hộ có F0.

Cơ sở y tế chăm sóc, quản lý F0 tại nhà khi tiếp nhận thông tin người dân khai báo có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ. Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định là F0 theo quy định của Bộ Y tế, y tế địa phương sẽ xét nghiệm lại cho người bệnh bằng xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép.

TPHCM: Phát hiện chuỗi lây nhiễm COVID-19 ở xã đảo Thạnh An

Viện Pasteur TPHCM và Bệnh viện Chợ Rẫy có nhân sự lãnh đạo mới

Uống 1,5 lít nước ngọt mỗi ngày, bé gái rơi vào mê man

Tiêm chất làm đầy tạo tai Phật, người đàn ông suýt 'cụt tai'

TPHCM sẵn sàng đón du khách quốc tế

Nguyên nhân gây thiếu xe, loạn giá ở sân bay Tân Sơn Nhất

Vân Sơn

Video liên quan

Chủ đề