Vì sao tỏi ngâm giấm lại có màu xanh

Nhiều người rất thích món tỏi ngâm dấm, đặc biệt là khi ăn kết hợp cùng các món ăn kèm như bún, trứng vịt lộn… Tuy nhiên, khi tỏi ngâm dấm chuyển qua màu xanh, rất nhiều người lo ngại liệu có ăn được không? Lỡ ăn rồi thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc trên nhé. 

Tỏi ngâm dấm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Hiện đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh điều này. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường axit sẽ kích thích các thành phần dược lý trong tỏi, giúp đề phòng các bệnh tim mạch. Nếu bạn ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp giảm được cholesterol bám trên thành mạch ngăn ngừa xơ cứng động mạch, xuất huyết não.. Tỏi còn giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Ăn tỏi còn có thể ngừa ung thư da, ung thư dạ dày. Tỏi cũng có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình lão hóa, giúp bạn trẻ lâu hơn.

Tác dụng của tỏi

Bảo vệ tim mạch: Ăn tỏi giúp nồng độ cholesterol và lipid trong máu giảm đi đáng kể. Nhờ vậy, những người mắc bệnh tim mạch thường được khuyến khích ăn tỏi để giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim hay các bệnh liên quan đến huyết áp, máu nhiễm mỡ …

Chữa đau họng, phòng cảm cúm: Do tính kháng khuẩn trong tỏi rất mạnh nên chúng có tác dụng giảm đau họng khi bị cảm cúm. Nếu bạn đang bị ho có thể dùng tỏi đun sôi rồi cho thêm mật ong vào uống. Vị tỏi sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng ho sớm.

Phòng chống ung thư: Tỏi được xem là thần dược để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vòm họng … Thậm chí, một nghiên cứu đã từng chỉ ra rằng những người ăn tỏi thường có tỷ lệ bị ung thư da và ung thư dạ dày thấp hơn 60 % so với người không thường xuyên ăn tỏi.

Tỏi ngâm dấm chuyển sang màu xanh có độc tố không?

Theo các chuyên gia, việc tỏi ngâm dấm rất hay bị chuyển sang màu xanh là điều hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tỏi chuyển sang màu xanh là do củ tỏi đang còn non nên dễ chuyển sang màu xanh. Nhiều bà mẹ lo ngại rằng tỏi ngâm dấm chuyển sang màu xanh thì sẽ bị ngộ độc.Tuy nhiên bạn có thể ăn tỏi ngâm dấm màu xanh mà không lo bị ngộ độc vì hiện tượng tỏi ngâm dấm chuyển sang màu xanh là do enzim trong tỏi sẽ phá vỡ các hợp chất Sulphur có trong tỏi, sau đó tấc động với đồng trong dấm để tạo thành đồng sulphide có màu xanh. Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.

Cách chọn mua và bảo quản tỏi

Chọn mua tỏi tốt

Để bảo quản được tỏi lâu trước hết cần lựa chọn những củ tỏ rắn chắc, to, không bị sâu mọt, đó là những củ tỏi đã chín chứ không bị non. Kiểm tra lớp vỏ phía ngoài ở đầu củ tỏi, chúng phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng. Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng sẽ không có mùi thơm.

Chọn đồ đựng tỏi

Ở các siêu thị thường có sẵn những túi lưới đựng tỏi rất hữu ích. Chúng rất tốt cho việc giữ tỏi tươi suốt một thời gian dài. Nếu các chị em không thích mua túi lưới đựng tỏi sẵn này thì có thể sử dụng một chiếc túi giấy màu sẫm để bảo quản tỏi, môi trường tối cũng giúp giữ được tỏi lâu hơn.

Môi trường để tỏi

Chọn một chỗ trong bếp thật khô và thoáng để bảo quản tỏi. Điều này giúp tỏi không bị đắng và mất hương vị đặc trưng sau thời gian. Sự lưu thông không khí rất quan trọng để vi khuẩn không tấn công tỏi và làm hỏng nó.

Đặc biệt, không nên để tỏi trong tủ lạnh. Việc này sẽ khiến tỏi mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà nó có. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra tỏi, nếu thấy củ nào có dấu hiệu sắp hỏng thì lập tức bỏ ra để tránh lây sang những củ khác. Không nên để tỏi ở nơi ẩm ướt hay quá nóng, nó sẽ làm tỏi nhanh mọc mầm và nhanh chóng làm hỏng tỏi.

Cách ngâm tỏi không bị xanh

Nguyên liệu

  • Tỏi
  • Ớt
  • Dấm gạo hoặc dấm hoa quả
  • Muối ăn
  • Nước sôi để nguội

Cách làm

  • Bóc sạch lớp vỏ tỏi ở phía ngoài. Tiếp đó rửa sạch những tép tỏi.
  • Chuẩn bị 1 âu nước sôi và cho 2 thìa muối vào
  • Cho tỏi vào âu nước sôi già có muối loãng ngâm khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp món tỏi ngâm dấm luôn trắng giòn.
  • Sau khi ngâm nước sôi xong, vớt tỏi ra rổ để cho ráo nước.
  • Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho dấm vào sao cho ngập ớt và tỏi
  • Sau khoảng 1 tuần là bạn đã có món tỏi ngâm dấm trắng giòn. Bạn có thể ngâm trong lọ cả tháng mà không phải lo lắng tỏi chuyển sang màu xanh.

Tỏi ngâm dấm có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Hiện nay, có không ít nghiên cứu khoa học về công dụng của tỏi đối với sức khỏe.

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường axit sẽ kích thích các thành phần dược lý trong tỏi, theo Vietnamnet.

Chính vì vậy, tỏi ngâm dấm có tác dụng trong việc đề phòng các bệnh tim mạch. Vì dấm chính là môi trường axit kích thích thành phần dược lý ở trong tỏi.

Nếu bạn ăn tỏi thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol bám trên thành mạch ngăn ngừa xơ cứng động mạch, xuất huyết não… Tỏi còn giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Ăn tỏi còn có thể ngừa ung thư da, ung thư dạ dày. Tỏi cũng có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình lão hóa, giúp bạn trẻ lâu hơn.

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh có độc không?

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh vẫn có thể ăn được, tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh không tốt bằng tỏi già ngâm dấm bình thường. Ảnh minh họa.

Nếu ngâm tỏi không đúng cách, tỏi có thể chuyển sang màu xanh và nhiều người tỏ ra lo ngại, không dám ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tỏi chuyển màu xanh hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân tỏi chuyển màu như vậy là do bạn dùng tỏi non để ngâm. Vì vậy, bạn có thể ăn tỏi ngâm dấm bị xanh mà không lo sợ bị độc.

Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và được ngâm đúng cách. Theo thống kê, tỏi ngâm dấm là món được dùng từ lâu đời nhưng chưa có ca nào ngộ độc được ghi nhận.

Cách làm tỏi ngâm dấm đúng cách, không bị xanh

Nguyên liệu:

- 500gr tỏi

- Quả ớt: khoảng 10 quả

- 400ml dấm gạo (hoặc dấm hoa quả)

- 2 thìa nhỏ muối

- 1 âu nước sôi già

Cách làm:

Bước 1: Tỏi bóc sạch vỏ áo phía ngoài. Tiếp theo, rửa sạch những tép tỏi.

Bước 2: Sau đó chuẩn bị 1 âu nước sôi già và cho 2 thìa muối vào.

Bước 3: Cho tỏi vào âu nước sôi già có muối loãng ngâm khoảng 10 phút việc này sẽ giúp món tỏi ngâm dấm luôn trắng giòn.

Bước 4: Sau khi ngâm nước sôi xong, vớt tỏi ra rổ để cho ráo nước.

Bước 5: Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho dấm vào sao cho ngập ớt và tỏi.

Sau 1 tuần là bạn đã có món tỏi ngâm dấm trắng giòn. Bạn ngâm trong lọ cả tháng mà tỏi vẫn không bị ngả màu xanh.

Theo Nhã Nam (Người đưa tin)

Theo các chuyên gia, tỏi ngâm trong môi trường axit sẽ kích thích các thành phần dược lý trong loại củ này. Tỏi ngâm giấm có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, xuất huyết não...

Một nghiên cứu đã chỉ ra, người thường xuyên ăn tỏi có tỷ lệ bị ung thư da, ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với người không ăn. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp giảm đau khớp, làm chậm chậm quá trình lão hóa.

Tỏi ngâm giấm chuyển sang màu xanh trên thực tế không phải hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường là do tỏi vẫn còn non. Do đó, bạn có thể ăn tỏi ngâm giấm chuyển xanh mà không lo ngộ độc, tuy nhiên, hương vị cũng như khả năng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.

Tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh là hiện tượng không hiếm gặp, mọi người có thể ăn mà không lo ngộ độc (Ảnh minh họa)

Cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh

- Chọn mua tỏi già, bóc sạch vỏ áo phía ngoài củ tỏi, rửa sạch rồi cho vào âu nước sôi già pha muối loãng ngâm khoảng 10 phút.

- Vớt tỏi ra, để ráo nước. Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho giấm vào sao cho ngập ớt và tỏi.

- Tỏi ngâm giấm có thể sử dụng sau 1 tuần. Lưu ý, việc ngâm tỏi vào nước muối loãng sẽ giúp tỏi ngâm được giòn, trắng hơn.

Cần lưu ý gì khi ăn tỏi?

- Không ăn tỏi khi đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không kèm các loại thực phẩm khác. Chất allicin trong tỏi dễ khiến tính kháng sinh phát tác gây nóng dạ dày, lâu dài có thể dẫn tới loét dạ dày.

- Không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng không quá 10g. Tỏi có vị cay, ăn nhiều sẽ làm mất cân bằng môi trường trong dạ dày, dễ dẫn tới chán ăn, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến thận.

- Người mắc bệnh gan không nên ăn nhiều tỏi vì loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người bệnh gan ăn tỏi sẽ càng nóng hơn và gây tổn thương gan nhiều hơn.

- Không ăn tỏi khi bị đi tả vì chất allicin sẽ kích thích thành ruột gây nghẽn mạch máu, phù nề làm bệnh thêm nặng.

Video liên quan

Chủ đề