Tại sao dân myanmar đảo chính

TPO - Theo Forbes (*), việc quân đội Myanmar từ chối công nhận kết quả bầu cử và việc Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt có thể giống như một sự tái hiện lại lịch sử Myanmar.

Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948, Myanmar đã trở thành vùng đất của các cuộc xung đột chồng chéo giữa nhiều lực lượng; quân đội dân tộc thiểu số và chính phủ quốc gia; các lợi ích đối nghịch trong buôn bán ma túy...

Năm 1962, quân đội Myanmar (Tatmadaw) dưới sự chỉ đạo của tướng Ne Win đã lật đổ chính quyền dân sự và thiết lập một chế độ tập trung, độc tài. Cuộc đảo chính một phần xuất phát từ lo ngại rằng chính phủ dân sự không thể đàn áp mạnh mẽ các phong trào dân tộc thiểu số và các lực lượng vũ trang của họ.

 Tháng 8/1988, các cuộc biểu tình dẫn đến việc phế truất Ne Win - để rồi một chính quyền quân sự mới lên nắm quyền vào tháng 9 kéo theo một cuộc đàn áp đẫm máu khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Tại sao dân myanmar đảo chính

Chính biến ở Myanmar: Cuộc sống đảo lộn chỉ sau một đêm

 Tuy nhiên, chính quyền đã tổ chức các cuộc bầu cử vào năm 1990, và đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD) của Suu Kyi, con gái của một vị tướng bị ám sát, đã thắng áp đảo.

 Chính quyền từ chối chấp nhận kết quả này và hủy bỏ cuộc bầu cử, bắt giữ nhiều thành viên của đảng đối lập và quản thúc bà Suu Kyi tại gia liên tục trong hai thập kỷ.

 Sau làn sóng phản đối mới vào năm 2007, giới lãnh đạo quân đội Myanmar một lần nữa thực hiện các bước để chuyển đổi sang chế độ dân chủ. Nhưng lần này quân đội đã thực hiện các biện pháp để đảm bảo họ không mất chỗ đứng quyền lực, giữ các bộ chủ chốt và 25% ghế trong quốc hội cho những người quân đội chỉ định, soạn lại hiến pháp mới để ngăn bà Suu Kyi giữ chức tổng thống.

 Tuy nhiên, đảng NLD của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử vào năm 2015 và 2020, và bà đã đóng vai trò điều hành trên thực tế trong văn phòng mới được thành lập là “Cố vấn Nhà nước Myanmar”.

 Dù vậy, Tatmadaw đã từ chối tuân theo chế độ dân sự và theo đuổi chương trình nghị sự của riêng mình. Giao tranh giữa quân đội và người dân tộc thiểu số thực sự gia tăng trong những năm 2010, với việc Tatmadaw tung ra các cuộc tấn công mới chống lại nhiều nhóm nổi dậy.

 Thể chế bầu cử dân chủ và quản trị dân sự ở Myanmar đã mở ra một làn sóng ngoại giao, đầu tư và du lịch từ các quốc gia phương Tây. Nó cũng dẫn đến quan hệ khó xử với Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ giữa phương Tây với Myanmar đã bị đình trệ vào khoảng năm 2017 do một chiến dịch mà nhiều người gọi là “diệt chủng” nhắm vào người thiểu số Rohingya.

Mối quan hệ và sự gắn bó kinh tế giữa Myanmar và thế giới phương Tây bị rạn nứt. Nhưng sự kiện này không gây ra chỉ trích từ Bắc Kinh. Thay vào đó, Trung Quốc đã cải thiện mối quan hệ với NLD bằng cách cung cấp các lợi ích kinh tế thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Forbes nhận định: “Cuộc đảo chính quân sự sẽ làm xấu đi mối quan hệ của Myanmar với nhiều nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Điều đó sẽ tạo ra khoảng trống mà Bắc Kinh có thể tìm cách lấp đầy bằng cách hậu thuẫn chính phủ Tatmadaw, cũng giống như họ đã cải thiện quan hệ với chính phủ quân sự của Thái Lan kể từ khi nước này nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 2014”.

Mặc dù Tatmadaw có vũ khí và quân lực trong tay, nhưng điều đó không đảm bảo họ chiến thắng trong cuộc chiến giành tính hợp pháp chính trị. Các cuộc bầu cử liên tiếp đã nhiều lần khẳng định sự nổi tiếng của bà Suu Kyi cũng như các khía cạnh hạn chế trong cơ sở chính trị của quân đội. Quyết định theo đuổi một cuộc đảo chính chắc chắn xuất phát từ lo ngại của Tatmadaw rằng những lần tái xác nhận trong bầu cử này có thể dần dần làm xói mòn quyền lực của phe quân đội.

 (*) Quan điểm và dữ liệu trong bài viết là của tạp chí Forbes (Mỹ), không phản ánh quan điểm của Tiền Phong.

Tại sao dân myanmar đảo chính

Vì sao Trung Quốc ‘khoanh tay’ trước đảo chính ở Myanmar?

Tại sao dân myanmar đảo chính

Đảo chính tại Myanmar: Quân đội kiểm soát đất nước

Tại sao dân myanmar đảo chính

Việt Nam nêu quan điểm về đảo chính ở Myanmar

Cuộc đảo chính Myanmar năm 2021 bắt đầu vào rạng sáng ngày 1 tháng 2 năm 2021, khi các thành viên đảng cầm quyền được bầu lên một cách dân chủ (do dân cử), tức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), bị Tatmadaw—Quân đội Myanmar—phế truất và trao lại quyền lực cho chính quyền quân phiệt (chính quyền có quân đội cai trị). Quyền Tổng thống Myint Swe ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và tuyên bố quyền lãnh đạo đất nước thuộc về Tổng tư lệnh Dịch vụ Phòng vệ Min Aung Hlaing. Chính quyền mới tuyên bố kết quả của tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 là không hợp lệ và tuyên bố ý định tổ chức một cuộc bầu cử mới khi tình trạng khẩn cấp kết thúc.[3][4] Cuộc đảo chính xảy ra một ngày trước khi Nghị viện Myanmar sẽ tuyên thệ các chính khách được bầu lên trong cuộc bầu cử 2020, khiến cho quá trình này không thể diễn ra.[5][6][7] Tổng thống Win Myint, Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các thành viên nội các, các nhân viên cấp cấp dưới của họ và các thành viên nghị viện đã bị bắt giữ.[8][9]

Tại sao dân myanmar đảo chính
Đảo chính Myanmar 2021Một phần của các xung đột nội bộ và khủng hoảng chính trị tại Myanmar
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi (trái) bị Tatmadaw phế truất, và lãnh đạo phe đảo chính, Đại tướng Min Aung Hlaing (phải)
Thời gian1 tháng 2 năm 2021; 16 tháng trước (2021-02-01)
Địa điểm

Myanmar

Kết quả

Đảo chính quân sự thành công

  • Kết thúc chính quyền dân sự và áp đặt lại chế độ quân phiệt
  • Win Myint và Aung San Suu Kyi bị giam giữ và phế truất
  • 24 bộ trưởng và thứ trưởng bị phế truất[1]
  • Kết quả của cuộc tổng tuyển cử 2020 bị bãi bỏ, kêu gọi một cuộc bầu cử mới[2]
  • Quốc hội Liên bang Myanmar bị giải tán
  • Tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng một năm (sau đó gia hạn đến 2 năm và 6 tháng)[2]
  • Min Aung Hlaing nắm chức Chủ tịch Hội đồng Chính quyền Nhà nước Myanmar, đứng đầu chính phủ Myanmar
  • Myint Swe nắm chức quyền tổng thống
  • Thành lập nội các mới
  • Bắt đầu các cuộc biểu tình Myanmar 2021, sau này tiến triển thành cuộc nổi loạn
Tham chiến

Tại sao dân myanmar đảo chính
Chính phủ Myanmar

  • Tại sao dân myanmar đảo chính
    Liên minh Quốc gia vì Dân chủ
Tại sao dân myanmar đảo chính
TatmadawChỉ huy và lãnh đạo
Tại sao dân myanmar đảo chính
Aung San Suu Kyi
(Cố vấn nhà nước Myanmar)
Tại sao dân myanmar đảo chính
Win Myint
(Tổng thống Myanmar)
Tại sao dân myanmar đảo chính
Min Aung Hlaing (Tổng tư lệnh Dịch vụ Phòng vệ)
Tại sao dân myanmar đảo chính
Myint Swe
(Phó tổng thống Myanmar)Thương vong và tổn thất 1719 người chết 9984 người bị bắt giữ

Vào ngày 3 tháng Hai năm 2021, Win Myint bị buộc tội vi phạm các quy định chiến dịch bầu cử và các quy định về đại dịch COVID-19 theo mục 25 của Định luật Quản lý Thiên tai. Aung San Suu Kyi bị buộc tội vi phạm luật khẩn cấp COVID-19 và nhập khẩu, sử dụng trái phép các thiết bị radio và liên lạc, cụ thể là sáu thiết bị ICOM từ đội an ninh của bà và một bộ đàm; những thiết bị này bị hạn chế ở Myanmar và cần được các cơ quan liên quan đến quân đội cho phép trước khi tàng trữ.[10] Cả hai đều bị giam giữ trong hai tuần.[11][12][13] Aung San Suu Kyi nhận thêm một cáo buộc hình sự vì vi phạm Đạo luật Thảm họa Quốc gia vào ngày 16 tháng Hai,[14] thêm hai cáo buộc bổ sung vì vi phạm luật truyền thông và ý định kích động náo động trong dân chúng vào ngày 1 tháng Ba, và một cáo buộc khác vì vi phạm Đạo luật Bí mật Chính thức (đạo luật bảo vệ bí mật quốc gia) vào ngày 1 tháng Tư[15][16]

Tính đến ngày 29 tháng 3 năm 2022[cập nhật], ít nhất 1.719 dân thường, bao gồm trẻ em, đã bị sát hại bởi lực lượng của chính quyền và 9.984 người bị bắt giữ.[17] Ba thành viên đáng chú ý của NLD cũng đã chết khi bị cảnh sát giam giữ trong tháng 3 năm 2021.[18][19]

 

Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã giành chiến thắng long tròi lở đất trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 ở Myanmar.

Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã bị bủa vây bởi bất ổn chính trị kể từ khi nước này được Anh trao trả độc lập vào tháng Một năm 1948. Từ năm 1958 đến năm 1960, quân đội thành lập một chính phủ tạm quyền tạm thời theo lệnh của U Nu, thủ tướng thời bấy giờ của đất nước do dân cử, để giải quyết các cuộc đấu đá chính trị nội bộ.[20] Quân đội đã tự nguyện khôi phục lại chính quyền dân sự sau khi tổ chức cuộc tổng tuyển cử năm 1960 ở Miến Điện.[21] Chưa đầy hai năm sau, quân đội lại nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 1962, dưới sự lãnh đạo của Ne Win, và sau đó kéo theo 26 năm quân đội cai trị.[22]

Năm 1988, cả nước nổ ra các cuộc biểu tình rầm rộ. Được mệnh danh là Cuộc nổi dậy 8888, cuộc bất ổn dân sự này bị châm ngòi bởi quản lý kinh tế tồi tệ của nhà nước, khiến Ne Win phải từ chức.[23] Vào tháng Chín năm 1988, các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội đã thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Nhà nước (SLORC), và sau đó nắm quyền.[23] Aung San Suu Kyi, con gái của người sáng lập đất nước hiện đại Aung San, đã trở thành một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng trong thời kỳ này. Năm 1990, quân đội cho phép bầu cử tự do vì cho rằng quân đội được sự ủng hộ của dân chúng. Cuối cùng, cuộc bầu cử kết thúc với chiến thắng long trời lở đất cho đảng của bà Aung San Suu Kyi—Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Tuy nhiên, quân đội từ chối nhượng quyền và quản thúc bà tại gia.[24][25][26]

Quân đội tiếp tục nắm quyền trong 22 năm nữa cho đến năm 2011,[27] theo lộ trình của quân đội vạch ra để đi đến dân chủ, trong thời gian đó Hiến pháp năm 2008 của Myanmar được soạn thảo. Từ năm 2011 đến năm 2015, một quá trình chuyển đổi dân chủ thử nghiệm đã bắt đầu và các cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 2015 đã dẫn đảng của bà Aung San Suu Kyi, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đến chiến thắng. Tuy nhiên, quân đội vẫn giữ quyền lực đáng kể, bao gồm cả quyền bổ nhiệm 1⁄4 trong số tất cả các thành viên nghị viện.[8][28]

Cuộc đảo chính năm 2021 diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử vào ngày 8 tháng Mười Một năm 2020, trong đó NLD đã giành được 396 trong số 476 ghế trong quốc hội, chiến thắng được còn nhiều số ghế hơn so với bầu cử năm 2015. Đảng ủy nhiệm của quân đội, Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển, chỉ giành được 33 ghế.[8]

Quân đội phản đối kết quả, cho rằng cuộc bỏ phiếu là gian lận. Nỗ lực đảo chính được đồn là có tồn tại trong vòng vài ngày, khiến các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp, Hoa Kỳ[8] và Úc[29] tuyên bố quan ngại.

Vào ngày 1 tháng Hai năm 2021, phát ngôn viên NLD Myo Nyunt nói rằng Aung San Suu Kyi, Win Myint, Han Tha Myint, và các lãnh đạo đảng khác đã bị "bắt đi" trong một cuộc đột kích vào sáng sớm. Myo Nyunt nói thêm rằng anh ta chắc cũng sớm sẽ bị bắt đi. Nhiều kênh liên lạc ngừng hoạt động—đường dây điện thoại đến thủ đô, Naypyidaw, bị gián đoạn, đài truyền hình MRTV của nhà nước cho biết họ không thể phát sóng do "sự cố kỹ thuật",[30] và Internet gián đoạn trên diện rộng đã được báo cáo bắt đầu từ khoảng 3 giờ sáng.[31] Quân đội đã làm gián đoạn các dịch vụ di động trên khắp đất nước giống như chiến thuật "công tắc chết" (ngắt một công tắc để ảnh hưởng đến mọi giao thông mạng) trước đây được sử dụng trong các khu vực xung đột diễn ra tại các tiểu bang Chin và Rakhine.[32] Tất cả các ngân hàng là thành viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng Myanmar đã đình chỉ dịch vụ tài chính của họ.[33]

Khoảng 400 thành viên được bầu lên nghị viện (nghị sĩ) đã bị quản thúc tại gia, giới hạn trong một tổ hợp nhà ở của chính phủ tại Naypyidaw.[34] Sau cuộc đảo chính, NLD đã sắp xếp để các nghị sĩ ở lại khu phức hợp cho đến ngày 6 tháng Hai.[35] Những người sử dụng mạng xã hội bắt đầu kêu gọi các nghị sĩ triệu tập một phiên họp nghị viện trong một nhà khách của chính phủ, vì nhóm các nghị sĩ này đủ sĩ số để mở một phiên họp, theo quy định của Hiến pháp.[35] Đáp lại, quân đội đã ban hành một sắc lệnh khác cho các nghị sĩ nhiều nhất 24 giờ để rời khỏi khuôn viên nhà khách.[35] Vào ngày 4 tháng Hai, 70 nghị sĩ NLD tuyên thệ nhậm chức để phản đối cuộc đảo chính.[36]

Trong cuộc đảo chính, binh lính cũng bắt giữ một số nhà sư Phật giáo đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Nghệ tây năm 2007, bao gồm Myawaddy Sayadaw và Shwe Nyar War Sayadaw, những người chỉ trích thẳng thắn quân đội.[37][38] Các nhà hoạt động lãnh đạo cuộc nổi dậy 8888, bao gồm Mya Aye, cũng bị bắt giữ.[39] Tính đến ngày 4 tháng Hai, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị đã xác định 133 quan chức, nhà lập pháp và 14 nhà hoạt động xã hội dân sự bị quân đội giam giữ do hậu quả của cuộc đảo chính.[37]

  •   Úc: Chính phủ cho biết họ "quan ngại sâu sắc" về tình hình và kêu gọi quân đội giải quyết các tranh chấp thông qua các cơ chế hợp pháp và trả tự do ngay lập tức cho tất cả các nhà lãnh đạo dân sự và những người khác bị giam giữ bất hợp pháp. Họ cũng kêu gọi triệu tập lại Quốc hội, phù hợp với kết quả của cuộc bầu cử tháng 11.[40]
  •   Hoa Kỳ: Nhà Trắng cho biết "Hoa Kỳ bị cảnh báo trước các báo cáo rằng quân đội Myanmar đã thực hiện các bước để phá hoại quá trình chuyển đổi dân chủ của đất nước, bao gồm việc bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức dân sự khác ở Myanmar. Tổng thống Biden đã đã được Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan thông báo ngắn gọn. Chúng tôi tiếp tục khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các thể chế dân chủ của Myanmar và phối hợp với các đối tác khu vực của chúng tôi, thúc giục quân đội và tất cả các bên khác tuân thủ các chuẩn mực dân chủ và pháp quyền, đồng thời thả những người bị giam giữ hôm nay. Hoa Kỳ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả của các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar và sẽ có hành động chống lại những người chịu trách nhiệm nếu các bước này không được đảo ngược, những người đã phải chịu đựng rất nhiều trong hành trình tìm kiếm dân chủ và hòa bình."[41]
  •   Liên Hợp Quốc: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên từ bỏ mọi hình thức khiêu khích sau cuộc tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11.[42]
  •   Trung Quốc: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh đã bày tỏ "hy vọng các bên khác nhau sẽ giải quyết phù hợp những khác biệt trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp, nhằm bảo vệ ổn định chính trị và xã hội" đồng thời nhấn mạnh "Trung Quốc là láng giềng thân thiện của Myanmar".[43]
  •   Vương quốc Anh: Thủ tướng Boris Johnson lên án cuộc đảo chính là "giam giữ phi pháp những cá nhân dân sự" tại Myanmar, yêu cầu thả tự do các nhà lãnh đạo dân sự và "lá phiếu của cử tri Myanmar phải được tôn trọng".
  •   Việt Nam: Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, cho biết "Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp dân chủ tại Myanmar, phù hợp với mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar".[44]

  1. ^ “Myanmar coup: Aung San Suu Kyi detained as military seizes control”. BBC News (bằng tiếng Anh). 1 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b “Myanmar's Military Leader Declares Himself Prime Minister And Promises Elections”. Associated Press. NPR. 2 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ Chappell, Bill; Diaz, Jaclyn (1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar Coup: With Aung San Suu Kyi Detained, Military Takes Over Government”. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ Strangio, Sebastian (8 tháng 2 năm 2021). “Protests, Anger Spreading Rapidly in the Wake of Myanmar Coup”. The Diplomat. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ Reuters (ngày 1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar military seizes power, detains elected leader Aung San Suu Kyi”. news.trust.org.
  6. ^ huaxia biên tập (ngày 1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar gov't declares 1-year state of emergency: President's Office”. xinhuanet.
  7. ^ “Myanmar Leader Aung San Suu Kyi, Others Detained by Military”. voanews.com. VOA (Voice of America). ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ a b c d Beech, Hannah (ngày 31 tháng 1 năm 2021). “Myanmar's Leader, Daw Aung San Suu Kyi, Is Detained Amid Coup”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ Mahtani, Shibani; Lynn, Kyaw Ye (ngày 1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar military seizes power in coup after detaining Aung San Suu Kyi”. The Washington Post. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  10. ^ Myat Thura; Min Wathan (3 tháng 2 năm 2021). “Myanmar State Counsellor and President charged, detained for 2 more weeks”. Myanmar Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ Withnall, Adam; Aggarwal, Mayank (3 tháng 2 năm 2021). “Myanmar military reveals charges against Aung San Suu Kyi”. The Independent (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ Quint, The (4 tháng 2 năm 2021). “Days After Coup, Aung San Suu Kyi Charged for Breaching Import Law”. The Quint (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ Solomon, Feliz (3 tháng 2 năm 2021). “After Myanmar Coup, Aung San Suu Kyi Accused of Illegally Importing Walkie Talkies”. Eminetra (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  14. ^ “Myanmar coup: Aung San Suu Kyi faces new charge amid protests”. BBC News. 16 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.
  15. ^ Regan, Helen; Harileta, Sarita (2 tháng 4 năm 2021). “Myanmar's Aung San Suu Kyi charged with violating state secrets as wireless internet shutdown begins”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ “Aung San Suu Kyi hit with two new criminal charges”. Frontier Myanmar (bằng tiếng Anh). 1 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
  17. ^ https://aappb.org Bản mẫu:Bare URL inline
  18. ^ “Myanmar coup: Party official dies in custody after security raids”. BBC News. 7 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ “Second Myanmar official dies after arrest, junta steps up media crackdown”. Reuters. 9 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  20. ^ “On This Day | The Day Myanmar's Elected Prime Minister Handed Over Power”. The Irrawaddy (bằng tiếng Anh). 26 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  21. ^ Butwell, Richard; von der Mehden, Fred (1960). “The 1960 Election in Burma”. Pacific Affairs. Pacific Affairs, University of British Columbia. 33 (2): 144–157. doi:10.2307/2752941. JSTOR 2752941.
  22. ^ Taylor, Robert (25 tháng 5 năm 2015). General Ne Win. ISEAS Publishing. doi:10.1355/9789814620147. ISBN 978-981-4620-14-7. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ a b “How A Failed Uprising Set The Stage For Myanmar's Future”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  24. ^ “Burma: 20 Years After 1990 Elections, Democracy Still Denied”. Human Rights Watch. 26 tháng 5 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  25. ^ Nohlen, Dieter; Grotz, Florian; Hartmann, Christof (2001). Elections in Asia: A data handbook, Volume I. Oxford University Press. tr. 599, 611. ISBN 0-19-924958-X.
  26. ^ Yan Aung, Wei (7 tháng 10 năm 2020). “Myanmar's 1990 Election: Born of a Democratic Uprising, Ignored by the Military”. The Irrawaddy. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  27. ^ “How Myanmar's Fragile Push for Democracy Collapsed in a Military Coup”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  28. ^ Hajari, Nisid (12 tháng 9 năm 2017). “As Myanmar opens to the world, the mess inside becomes more apparent”. Bloomberg. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  29. ^ ABC (30 tháng 1 năm 2021). “Australia joins list of countries warning Myanmar military against staging coup amid fraud claims”. ABC News (Australia) (bằng tiếng Anh). Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  30. ^ Foundation, Thomson Reuters. “Aung San Suu Kyi and other leaders arrested, party spokesman says”. news.trust.org. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  31. ^ “Internet disrupted in Myanmar amid apparent military uprising”. NetBlocks (bằng tiếng Anh). 31 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  32. ^ “Myanmar Military Blocks Internet During Coup”. Human Rights Watch (bằng tiếng Anh). 2 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  33. ^ “Telecommunications disruptions shut down Myanmar banks”. The Myanmar Times. 1 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  34. ^ “Hundreds of Myanmar MPs under house arrest”. The News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  35. ^ a b c “Myanmar Military Give MPs 24 Hours to Leave Naypyitaw”. The Irrawaddy (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  36. ^ “NLD lawmakers in Nay Pyi Taw defy military, take oath of office”. Frontier Myanmar (bằng tiếng Anh). 4 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  37. ^ a b “Statement on Recent Detainees in Relation to the Military Coup”. AAPP | Assistance Association for Political Prisoners. 4 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  38. ^ “Three Saffron Revolution monks among those detained in February 1 raids”. Myanmar NOW (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  39. ^ “Coup plunges Myanmar further into a climate of religious nationalism – UCA News”. ucanews.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  40. ^ Statement on Myanmar
  41. ^ “Statement by White House Spokesperson Jen Psaki on Burma”. The White House. ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  42. ^ “UN and Western embassies voice concerns amid Myanmar coup fears”. CNBC (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  43. ^ “China hopes all sides in Myanmar can appropriately handle differences”. Xinhuanet (bằng tiếng Anh). Tân Hoa Xã. ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  44. ^ “Việt Nam nêu quan điểm tại phiên họp đặc biệt về tình hình Myanmar”.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đảo_chính_Myanmar_2021&oldid=68655612”