Tại sao có chữ tsubu

Đúng vậy, nếu xét từ Hán Việt thì cả hà và giang đều có nghĩa là sông, tuy nhiên nếu 2 từ này ghép với nhau như địa danh Hà Giang (tên tỉnh, thành) thì lại khác, vì là danh từ riêng nên không cần dịch nghĩa.

Hiện nay có 3 quan điểm về chữ hà (河) và giang (江).

Ở Việt Nam, hà có nghĩa là sông (có thể lớn hoặc không lớn lắm), còn giang là sông cả, sông lớn. Nói cách khác, khái niệm hà chỉ sông nhỏ hơn giang. Ví dụ, đoạn sông từ Trung Quốc chảy vào lãnh thổ Việt Nam được chúng ta gọi là Hồng Hà (sông Hồng), còn Cửu Long giang (sông Cửu Long) là sông lớn hơn.

Vào thời thượng cổ, người Trung Quốc dùng từ hà (河) để chỉ sông Hà, từ giang (江) để chỉ sông Giang, do chữ hà và giang có cùng bộ Thủy (氵) nên ngày xưa người ta còn gọi 2 con sông này là Hà thủy và Giang thủy như ghi chú trong Thuyết văn giải tự. Nói cách khác, Hà (河) tức là Hoàng Hà ngày nay, còn Giang (江) là Trường Giang ngày nay. Tuy cả hai khái niệm hà và giang đều có nghĩa là sông, nhưng có phân biệt: hà dùng để chỉ các con sông ở miền Bắc Trung Quốc, còn giang dùng để chỉ các con sông ở miền Nam.

Hà (河) với nghĩa là sông, có khả năng là một từ Trung Quốc gốc, đọc theo giọng Quan Thoại (Bắc Kinh) là hé, Quảng Đông là ho4; trong khi đó, giang (江) tuy có nghĩa là sông, nhưng lại có khả năng xuất phát từ ngôn ngữ Nam Á, qua cách gọi k’long (sông) của vài sắc tộc. Khi phân tích chữ giang

(江) ta sẽ thấy rõ hơn, chữ này có 2 phần: bộ thủy氵+ âm 工 (đọc là gōng, tiếng Hán cổ là *kˤoŋ). Bằng chứng khác, hiện nay người Quảng Đông vẫn đọc chữ giang (江) là gong1.

\n

Nhìn chung, cả hai chữ hà (河) và giang (江) đều là những từ cổ, đã được ghi nhận trong Kinh Thi. Theo quyển Từ nguyên của Lý Học Cần chủ biên, Liêu Ninh xuất bản xã (2013) thì ban đầu chữ hà (河) gồm có những ký tự âm thanh kết hợp với nhau, được ghi trên bản khắc xương (giáp cốt văn) giống như nhiều âm cổ khác thuộc bộ Ca. Còn giang (江) là chữ được nhìn thấy lần đầu trên những bản khắc bằng đồng (kim văn).

Để tạo ra những chữ Nôm có nghĩa là sông hoặc sông nước, người Việt xưa đã mượn nguyên xi từ Hán ngữ 2 chữ 河 (hà) và 江 (giang), mượn âm của chữ long (滝, lóng) và lung (瀧, lóng) để tạo ra chữ sông, tuy nhiên vẫn có chữ “thuần Nôm” viết là 㳘 (sông).

Ngày nay, trong tiếng Việt, chữ sông được dùng phổ biến hơn; còn hà và giang chủ yếu sử dụng trong nhân danh và địa danh.

Tin liên quan

  • Lắt léo chữ nghĩa: Khóc tu oa
  • Lắt léo chữ nghĩa: 'Mạn tính' hay 'mãn tính'?
  • Lắt léo chữ nghĩa: Sai lầm từ ‘ngựa’ và hãng ‘Furla’

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Tại sao có chữ tsubu

Bạc Liêu nơi hội tụ tinh hoa của các miền di sản

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 thực sự trở thành nơi hội tụ tinh hoa của các miền di sản đại diện các vùng, miền trên cả nước.

Tại sao có chữ tsubu

BTV Hoài Anh của VTV, diễn viên Lan Phương diễn thời trang cùng Hoa hậu H'Hen Niê

Ngày thứ ba của Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu Đông 2022 (Vietnam International Fashion Week) ở Hà Nội gồm 5 show của các nhà thiết kế, thương hiệu nổi tiếng, với sự góp mặt trong vai trò vedette của Hoa hậu H'Hen Niê...

Tại sao có chữ tsubu

Âm nhạc trong 'không gian xám' của GREY D được đón nhận

Sau 3 ngày phát hành, ca khúc debut ‘dự báo thời tiết hôm nay mưa' của GREY D đã giành No.1 BXH Apple Music Việt Nam, No.10 BXH Spotify Việt Nam.

Tại sao có chữ tsubu

Ngắm những nhan sắc nổi bật có thể đoạt ngôi Hoa hậu Việt Nam 2022 sắp tới

Đêm Chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2022 diễn ra vào tối 26.11 tại TP.HCM thu hút sự quan tâm lớn từ khán giả lẫn giới truyền thông. Những nhan sắc nổi bật có thể cạnh tranh ngôi vị hoa hậu cũng đã lộ diện.  

Tại sao có chữ tsubu

Vòng đại xoè 1.000 người ở Sơn La chào đón Hoa hậu Du lịch Thế giới 2022

Áo cóm trắng của người dân tộc Thái phủ trắng quảng trường Tây bắc tỉnh Sơn La khi các thí sinh cuộc thi Hoa hậu Du lịch Thế giới 2022 đến. Màn đại xòe của dàn hoa hậu các nước gây chú ý truyền thông quốc tế.

Tại sao có chữ tsubu

'1111 - Nhật ký sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng' của Trần Đặng Đăng Khoa gây sốc

Chuyến đi vòng quanh thế giới bằng xe máy của tác giả Trần Đặng Đăng Khoa viết trong tác phẩm mới 1111 - Nhật ký sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng, ra mắt sáng ngày 27.11 tại Đường sách TP.HCM đông kín khán giả.

Tại sao có chữ tsubu

Những cánh chim hoang dã - độc đáo sách ảnh với 45 loài chim đẹp Việt Nam

Những cánh chim hoang dã (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2022) là cuốn sách ảnh độc đáo của tác giả Sao Hôm, giới thiệu tới độc giả 45 loài chim hoang dã, quý hiếm của Việt Nam, với những chú giải bổ ích, hình ảnh đẹp, bắt mắt.

Tại sao có chữ tsubu

Đất nóng - Truyện ngắn của Nguyễn Thành

- Đi X. thăm Y. không?

Tại sao có chữ tsubu

Cát, tuổi thơ và cây vú sữa - Thơ của Phan Trung Thành

Cây vú sữa trên đồi cát nắng
Ngọn gió Lào thổi ngược giấc trưa
Khi nàng lội xuống mùa đông thì đời tôi dầu dãi
Đi như lặng khúc sông khô

Tại sao có chữ tsubu

Khám phá con đường tơ lụa: Lịch sử con đường tơ lụa

Trước khi có đường biển kết nối giao thông giữa phương Đông và phương Tây thì trong nhiều thế kỷ, con đường tơ lụa là sự gắn kết giữa Trung Quốc, Tây Á, Trung Á và một phần của Địa Trung Hải.

Tại sao có chữ tsubu

Không gian sống người Việt ở Nam kỳ

Tản mạn kiến trúc Nam bộ - một cuốn sách vô cùng thú vị của nhóm tác giả trẻ Tản Mạn Kiến Trúc, giúp độc giả tự tay mở cánh cửa lịch sử và chạm khẽ vào không gian sinh hoạt truyền thống, tập quán, văn hóa và môi trường sống của người Nam kỳ xưa.

Tại sao có chữ tsubu

Lắt léo chữ nghĩa: Nguồn gốc thành ngữ 'Lúa chín cúi đầu'

Trong sách báo tiếng Việt thỉnh thoảng ta thấy những câu như Lúa chín cúi đầu, sông sâu tĩnh lặng; Lúa chín cúi đầu, người khiêm ít tiếng. Có khi nào ta tự hỏi: “Lúa chín cúi đầu” nghĩa là gì, nguồn gốc từ đâu?