Tài khoản sacombank giữ lại bao nhiêu tiền trong thẻ

Cái thẻ và tài khoản nó không phải là khí trời, ngân hàng cũng phải mất công làm thẻ, in thẻ, lưu trữ thông tin, bảo mật... cho khách.

Thời gian gần đây, một vài "ông lớn" ngân hàng muốn tăng phí rút tiền ATM và bị nhiều người phản đối. Tôi đang làm ở một ngân hàng, không phải mấy "ông lớn" kể trên, nhưng tôi xin làm rõ một vài vấn đề mà mọi người thắc mắc:

Thứ nhất: Vì sao một số ngân hàng yêu cầu giữ 50.000 đồng (số dư tối thiểu) trong thẻ? Ngân hàng phát hành thẻ có thu tiền của bạn không? Cái thẻ và tài khoản nó không phải là khí trời, ngân hàng cũng phải mất công làm thẻ, in thẻ, lưu trữ thông tin, bảo mật... cho khách. Còn khách chuyển tiền, nộp tiền qua ngân hàng thì đều phải có người thực hiện, họ cũng mất công mất sức, họ phải có lương, thu phí là hiển nhiên. Nếu không thu thì tiền đâu để trả lương? Chỉ là một vài ngân hàng hiện tại đang thu quá cao những loại phí này.

Thứ hai: Các bạn kêu tiền trong thẻ, ngân hàng đem đi kinh doanh lấy lãi? Thế tiền trong ATM ngân hàng thường phải duy trì sao bạn không tính? Tiền các bạn để trong thẻ, các bạn muốn ra ATM rút thì ngân hàng cũng phải duy trì tiền trong ATM, để sẵn sàng cho các bạn rút. Giờ ATM offline mà bị người dân ý kiến là bị phạt ngay.

Thứ ba: Nhiều ngân hàng miễn phí rút tiền (từ cây ATM nội bộ hoặc cả ngoài hệ thống). Vì sao? Vì họ ít phát triển mạng lưới cây ATM của họ, xây một vài ATM cho có vậy thôi. Họ phải miễn phí để khách hàng chấp nhận mở thẻ và sử dụng thẻ của họ. Các bạn cứ thử nhìn số lượng cây ATM của những ngân hàng miễn phí rút tiền, với những ngân hàng thu phí thì biết. Các NH này hầu hết đều sống nhờ vào hệ sinh thái của những "ông lớn", thế nên cũng không thể trách các "ông lớn" thu phí rút tiền được.

\>> Để tiền trong thẻ ATM, ngân hàng đã có lời sao còn tính phí?

Thứ tư: Một cây ATM đầu tư ban đầu vào khoảng 500 triệu đồng, hàng tháng còn mất tiền điện (đèn, máy tính, điều hòa, camera...), tiền mạng ( đường truyền riêng nên tiền mạng ít nhất khoảng 1 triệu đồng/ cây ATM, không phải 100.000 đồng như nhà các bạn đâu). Đó là chưa tính phí bảo trì, bảo hành, chi phí vận hành (xăng xe, nhân viên đi nạp ATM...), phí thuê địa điểm, bảo vệ, khấu hao... Tất cả cũng phải trên dưới 10 triệu đồng/ tháng (tùy cây ATM).

Tôi cho phí khoảng 3.000 đồng/ một lượt giao dịch thì để hòa vốn phí hàng tháng (chưa tính phí đầu tư ban đầu), mỗi cây phải có tầm 100 giao dịch/ ngày. Ở thành phố lớn, đông dân cư thì có thể, chứ ở những vùng quê, thưa dân thì rất khó. Cây này gánh cho cây kia không xuể, việc các ngân hàng kêu mảng ATM lỗ là có thật.

Tất nhiên, trong kinh doanh cái này gánh cho cái kia là bình thường, các ngân hàng muốn tăng phí rút tiền ATM đều đơn giản là muốn kiếm thêm tí chút. Nhưng tôi đảm bảo với các bạn, ở rất nhiều ngân hàng, mảng ATM lỗ là có thật.

Thứ năm: Nói đi cũng phải nói lại, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những ngân hàng có dịch vụ thẻ tốt để sử dụng. Còn các bạn cứ than rằng, vì công ty, cơ quan tôi trả qua thẻ của ngân hàng X, ngân hàng Y, nên tôi phải dùng X dùng Y... Thì xin lỗi, các bạn phải trách công ty, cơ quan của các bạn, chứ đừng trách hệ thống ngân hàng.

Ngày 11-5 vừa qua, tại Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng, đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết 74,6% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán.

Trong đó, 18,6 triệu thẻ ngân hàng và 11,9 triệu tài khoản thanh toán được mở bằng eKYC đang hoạt động. Như vậy có thể thấy, thẻ thanh toán hay tài khoản thanh toán đang được người dùng ưa chuộng và thanh toán không tiền mặt đã trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.

Thẻ thanh toán hay tài khoản thanh toán được người dân mở và sử dụng cho mục đích chi tiêu, thanh toán. Ưu điểm đầu tiên của loại tài khoản này là linh hoạt cho mọi mục đích sử dụng của người dùng.

Chủ thẻ có thể giao dịch thường xuyên, bất cứ lúc nào với hạn mức nhận tiền, chuyển khoản, rút, nộp tiền lớn và mỗi ngân hàng sẽ có quy định hạn mức giao dịch khác nhau. Chẳng hạn Sacombank hiện có hạn mức chuyển tiền lên đến 10 tỉ đồng/giao dịch/ngày.

Ngoài ra việc duy trì số dư tài khoản sẽ giúp người dùng dễ dàng thanh toán, tránh bỏ lỡ các khoản chi phí định kỳ như điện, nước, viễn thông, Internet…

Đặc biệt, với khách hàng có các khoản vay hay chủ thẻ tín dụng, có thể sử dụng tính năng trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán để đảm bảo không bị nợ quá hạn, tránh ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng.

Tốc độ xử lý các giao dịch nhanh chóng và đa dạng hình thức thanh toán cũng là điểm cộng. Hiện nay, nhiều hàng quán trà đá, hủ tiếu, đồ ăn vặt vỉa hè tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM đều dán số tài khoản ngân hàng hoặc mã QR code để khách hàng chuyển khoản, quét mã thanh toán trong tích tắc, hầu như không còn xảy ra lỗi.

Chính sách "zero fee" cũng được nhiều nhà băng áp dụng, đây cũng là đặc điểm được khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của các ngân hàng.

Một ưu điểm nữa là việc mở tài khoản ngân hàng giờ đây đã rất dễ dàng, bởi các ngân hàng hầu như đều đã cho phép khách hàng mở tài khoản trực tuyến thông qua eKYC mà không cần ra ngân hàng với hồ sơ giấy tờ. Chỉ cần vài phút thao tác là đã có tài khoản thanh toán để giao dịch tiện lợi.

Nhiều ưu đãi

Mỗi khách hàng có thể được hoàn lên đến 300.000 đồng/tháng khi chi tiêu qua thẻ thanh toán Sacombank - Ảnh: Sacombank

Sacombank vừa triển khai mới gói Combo Đa Lợi cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại bao gồm: tài khoản thanh toán, thẻ thanh toán, Internet Banking/Mobile Banking/Sacombank Pay, tin nhắn thông báo giao dịch qua ứng dụng Mobile Banking/Sacombank Pay với mức phí thấp (20.000 đồng/tháng), nhưng có hạn mức chuyển tiền lên đến 10 tỉ đồng/giao dịch/ngày.

Tuy nhiên, khách hàng chỉ cần duy trì số dư bình quân tài khoản từ 1 triệu đồng/tháng là đã được miễn phí gói Combo này.

Khách hàng của Sacombank cũng có thể tải ứng dụng Sacombank Pay và thực hiện xác thực eKYC để mở tài khoản nhanh chóng với chính sách miễn phí chọn số tài khoản đẹp, dễ nhớ theo số điện thoại, ngày tháng năm sinh hoặc 4 số cuối tự chọn (6868, 6789…).

Người dùng tài khoản thanh toán của một số ít ngân hàng còn được hưởng ưu đãi hoàn tiền khi chi tiêu, thanh toán.

Từ nay đến hết năm 2023, Sacombank triển khai chương trình "Siêu Combo - Triệu ưu đãi" với tổng trị giá ưu đãi lên đến 29 tỉ đồng dành cho các chủ thẻ thanh toán (bao gồm thẻ vật lý và phi vật lý).

Theo đó, mỗi tháng chủ thẻ Sacombank khi chi tiêu tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi từ 1 triệu đồng trở lên sẽ được hoàn 2% số tiền đã thanh toán. Mỗi khách hàng có thể được hoàn lên đến 300.000 đồng/tháng.

Cũng trong thời gian trên, Sacombank còn tổ chức 3 kỳ quay số trúng thưởng với tổng số lượng giải lên đến 297 chỉ vàng SJC.

Khách hàng chỉ cần thỏa một trong các yếu tố sau để được tham gia quay số trúng vàng: Mở mới gói Combo tài khoản, số dư tài khoản đạt tối thiểu 3 triệu đồng tại thời điểm chốt số liệu kỳ quay hoặc có phát sinh giao dịch nhận thanh toán qua VietQR.

Theo các chuyên gia tài chính, số tiền tối thiểu cần duy trì trong tài khoản thường dao động từ một đến hai tháng lương của mỗi người. Đây là số tiền phù hợp cho cả những khoản chi thường xuyên cũng như đột xuất.

Việc để tiền trong tài khoản ngân hàng giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu hơn, các ứng dụng sẽ giúp bạn lưu trữ thông tin chi tiêu cũng như sao kê khi cần. Ngoài ra, số tiền nhàn rỗi trong tài khoản còn lại vẫn sẽ được ngân hàng trả lãi định kỳ dựa trên mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Ngân hàng Sacombank mỗi tháng trừ bao nhiêu tiền?

Ngân hàng (NH) TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thông báo kể từ ngày 1.9, phí dịch vụ báo giao dịch tự động qua tin nhắn SMS (SMS banking) được áp dụng với chủ tài khoản là 15.000 đồng/tháng (chưa có thuế giá trị gia tăng - GTGT).

Làm lại thẻ ngân hàng Sacombank mất bao lâu?

Đối với thẻ ATM Sacombank thông thường, bạn sẽ nhận được thẻ trong vòng từ 1 đến 2 tuần. Nhưng nếu bạn mở thẻ thanh toán Plus, bạn chỉ cần 15 phút là có thể nhận được thẻ.

Số dư tối thiểu trong thẻ Sacombank là bao nhiêu?

Số dư duy trì tối thiểu: VND: 1.000.000 VND, Ngoại tệ: 100 USD. Lãi suất: được hưởng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất bậc thang theo số dư bình quân duy trì. Giao dịch đa kênh: điểm giao dịch, ATM hoặc ngân hàng số.

Sacombank 1 ngày chuyển được bao nhiêu tiền?

Hạn mức chuyển tiền online SacombankTrong giao dịch cùng ngân hàng qua Internet Banking, khách hàng có thể chuyển tối đa 5 tỷ đồng mỗi ngày. Còn nếu giao dịch liên ngân hàng, hạn mức chuyển tối đa là 500 triệu đồng cho mỗi giao dịch và không vượt quá 1 tỷ đồng mỗi ngày.

Chủ đề