Sửa lỗi không hiển thị file xem trước của corel

- Trước hết, xin các bạn vui lòng click chuột ra ngoài vùng chọn (tức là không chọn gì), click chuột phải, chọn mục Document Info… Bạn sẽ thấy hiện ra một bảng thông tin về file, bao gồm: File, Document, Text Statistics, Graphic Objects, Bitmap Objects, Styles, Effects, Fills, Outlines… thông tin thì nhiều, đọc rối cả mắt, tôi chỉ xin lưu ý các bạn theo các bước sau:

* Về phần text: các bạn phải đảm bảo rằng file đã “sạch” về font chữ, các bạn lưu ý, có một số font chữ muốn xuất phim được là cả một vấn đề, vì vậy xin đừng quên: Selected all text -> Convert to curves, cứ làm như vậy cho đến khi trong mục Document Info - Text Statistics hi ện lên d òng chữ there a no text objects in this document, vậy là các bạn sẽ không bao giờ phải lo sợ bị “lỗi font” nữa rùi.

Đương nhiên điều này có thể không cần phải làm, nếu nơi ta xuất phim có một bộ font giống y chang của ta. Điều này gần như là điều mơ ước, bởi vì nước ta rừng vàng, biển bạc, font việt nam nhiều vô số kể, trông giống, hóa ra lại không giống, nhà nhà làm font, người người làm font. Tôi đã từng gặp những bạn dùng Font Maker tự tạo cho mình một bộ font, mang tên “người ấy”, khi đi xuất phim, lỗi font và mất font liên tục, chỉ duy nhất một điều, do bạn ý quên convert to curves.

* Về phần vector: (hình vẽ, đường nét…) xin các bạn lưu ý, nếu có thể giảm được một số điểm node ở các đường, những nút (tôi tạm gọi như vậy) này nếu quá nhiều trên một đối tượng vẽ, khi thực hiện không vấn đề gì, nhưng khi xuất phim rất hay gặp lỗi (đau một cái lại là lỗi unknown errors) thường thì khi ta vẽ không nhiều nút, nhưng cham hình lại rất hay sinh ra nút không mong muốn. Đó chính là đáp án đối với câu hỏi của một số bạn: File của tôi dung lượng rất nhẹ, nhưng khi xuất phim, ngồi đợi cả ngày vẫn chưa in xong…

* Về phần mầu sắc: Lab là vô địch, RGB là hoa hậu, nhưng đó chỉ là những khái niệm dành để nhìn, đối với in offset, chúng ta chỉ có một con đường: CMYK, như các phần trước tôi đã nói về CMYK rùi, hôm nay chỉ xin các bạn lưu ý hai mục: Fills và Outlines trong Document Info mà thôi, giả sử nếu các bạn dùng màu RGB để fill màu, hoặc tô đường path, trong hai mục này sẽ báo ngay, khi đó, đành phải làm công việc không ai muốn làm: tìm kiếm và thay thế, chuyển đổi,

Ta dùng lệnh: Edit – Find and Replace – Find Objects, cái này khác với Replace Objects đó, bạn sẽ thấy bảng Find Wizard, chọn vào mục Find any type objects, tiếp đó vào mục Fill, click đúp vào General Fill Color Model, chọn RGB, click Next… Corel sẽ chọn cho bạn lần lượt từng đối tượng fill màu vớI hệ RGB, làm ơn thay thế bằng CMYK, tương tự những bước như vậy đối với đường viền outlines. Chỉ xin nhắc các bạn một điều, nếu đã làm xong hết cả rồI, mà Document Info vẫn báo còn RGB, có thể các bạn đã quên các dải màu tram đuổI, hãy vào đó và thay nốt.. Tất cả những điều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực ra, nếu bạn là người cẩn thận và ngay từ đầu làm việc với mầu CMYK sẽ không phải làm những chuyện thế này đâu.

Vậy tại sao phải làm như vậy, cứ xuất phim quách cho rồi, máy sẽ tự đổi màu RGB thành CMYK, đừng bao giờ nghe bạn ơi, tôi chỉ xin ví dụ: Mầu xanh tím (cùng được gọi là Blue) có chỉ số: RGB=B255 và CMYK=C100M100, nếu bạn để máy tự động đổi RGB -> CMYK, chỉ số sẽ là CMYK=C99M96, hic hic hic, câu trả lời đã rõ, file của tôi làm thì rõ là đẹp, nhưng mà in ra sao cứ nhờ nhờ, tối tối, xỉn xỉn… và nếu để tự động chuyển đổi, tôi cũng chẳng cần viết tút này ra làm gì.

* Về phần hình ảnh (bitmaps): Trước tiên ta nên kiểm tra xem có hình ảnh nào dùng hệ màu RGB không? (cũng trong phần Document Info đó) nếu có, cũng xin chuyển hộ cho thành CMYK, nhớ chuyển ở PTS càng tốt, bạn sẽ có điều kiện chỉnh lại một số màu bị xỉn, tối, hoặc sáng hơn ảnh gốc. Sau đó, hãy quan tâm đến độ phân giải hình ảnh, Corel sẽ báo khi bạn có một số ảnh độ phân giải thấp hơn 96dpi, đừng lo lắng nếu bạn đã quét tất cả ảnh với độ phân giải là 300 rùi, có thể là bạn đã xoay ảnh trong Corel đi một góc không chẵn (tôi dùng từ không chẵn, có nghĩa là không phải: 90 hoặc 180o), xin convert to bitmap lại. Có một số bạn hay có thói quen dùng Shape Tool (F10) để cắt ảnh trong Corel, khi xuất phim lại quên không convert -> lỗi ảnh. Cũng nên lưu ý là link của Corel không giống link của Illus, Corel thường hay kéo nhầm đối tượng ảnh vào trong lắm đó, đặc biệt với những file phức tạp -> không xài link. Tốt hơn hết, hãy dùng PTS, cắt, chỉnh sửa, path v.v… sau đó import vào Corel, vừa đảm bảo, lại chuẩn.

* Ba bước trên là những bước không thể thiếu được nếu bạn muốn xuất phim bằng Corel an toàn, đúng yêu cầu (và mong muốn) thiết kế. Điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn là hãy để ý đến kích thước (khuôn khổ) của trang in, đừng bao giờ xuất ra phim rồi mới nhớ là kích thước không đúng. Ở nơi tôi xuất phim, có một câu nói vui xin tặng các bạn: Sai hỏng của Quý khách là niềm hân hạnh của chúng tôi.

Corel là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến trong in hộp giấy tphcm. Đây được xem là phần mềm có tính khả dụng, dễ dùng, có khả năng tạo nên nhiều hiệu ứng, do đó được khá nhiều doanh nghiệp trong ngành ứng dúng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng file trước khi tiến hành in ấn, bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc được trình bày dưới đây.

Click Xem:>> Làm túi giấy hộp giấy xu hướng được nhiều người ưa chuộng

Đầu tiên, khi bạn click chuột phải vào ngoài vùng chọn của Corel, chọn mục Document Info, xuất hiện một bảng thông tin về file, bao gồm: File, Document, Text Statistcs, Graphic Objects, Bitmap Objects, Styles, Efects, Fills, Outlines….

Về cách chỉnh sửa các thông tin, bạn cần lưu ý các vấn đề như:

- Phần Text: Bạn nên kiểm tra kỹ về font chữ, việc lỗi font sẽ gây nên những khó khăn trong quá trình in ấn về sau. Để khắc phục vấn đề này bạn cần thực hiện các thao tác: selected all text -> convert to curves, tiếp tục làm cho đến khi trong mục Document Info - Text Statistics hiện lên dòng chữ “there a no text objects in this document”, như vậy là bạn đã có thể yên tâm rằng, file in hộp giấy đã được loại bỏ các sai sót và font.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý với những đoạn text được đặt trong shape, bạn cần Ungroup all trước khi tìm chúng. Đối với những đoạn text này, bạn phải kiểm tra theo cách thủ công để loại bỏ sai sót.

- Vector: việc có quá nhiều nút trên đối tượng vẽ sẽ gây nên các lỗi khi xuất film, do đó, bạn nên hạn chế những nút này.

- Màu sắc: Cần lưu ý là phải chuyển sang hệ màu CMYK trước khi xuất film. Đối với các hình Bitmap, bạn có thể thiết lập bằng lệnh: Bitmap – Convert Bitmap: Resolution 300dipi, Color mode: CMYK-32bit, chuyển về CMYK nhằm đảm bảo tính chân thực và độ sắc nét của màu sắc trong in ấn.

- Hình ảnh: trước tiên, bạn cần kiểm ra xem còn hình ảnh nào sử dụng hệ màu RGB không, nếu có, hãy nhanh chóng chuyển chúng về CMYK. Tiếp theo, bạn nên quan tâm tới độ phân giải của hình ảnh, những hình ảnh có độ phân giải thấp hơn 96dpi sẽ được Corel báo, khi đó, bạn hãy convert to bitmap. Sau đó, bạn nên giãn đều nền ra 3mm và kiểm tra xem các đối tượng và các đoạn text đã cách mép khoảng cách an toàn chưa, điều này sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng bị cắt hụt mất kích thước ban đầu và làm hỏng bố cục sản phẩm.

Trên đây là những vấn đề mà các công ty in ấn cần lưu ý để đảm bảo hiệu quả khi xuất file in trong phần mềm Corel. Điều đó, sẽ giúp khách hàng có một bản in hoàn hảo nhất phù hợp với yêu cầu thiết kế.