Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí PDF

Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí PDF
90
Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí PDF
5 MB
Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí PDF
0
Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí PDF
25

Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí PDF

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 90 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2019 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Tam Điệp, năm 2019 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 LỜI GIỚI THIỆU Quyển sách này giới thiệu về kiến thức cơ bản về sử dụng môi chất lạnh, chất tải lạnh, dầu lạnh, vật liệu cách nhiệt, cung cấp các kiến thức về kết nối, lắp ráp, vận hành mô hình các hệ thống lạnh điển hình Quyển sách này nhằm trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí những kiến thức, kỹ năng cần thiết ứng dụng trong thực tế. Ngoài ra, quyển sách này cũng rất hữu ích cho các cán bộ, kỹ thuật viên muốn tìm hiểu về Lắp đặt hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí Xin trân trong cảm ơn Quý thầy cô trong bộ môn Điện lạnh Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình đã hổ trợ để hoàn thành được quyển giáo trình này. Tài liệu được biên soạn không trách khỏi thiếu sót trên mọi phương diện, rất mong bạn đọc góp ý kiến để tài liệu được hoàn thiện hơn. …............, ngày…..........tháng…........... năm…… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2………. 3……….. 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................. 2 3 Bài 1: Các yêu cầu và qui trình lắp đặt thiết bị làm lạnh ... 1. Các tiêu chuẩn, mã số và yêu cầu áp dụng để lắp đặt thiết bị lạnh.......................................................................................................... 3 1.1. Các tiêu chuẩn, mã số để lắp đặt thiết bị lạnh.................................. 6 1.2. Yêu cầu áp dụng để lắp đặt thiết bị lạnh.......................................... 6 2. Các quy định về môi trường và xây dựng........................................... 7 3. Các thành phần chủ yếu và các thiết bị liên quan .............................. 7 3.1. Tổ ngưng tụ...................................................................................... 7 3.1.1. Máy nén…………………………………………………………. 8 3.1.2.Giàn ngưng………………………………………………………. 12 3.1.3.Tháp làm lạnh.................................................................................. 16 3.1.4.Bình chứa chất lỏng......................................................................... 18 3.1.5.Dàn bay hơi...................................................................................... 18 3.1.6. Van đảo chiều................................................................................. 20 3.1.7.Quạt và thiết bị phân phối không khí.............................................. 20 Bài 2: Các yêu cầu và quy trình lắp đặt hệ thống phòng lạnh và phòng đông lạnh..................................................................................... 23 1. Hư hỏng thực phẩm.............................................................................. 23 2. Loại phòng và xây dựng bao gồm....................................................... 26 3. Sơ đồ và lắp đặt ................................................................................... 31 4. Các thành phần và các tính năng.......................................................... 32 4.1. Thiết bị điện cơ ................................................................................. 32 4.1.1 Rơ le nhiệt độ................................................................................... 32 4.1.2. Thanh sưởi ..................................................................................... 33 5. Hệ thống điều khiển và rã đông............................................................ 33 5.1. Hệ thống điều khiển........................................................................... 33 5.2.Bộ điều nhiệt kết thúc phá băng......................................................... 43 Bài 3: Các yêu cầu và quy trình lắp đặt tủ bán hàng và tủ trưng bày........................................................................................................... 45 1. Phân loại và cấu tạo .......................................................................... 45 1.1. Phân loại........................................................................................... 45 2. Các thành phần và các tính năng..................................................... 48 Bài 4: Các yêu cầu và thủ tục lắp đặt hệ thống điều hòa không khí dân cư...................................................................................................... 49 1.Các loại, thành phần, cấu tạo, vận hành và ứng dụng máy điều hòa dân cư ...................................................................................................... 49 2. Quy trình lựa chọn một hệ thống cho một ứng dụng cụ thể ................ 51 3. Lắp đặt đơn vị và hệ thống đường ống bao gồm.................................. 54 Bài 5: Các yêu cầu và qui trình lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trọn gói ............................................................................................. 56 1. Các điều kiện thiết kế điều hòa không khí bao gồm nhiệt độ, độ ẩm 3 và thông gió.............................................................................................. 2. Các loại hệ thống điều hòa không khí trọn gói, cấu tạo, các bộ phận, thiết bị phụ trợ, ứng dụng và điều kiện hoạt động.................................... 2.1. Hệ thống điều hòa không khí nguyên cụm........................................ 2. Hệ thống ống dẫn nguyên cụm............................................................. Bài 6: Thực hành lắp đặt hệ thống máy lạnh và điều hòa nhiệt độ, thành phần chủ yếu và thiết bị liên quan .. 1.Bài thực hành số 1................................................................................. 2.Bài thực hành số 2 ................................................................................ 3.Bài thực hành số3 ................................................................................. 4.Bài thực hành số4.................................................................................. Tài liệu tham khảo……………………………………………...………. 4 56 58 58 60 63 64 69 77 87 89 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun:Lắp đặt hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí Mã mô đun: MĐ 27 I. Vị trí tính chất của mô đun: - Vị trí: - Mô đun được thực hiện sau khi sinh viên học xong các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở và mô đun lạnh cơ bản của chương trình. - Tính chất: - Là mô đun chuyên môn nghề II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: - Phân tích được nguyên lý hoạt động, cấu tạo hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp - Về kỹ năng: - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề; - Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp; - Lắp đặt hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp đúng quy trình kỹ thuật; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Đảm bảo an toàn lao động; - Cẩn thận, tỷ mỉ; - Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, biết làm việc theo nhóm. III. Nội dung của môn học/mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý số thuyết TT Thực hành, thí Kiểm nghiệm, thảo tra luận, Bài tập 1 Các yêu cầu và qui trình lắp đặt thiết bị làm lạnh 6 5 0 1 2 Các yêu cầu và quy trình lắp đặt hệ thống phòng lạnh và phòng đông lạnh 6 5 0 1 Các yêu cầu và quy trình lắp đặt tủ bán hàng và tủ trưng bày 6 5 0 1 3 5 4 5 6 Các yêu cầu và thủ tục lắp đặt hệ thống điều hòa không khí dân cư 8 7 0 1 Các yêu cầu và qui trình lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trọn gói 6 5 0 1 48 0 48 0 80 27 48 5 Lắp đặt máy lạnh và điều hòa nhiệt độ hệ thống, thành phần chủ yếu và thiết bị liên quan Cộng 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Các yêu cầu và qui trình lắp đặt thiết bị làm lạnh 1. Các tiêu chuẩn, mã số và yêu cầu áp dụng để lắp đặt thiết bị lạnh. 1.1. Các tiêu chuẩn, mã số để lắp đặt thiết bị lạnh - AS 1571 Đặt ống đồng không mối nối cho hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí - AS 1677 Phần 1 Hệ thống máy lạnh Phân loại môi chất lạnh - AS 1677 Phần 2 Hệ thống máy lạnh – Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị cố định - AS 4041 Hệ thống ống dẫn áp suất - AS 2030 Tiêu chuẩn bình chứa môi chất lạnh khí nén - AS 4211 Hệ thống ống dẫn áp suất - AS 4484 Tiêu chuẩn bình chứa môi chất lạnh - Đạo luật Bảo vệ tầng Ozone và Quản lý khí nhà kính tổng hợp - Quy định Ozone Bảo vệ tầng Ozone và Quản lý khí nhà kính tổng hợp 1995 - AS1677-1: Phân loại môi chất lạnh. - AS1677-2: Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị cố định. - AS 3241- Tủ lạnh. - AS 3666: Kiểm soát vi khuẩn. - Bộ luật xử lý môi chất lạnh Phần 1 và Phần 2. - Đạo luật Bảo vệ tầng Ozone 1.2. Yêu cầu áp dụng để lắp đặt thiết bị lạnh. - Phải tuân theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất nếu hệ thống đó phù hợp với nhà máy và nhà sản xuất đã cung cấp hướng dẫn lắp đặt 6 cho hệ thống, trừ trường hợp hướng dẫn lắp đặt ghi rõ quy trình kỹ thuật dẫn tới việc thải môi chất lạnh. - Hướng dẫn của nhà sản xuấtkhông phải chỉ ra quy trình kỹ thuật dẫn tới không thể tránh được việc thải môi chất lạnh. - Phải tuân thủ các phần có liên quan trong mục 5 của bộ quy tắc ứng xử này nếu hướng dẫn của nhà sản xuất không có các quy trình lắp đặt. - Lắp đặt tất cả các hệ thống khác khi không có hướng dẫn của nhà sản xuất phải tuân thủ toàn bộ mục 5 của bộ quy tắc ứng xử này. - Người lắp đặt phải đảm bảo rằng tất cả các công cụ và thiết bị sử dụng trong quá trình lắp đặt (ví dụ bơm chân không, công cụ dụng cụ và máy đo) phải được đánh giá phù hợp với loại môi chất lạnh sử dụng trong quá trình lắp đặt và trong tình trạng hoạt động tốt. - Người lắp đặt phải đảm bảo rằng tất cả các hệ thống ống sử dụng phải được lựa chọn phù hợp với quy định AS/NZS 1571:1995 – Các ống đồng không mối nối cho hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí và AS 4041:2006 - Tất cả hệ thống đường ống và ống nối nên được kiểm tra cẩn thận về mặt vệ sinh và mức độ phù hợp với hệ thống và môi chất lạnh trước khi lắp ráp. - Tất cả các ống không được bít kín phải được xem xét kỹ càng và nếu cần phải được làm sạch trước khi lắp ráp để loại bỏ các dư lượng đồng và/hoặc các hạt nhỏ như bụi hoặc kim loại. - Không được để mạt giũa trong hệ thống đường ống sau khi cắt gọt vì chúng có thể làm hỏng các vòng bít trục (shaft seal), ổ bi và cuộn dây máy nén trong các máy nén kín và nửa kín (semi hermetic). - Ống dẫn phải sạch, không có gờ sắc và không để rơi trước khi lắp ráp - Các tổ ngưng tụ phải được bảo vệ để ngăn chuyển động. - Nắn trục (shaft alignment) phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy nén. - Máy nén phải trong tình trạng sạch sẽ, khô ráo và hoạt động tốt khi lắp đặt. - Khi lắp các đai truyền động máy nén không bao giờ nên để chúng bị căng quá vì nó có thể dẫn tới mài mòn sớm và vòng bít trục không hoạt động nữa. - Kỹ thuật viên phải đảm bảo rằng không có vật thể lạ xâm nhập vào phía hút của máy nén trong giai đoạn chạy cầm chừng ban đầu (initial run-in period) - Đối với các mối ghép ống loe (flare connection), phải sử dụng chất bôi trơn phù hợp giữa phần sau của ống loe (flare) và đai ốc (nut) để tránh làm rách ống loe khi thắt chặt phần đai ốc. - Đối với các khớp nối bích, chỉ nên sử dụng đúng loại và đúng độ nghiêng của vật liệu đệm, phù hợp với nhiệt độ và áp suất hoạt động trong trong bộ phận có liên quan của hệ thống và tương thích với loại môi chất lạnh và dầu tương ứng. 7 - Trong sơ đồ bố trí đường ống, phải sử dụng hệ thống ống khô ráo, sạch sẽ và khử cặn, không có dấu hiệu ăn mòn hoặc phủ bụi. - Đường ống dẫn môi chất lạnh nên càng ngắn và thẳng càng tốt. - Hệ thống ống đồng phải được bọc trong một lớp vỏ bảo vệ nếu không thể thay thế nó tại địa điểm không có khả năng gây hư hại cho hệ thống ống đó. - Nếu hệ thống ống đồng chạy dọc theo tường hoặc vì kèo, v.v, cách một đoạn lại phải cố định hệ thống theo đường kính ống và không được vượt quá các khoảng cách sau: a) đường kính ống 6.5mm hoặc nhỏ hơn – khoảng cách 1m b) đường kính ống từ 6.5mm đến 20mm – khoảng cách 1.5m c) đường kính ống 25mm – khoảng cách 2m d) đường kính ống từ 32mm tới 40mm – khoảng cách 2.5 e) đường kính ống lớn hơn 50mm – khoảng cách 3m - Làm tốt công tác chống đỡ cho hệ thống sẽ làm giảm vấn đề phát sinh và cải thiện hoạt động. Chống đỡ tốt cho hệ thống ống có các ưu điểm: a) không lún và không dẫn tới nứt vỡ b) đặt điểm xử lý dầu tốt c) không bị ảnh hưởng tiêu cực do rung lắc d) thời gian sử dụng hệ thống ống kéo dài e) ít khả năng bị hỏng do chất lỏng (chất lỏng quan van điện tử) - Phải bảo vệ ống đồng khỏi chà xát và ăn mòn khi sử dụng các kẹp mạ kẽm. - thống ống dẫn môi chất lạnh không được tiếp xúc với các nguồn nhiệt bên ngoài ví dụ như phòng nung hoặc lò hơi - Nên hạn chế việc để hệ thống ống môi chất lạnh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng - Vị trí của bất kỳ thiết bị nào, dây cáp hoặc hệ thống ống phải được xác định chắc chắn trước khi khoan hoặc hạ cọc vào bất kỳ lỗ nào trong tòa nhà để tránh làm hỏng hoặc rò rỉ môi chất lạnh. Tất cả các hoạt động xuyên sâu phải tuân tủ quy tắc xây dựng của Úc/New Zealand.. - Phải rút khí tất cả các ống môi chất lạnh trước khi tiến hành nạp môi chất lạnh. - Sau giai đoạn hoạt động ban đầu (100 tiếng), chúng tôi đề xuất thay và kiểm tra bộ lọc và bộ sấy để xem xét các dấu hiệu bất thường. - Sau khi cố định hệ thống ống vào đúng vị trí, phải để khi nitơ khô đi qua hệ thống để loại bỏ khí ôxi trước khi hàn cứng hoặc hàn bạc các mối nối - Phải rút nitơ khô liên tục qua hệ thống trong quá trình hàn cứng để loại bỏ sự ôxi hóa (đóng cặn) – là lí do phổ biến làm tắc bộ sấy lọc, làm kẹt bộ lọc van giãn nở, dầu bẩn và máy nén không hoạt động. - Nitơ phải ở áp suất đo tối thiểu trong quá trình hàn cứng để loại bỏ khả năng rò rỉ lỗ chốt (pin hole). - Phải cẩn thận kiểm tra độ chặt của tất cả các mối nối cơ học . 8 2. Các quy định về môi trường và xây dựng - Đạo luật An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc 1995 - Quy định An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc 2008 - Các tiêu chuẩn quốc gia Úc: AS 3666.1 Thiết kế và vận hành AS 3666.2 Vận hành và bảo dưỡng AS 3666.3 Bảo dưỡng dựa vào hoạt động AS/NZS 1715 Lựa chọn và bảo dưỡng các thiết bị bảo vệ đường hô hấp AS/NZS 1716 Các thiết bị bảo vệ đường hô hấp AS/NZS 1470 An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc – nguyên tắc và thực tế thực hiện Các nguồn khác: HB 4 Danh sách các Tiêu chuẩn quốc gia Úc tham khảo trong pháp luật của tiểu bang và liên bang HB 9 Bảo vệ nghề nghiệp cá nhân HB 32 Kiểm soát sự sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống nước và xử lý không khí trong các tòa nhà  Các loại Di sản  Mục đích và các nguyên tắc quy định liên quan tới việc bảo vệ các di sản  Trác nhiệm của những người làm việc tại và xung quanh các di sản  Quy mô của công tác bảo vệ môi trường và các quy định liên quan  Mục đích và các nguyên tắc của quy định về bảo vệ môi trường  Trách nhiệm của những người làm việc tại và xung quanh những khu vực có môi trường cần bảo vệ  Các quy ước đối với làm việc tại và xung quanh khu vực có môi trường và di sản cần bảo vệ  Các danh sách di sản hoạt động như thế nào  Có rất nhiều danh sách di sản ở Úc được gọi với nhiều tên khác nhau 3. Các thành phần chủ yếu và các thiết bị liên quan 3.1. Tổ ngưng tụ Một tổ ngưng tụ gồm một máy nén và một dàn ngưng trên một chân đế thông thường.Số lượng các linh kiện khác có thể tìm thấy trên bệ máy. 9

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.