Sự kiện nào là sự kiện pháp lý năm 2024

Sự biến pháp lý là sự kiện có tính chất tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, trong những trường hợp nhất định làm xuất hiện, thay đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: động đất, mưa bão, lũ lụt, lốc xoáy... làm chết người, phá huỷ tài sản của công dân

Sự biến pháp lý gồm 2 loại: Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên thời gian phụ thuộc vào ý muốn của con người động đất, núi lửa… Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra trong thực tế do hành vi của con người nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức người đó.

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 của Việt Nam:

“Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.”

Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình thuộc mọi lĩnh vực;

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ:

Sự cố môi trường xảy ra có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do con người hoặc do thiên nhiên gây nên song trong đa số các trường hợp, sự cố môi trường luôn nằm ngoài mong muốn của con người và hậu quả là để lại những thiệt hại đáng kể cho con người và thiên nhiên.

2. So sánh sự biến pháp lý với hành vi pháp lý

Giống nhau: Sự biến pháp lý và hành vi pháp lý đều là những sự kiện xảy ra trong thực tế.

Khác nhau:

Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng pháp luật quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý. Sự biến pháp lý được chia làm hai loại:

  • Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên thời gian phụ thuộc vào ý muốn của con người. Ví dụ: thiên tại, hạn hán, động đất, núi lửa,…
  • Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra trong thực tế do hành vi của con người nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức người đó. Ví dụ: một người đi rừng đốt lửa để sưởi ấm không may làm cháy rừng.

Hành vi pháp lý là hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Hành vi pháp lý được chia làm hai loại:

  • Hành vi hợp pháp: là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hành vi bất hợp pháp: là những hành vi được thực hiện trái với quyết định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Để một quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật, trước hết cần có các quy phạm pháp luật, nếu không có sự tác động của các quy phạm pháp luật thì quan hệ xã hội không thể trở thành quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ có pháp luật xác định quan hệ nào là quan hệ pháp luật thì cũng chưa thể có quan hệ pháp luật cụ thế xảy ra trên thực tế. Như vậy, để có quan hệ pháp luật nảy sinh trong thực tế, thì cần có sự kiện pháp lí.

-

Sự kiện nào là sự kiện pháp lý năm 2024

I- KHÁI NIỆM SỰ KIỆN PHÁP LÍ

Sự kiện pháp lí là sự kiện thực tế mà khỉ chúng xảy ra được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chẩm dứt quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lí là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong thực tế, là bộ phận của chúng. Thông thường, một sự kiện thực tế được coi là sự kiện pháp lí chỉ khi chúng được pháp luật quy định. Cùng một sự kiện pháp lí nhưng có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật này đồng thời có thể làm thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật khác.

Việc xác định một sự kiện nào là sự kiện pháp lí cũng như thời điểm nó xảy ra có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đó chính là căn cứ pháp lí xác định thời điểm quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, nói cách khác đó là căn cứ pháp lí xác định thời điểm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật đối với nhau.

II- PHÂN LOẠI SỰ KIỆN PHÁP LÝ

Sự kiện pháp lí rất đa dạng và phức tạp, có thể xảy ra do biến cố của thiên nhiên, quy luật sinh tồn hoặc sự tác động của con người... Do vậy, cần thiết phải có sự phân loại sự kiện pháp lí để làm rõ ý nghĩa của sự kiện pháp lí trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật cũng như vai trò của nó đối với sự vận động của các quan hệ pháp luật.

(i) Dựa vào tiêu chuẩn ỷ chỉ, sự kiện pháp lí được chia thành sự biến và hành vi.

Sự biến là những hiện tượng xảy ra nằm ngoài ý chí của con người (con người không điều khiển được). Chẳng hạn, cái chết của con người làm chấm dứt quan hệ pháp luật vợ chồng, cha mẹ con cái...

Hành vi là những xử sự của con người, biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Chẳng hạn, hành vi giao kết họp đồng kinh tế, hành vi bỏ mặc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng... Hành vi gồm hai loại là hành vi hợp pháp và hành vi bất họp pháp. Hành vi sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong các chương sau của giáo trình này.

(ii) Dựa vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lí, sự kiện pháp lí được chia thành hai loại là sự kiện pháp lí đơn nhất và sự kiện pháp lí phức họp.

Sự kiện pháp lí đơn nhất là sự kiện chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự kiện thực tế này với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người khác.

Sự kiện pháp lí phức hợp là sự kiện bao gồm nhiều sự kiện thực tế mà nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập họp đó thì quan hệ pháp luật không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chẳng hạn, người lao động chỉ được nghỉ hưu (chấm dứt quan hệ pháp luật lao động) khi họ có đủ các điều kiện về độ tuổi, số năm công tác, quyết định cho nghỉ hưu của chủ thể có thẩm quyền...