Sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy

Đeo tai nghe (tai phone) điện thoại di động khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông là một hiện trạng phổ biến hiện nay. Nhiều bạn trẻ đi đường, đeo tai nghe điện thoại mở nhạc, khi người phía sau bấm còi xe không nghe được sẽ rất nguy hiểm. Việc đeo tai nghe trong lúc đang điều khiển xe máy, xe máy điện có thể gây ra tai nạn đáng tiếc. Vậy mức xử phạt đối với lỗi đeo tai nghe khi lái xe máy, xe máy điện như thế nào?

Sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

  • 1 Quy định của pháp luật về việc cấm đeo tai nghe khi lái xe máy
  • 2 Mức xử phạt đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe máy
  • 3 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Quy định của pháp luật về việc cấm đeo tai nghe khi lái xe máy

Theo căn cứ tại Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về Người điều khiển trên xe mô tô, xe gắn máy:

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máyNgười điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;”

Như vậy pháp luật không cho phép sử dụng các loại tai nghe (thiết bị âm thanh) khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông (trừ trường hợp máy trợ thính)

Mức xử phạt đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe máy

Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện cụ thể:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi đeo tai nghe mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Như vậy, ngoại trừ thiết bị trợ thính thì bất kì thiết bị âm thanh nào sử dụng khi tham gia giao thông đều bị xử phạt.

  • Mức phạt không xi nhan khi chuyển hướng
  • Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
  • Mức phạt lỗi đi ngược chiều và lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi
  • Mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail:    

Sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy

Theo bạn, chạy xe máy đeo tai nghe có bị phạt không? Nhất là khi nhiều người trong chúng ta thường có thói quen đeo headphone để trả lời điện thoại, nghe nhạc hoặc nghe chỉ dẫn đường từ Google map trong quá trình lái xe?

Để tránh bị xử phạt cũng như cướp giật khi phải vừa cầm điện thoại để trả lời cuộc gọi, vừa lái xe. Nhiều bạn đã chọn việc đeo tai nghe để trả lời điện thoại với suy nghĩ rằng việc đeo tai nghe sẽ không ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thậm chí, không ít người trong số chúng ta còn sử dụng tai nghe để nghe nhạc, nghe tin tức trong suốt quá trình di chuyển. Tuy nhiên, hành vi này lại là một trong những lỗi vi phạm luật giao thông và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

  • Xem thêm: Lỗi xe máy không gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?
  • Xem thêm: Hiểm họa tiềm ẩn khi trú mưa dưới gầm cầu, hầm đường bộ

Chạy xe máy đeo tai nghe bị phạt bao nhiêu?

Tại điểm c, khoản 3, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Như vậy, theo quy định này, ngoại trừ máy trợ thính thì mọi thiết bị âm thanh khác như tai nghe đều bị cấm sử dụng khi đang lái xe. Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi như: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: 

  • Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu vì đeo tai nghe mà gây tai nạn giao thông.

Sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy

Mức phạt cho việc lái xe máy và đeo tai nghe tượng tự lỗi vi phạm sử dụng điện thoại khi chạy xe máy. Ảnh: Thanh Niên.

Nhiều ý kiến cho rằng, mức phạt được nâng từ 200.000-300.000 đồng lên 800.000-1.000.000 đồng là quá cao vì rất ít trường hợp gây tai nạn mà đang sử dụng tai nghe. Bởi việc đeo tai nghe khi chạy xe máy vẫn an toàn khi người lái hoàn toàn làm chủ phương tiện bằng 2 tay.

Tuy nhiên, việc đeo tai nghe khi chạy xe máy lại là hành vi có thể gây ra sự mất tập trung, làm sao nhãng việc quan sát và thậm chí có thể không nghe được các tín hiệu giao thông như còi xe. 

Do đó, việc chạy xe máy đeo tai nghe vẫn ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho chính người lái và những người cùng tham gia giao thông. Có thể hiểu rằng, mức phạt này mang tính chất răn đe để góp phần giảm thiểu những vụ tai nạn có thể xảy đến chỉ vì sự mất tập trung của người tham gia giao thông. 

Vậy bạn nghĩ sao về mức phạt khi chạy xe máy và đeo tai nghe? Chia sẻ cho OKXE góc nhìn của bạn dưới phần bình luận của bài viết này nhé.