Soạn văn 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích chỉ tiết

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích - Siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II

  • Phần I
  • Phần II
Soạn văn 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích chỉ tiết
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

(trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

1.Tìm hiểu đề và tìm ý

- Tìm hiểu đề:

+ Yêu cầu về nội dung: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

+ Yêu cầu hình thức: văn nghị luận giải thích.

- Tìm ý: liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự.

2.Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ, khái quát về nội dung câu tục ngữ.

- Thân bài:

+ Giải thích: nghĩa đen, nghĩa bóng

+ Bài học rút ra.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

3.Viết bài

4.Đọc và sửa chữa

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

(trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ ở thời xa xưa mà còn có ý nghĩa với hiện tại. Trong hoàn cảnh hội nhập của đất nước, việc đi để học hỏi những điều mới, điều mình chưa biết là rất cần thiết với mỗi cá nhân. Vì vậy, hãy bắt đầu cho mình những chuyến đi ngay từ bây giờ, bạn nhé!

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn - Siêu ngắn

  • Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu - Siêu ngắn

  • Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) - Siêu ngắn

  • Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc - Siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích siêu ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II

  • Phần I
  • Phần II
Soạn văn 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích chỉ tiết
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

1.Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Tìm hiểu đề:

+, Yêu cầu về nội dung: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

+, Yêu cầu hình thức: văn nghị luận giải thích.

2.Lập dàn bài:

- Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ, khái quát về nội dung câu tục ngữ.

- Thân bài: giải thích vấn đề.

+, giải thích nghĩa đen

+, giải thích nghĩa bóng

+, bài học rút ra.

- Kết bài: khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

3.Viết bài

4.Đọc và sửa chữa.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ xưa mà cả ngày nay. Bởi vì hiện nay, đất nước ta đang có xu hướng mở rộng giao lưu với các nước khác trên thế giới nên với mỗi cá nhân, việc đi để học những điều mới, điều mình chưa biết là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng ta hãy đi mà để học, để biết, để làm việc tốt hơn.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Sống chết mặc bay - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Chi tiết)

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn văn 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích

  • Soạn văn Cách làm bài văn lập luận giải thích chi tiết
    • I. Kiến thức cơ bản
    • II. Rèn luyện kỹ năng
  • Soạn văn Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn gọn
    • I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
    • II. Luyện tập

Soạn văn Cách làm bài văn lập luận giải thích chi tiết

I. Kiến thức cơ bản

Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ. Đối với tục ngữ, cần làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó. Đề yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích (xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích).

Để tìm nghĩa cho một câu tục ngữ, có thể tra từ điển. Ví dụ, nếu tra Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam thì câu đó được giải thích: “Đi đây đó thì được mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải”. Giải thích như thế tuy đúng, nhưng còn vắn tắt, chưa đáp ứng được yêu cầu hiểu rõ, hiểu sâu, bởi bài văn đòi hỏi giải thích nhiều mặt: từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nội dung lời khuyên đến khát vọng bao đời của người nông dân sau lũy tre xanh muốn đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết.

Để tìm ý cho bài làm, ta có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng hoặc: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Hãy suy nghĩ xem câu tục ngữ đó có ý nghĩa như một lời khuyên, như một lời khích lệ mọi người nên đi đây đi đó, đi đông đi tây, chống thói ở lì một nơi, thủ cựu, tự thỏa mãn hay không.

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.

b. Thân bài: Triển khai việc giải thích.

– Nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì?. (Chú ý: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày, đo trí khôn, kiến thức bằng sàng có gì đặc biệt?)

– Nghĩa bóng: Như cách giải thích của từ điển đã dẫn ở trên. Hãy suy nghĩ xem: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không? Kinh nghiệm đó là gì?

– Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác: Đi một bữa chợ, học một mớ khôn hoặc các câu ca dao, tục ngữ nêu trên để thấy cái khao khát của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Từ đó ta hiểu câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm, mà còn biểu hiện một khát vọng hiểu biết.

c. Kết bài: Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay.

3. Viết bài

a. Mở bài: Mở bài không chỉ giới thiệu câu tục ngữ, mà còn phải nói được nội dung sâu sắc mà mình muốn giải thích. Có thể có nhiều cách mở bài khác nhau.

– Đi thẳng vào vấn đề: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”.

– Đối lập hoàn cảnh với ý thức: “Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong lũy tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“.

– Nhìn từ cái chung đến cái riêng: “Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt. Một trong những câu đó là: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“.

b. Thân bài: Theo dàn bài, Thân bài nên có ba đoạn.

Mỗi cách mở bài sẽ có cách viết phần Thân bài thích hợp. Đây là đoạn của Thân bài theo cách mở bài thứ nhất:

– Đoạn 1: “Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn trước hết là đúc kết kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ”.

– Đoạn 2: “Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều!”.

– Đoạn 3: “Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn”.

c. Kết bài: “Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống đã khấm khá, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Những câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thỏa mãn với mình”.

4. Đọc lại và sửa chữa

Hãy đọc lại các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết chúng có phù hợp với đề bài và dàn bài không. Sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh.

II. Rèn luyện kỹ năng

Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên.

Trả lời:

Tóm lại, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lý không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

Xuất bản ngày 29/07/2018 - Tác giả: Tâm Phương

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích bài 26 Ngữ văn 7, trả lời câu hỏi trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2.

Mục lục nội dung

  • 1. Soạn bàiCách làm bài văn lập luận giải thích
  • 1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
  • 1.1.1. Tìm hiểu đề và tìm ý
  • 1.1.2. Lập dàn bài
  • 1.1.3. Viết bài
  • 1.1.4. Đọc và sửa chữa
  • 1.2. Luyện tập

Mục lục bài viết

Tài liệuhướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thíchđược biên soạn chi tiết giúp em bước đầu hiểu và nắm được cách làm một bài văn lập luận giải thích thông qua đề tài mẫu trong sách giáo khoa.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết các bước làm đề văn giải thích mộtcâu tục ngữcho trong SGK dưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.

Cùng tham khảo...