Số sổ hộ khẩu gồm bao nhiêu số năm 2024

Hiện không có quy định cụ thể giải thích cụ thể về khái niệm mã hộ gia đình (hay mã số hộ gia đinh). Tuy nhiên, có thể hiểu mã hộ gia đình là mã số được cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi hộ gia đình. Trong các thủ tục hành chính, có những thủ tục phải thực hiện theo diện là hộ gia đình.

Một ví dụ điển hình là khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, người tham gia sẽ phải thực hiện theo chính sách mua bảo hiểm y tế theo quy định diện mua theo hộ gia đình.

Người tham gia BHXH muốn điều chỉnh thông tin phải điền mã hộ gia đình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội khi điều chỉnh thông tin).

Số sổ hộ khẩu gồm bao nhiêu số năm 2024

Mã hộ gia đình không phải là số sổ hộ khẩu không? (Hình từ internet)

Mã hộ gia đình không phải là số sổ hộ khẩu không?

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mã số hộ gia đình không phải là số sổ hộ khẩu. Mã số hộ gia đình gắn với mã bảo hiểm xã hội.

Hộ gia đình là một đơn vị gồm một hay một số người được kê khai trong: sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, thẻ thường trú/thẻ tạm trú của người nước ngoài,... thuộc diện bảo mật thông tin. Không bao gồm một số người trong khu nhà trọ, ký túc xá,... hoặc các địa điểm cư trú nhiều người có tính chất tương tự.

Quy định về sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:

- 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu (Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia).

- 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu (Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất).

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Số sổ hộ khẩu là một mã số gồm 9 chữ số tự nhiên, trong đó có hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được ghi ngay bên ngoài tờ bìa sổ hộ khẩu hoặc ngay trang đầu tiên của mặt trong sổ hộ khẩu. Tuy nhiên trong trường hợp bạn cần tra cứu thông tin mã số sổ hộ khẩu nhanh thì bạn cần lưu ý và thực hiện tra cứu số sổ hộ khẩu online theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ:

https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx và kéo xuống dưới chọn tra cứu trực tuyến.

Bước 2: Sau khi cửa sổ tra cứu online hiện ra, độc giả click vào tra cứu mã số bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Nhập đầy đủ các trường thông tin trong mục này. Lưu ý: Những mục có dấu * màu đỏ là những mục bắt buộc phải điền, không được bỏ trống.

Sau khi nhập xong đầy đủ thông tin, bạn đọc bấm chọn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và chọn những hình ảnh tương ứng với yêu cầu. Khi làm xong hết tất cả yêu cầu, được xác nhận thì bạn đọc bấm tra cứu.

Bước 4: Thông tin được trả về với kết quả gồm: Mã số bảo hiểm xã hội, họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ gia đình, địa chỉ và trạng thái.

Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020, tất cả sổ hộ khẩu giấy chỉ có giá trị xác nhận cư trú đến hết ngày 31/12/2022. Còn hiện tại, khi làm các thủ tục liên quan đến xác nhận cư trú làm thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu thì sổ hộ khẩu sẽ bị thu hồi. Trong thời gian này, sổ hộ khẩu vẫn được sử dụng và số sổ hộ khẩu vẫn được sử dụng trong việc kê khai nơi cư trú các thủ tục hành chính như xác định, điều chỉnh, thay đổi nhân khẩu, mua bán, tặng cho, thừa kế… đất đai, tài sản có giá khác như ôtô…

Số sổ hộ khẩu nằm ở đâu?

Số sổ hộ khẩu là một dãy gồm 9 chữ số tự nhiên. Trong số, 2 số đầu tiên là mã số của tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương). Dãy số này được ghi ngay ở trang bìa, hoặc trang đầu tiên bên trong sổ hộ khẩu.

Sổ hộ khẩu online là gì?

Sổ hộ khẩu điện tử được hiểu là hình thức quản lý nhân khẩu theo từng hộ gia đình, nhằm mục đích xác nhận địa chỉ thường trú hợp pháp của công dân thông qua hệ thống phần mềm online.

Hộ khẩu thường trú ở đâu?

2. Căn cứ để xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Thông thường, địa chỉ thường trú là thông tin bắt buộc được ghi trên thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, hay một số giấy tờ khác.

Mà họ GD là gì?

Mã số hộ gia đình gắn với mã bảo hiểm xã hội. Hộ gia đình là một đơn vị gồm một hay một số người được kê khai trong: sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, thẻ thường trú/thẻ tạm trú của người nước ngoài,... thuộc diện bảo mật thông tin. Không bao gồm một số người trong khu nhà trọ, ký túc xá,...