So sánh xe nhập và xe lắp ráp năm 2024

Ngày 20/7, Mitsubishi ra mắt Xpander AT lắp ráp trong nước với giá 630 triệu đồng, không đổi so với bản nhập khẩu. Hôm qua 30/07, Honda công bố CR-V 2020 hàng "nội", thêm trang bị an toàn và giá tăng 15-25 triệu đồng so với bản nhập Thái Lan trước đây.

Cuối 2019, Toyota Fortuner chuyển về lắp ráp tại Việt Nam để chủ động hơn về nguồn cung, sau hơn hai năm nhập khẩu Indonesia. Giá bán các mẫu xe Fortuner lắp ráp trong nước lúc bấy giờ tăng nhẹ so với xe nhập khẩu trước đó, từ 1,033 – 1,354 tỷ đồng...

So sánh xe nhập và xe lắp ráp năm 2024

Xpander lắp ráp có thiết kế, trang bị và giá bán giống hệt bản nhập khẩu

Với một thị trường ô tô mà chính sách liên tục thay đổi như ở Việt Nam, việc các hãng xe thức thời chuyển đổi hình thức phân phối là điều không khó hiểu hiểu.

Năm 2018, sau Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực còn 0%, nhiều hãng xe chuyển sang nhập khẩu từ các nước trong khối để hưởng lợi.

Tuy nhiên cũng trong năm đó, Nghị định 116 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô có hiệu lực. Quy định này thắt chặt hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam, làm thay đổi thế trận cạnh tranh giữa ô tô lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu.

Từ đó, nhiều mẫu xe nhập khẩu rơi vào tình trạng khan hàng, không chủ động được nguồn cung.

So sánh xe nhập và xe lắp ráp năm 2024

Khách hàng có thể phải chờ nửa năm để sở hữu một mẫu xe nhập khẩu

Gần đây nhất, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước được áp dụng đến hết năm 2020, mở rộng đường cho nhiều mẫu xe nhập khẩu chuyển sang lắp ráp tại Việt Nam.

Vì sao xe lắp ráp không rẻ hơn xe nhập khẩu?

Hiện nay, ô tô lắp ráp trong nước có giá bán cao hơn xe nhập khẩu một phần bởi chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với nước ngoài, theo số liệu của các chuyên gia trong ngành.

Trước đây, xe nhập khẩu từ ASEAN chịu thuế khoảng 30% thì xe lắp ráp trong nước rẻ hơn. Khi thuế nhập khẩu về 0%, ô tô nhập khẩu lại rẻ hơn lắp ráp.

Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay còn nhỏ, lại có tới vài chục thương hiệu xe và mỗi đơn vị lại có hàng chục mẫu. Do đó, mỗi dòng ô tô bán ra có số lượng hạn chế, dẫn đến chi phí sản xuất bị đội lên.

Trong khi đó, quy mô ngành và thị trường xe hơi của Việt Nam bằng khoảng một nửa Malaysia, bằng 1/3 so với Indonesia và còn khoảng cách rất xa so với Thái Lan.

So sánh xe nhập và xe lắp ráp năm 2024

Honda CR-V 2020 được lắp ráp tại Việt Nam có giá cao hơn 15-25 triệu đồng so với phiên bản trước được nhập khẩu từ Thái Lan

Một sản phẩm để tiến tới hạ giá thành cần đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô sản xuất lớn, đòi hỏi số lượng tiêu thụ cũng phải cao. Một dây chuyền sản xuất ô tô trị giá hàng chục triệu USD cần thời gian để khấu hao vào sản lượng.

Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô vào Việt Nam hiện nay khoảng 7-9% cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành xe lắp ráp trong nước. Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa xe con chỉ đạt 7-10%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và cách xa con số trung bình 55-60% của ASEAN.

Thực tế tại Việt Nam, quá trình làm xe chủ yếu là lắp ráp các linh kiện nhập khẩu có sẵn. Do đó, kể cả khi nhập linh kiện về với giá ngang với nước sản xuất, các chi phí vận chuyển, lưu kho,... cũng làm giá thành xe bị đội lên.

Một chuyên gia trong ngành nhận định chi phí nhập toàn bộ linh kiện để lắp một chiếc xe hoàn chỉnh có khi còn cao hơn so với nhập nguyên một chiếc xe. Tuy nhiên các hãng vẫn chọn hình thức này để chủ động về nguồn cung cấp sản phẩm thay vì lệ thuộc.

So sánh xe nhập và xe lắp ráp năm 2024

Các chính sách ưu đãi khiến nhiều hãng xe tính chuyện lắp ráp tại Việt Nam

Việc xe lắp ráp rẻ hơn xe nhập khẩu chỉ đúng ở phân khúc xe sang bởi hầu hết các mẫu này đều nhập khẩu từ ngoài ASEAN. Các ô tô từ châu Âu, Mỹ, Nhật... chịu thuế khoảng 70%, không được ưu đãi 0% như xe nhập khẩu ASEAN.

Một ví dụ là mẫu xe sang Mercedes-Benz GLC 300 4Matic đang được bán với hai phiên bản, trong đó xe nhập khẩu nguyên chiếc cao hơn 160 triệu đồng so với xe lắp ráp trong nước. Thực tế, mức chênh lệch này cũng chỉ khoảng vài % giá trị xe.

Kết quả trước mắt là nhiều mẫu xe có doanh số tốt đã được lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, do sản lượng còn yếu, tỉ lệ nội địa hóa chưa cao, các chính sách hay thay đổi nên câu chuyện xe nhập khẩu - lắp ráp hứa hẹn còn thay đổi trong thời gian tới.

Phẩm cấp của chất liệu, tay nghề lắp ráp cũng như yêu cầu kỹ thuật phải chăng có sự khác nhau giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu.

Hầu hết người sử dụng ôtô hoặc những người quan tâm, từng có điều kiện đi các dòng xe lắp ráp và nhập khẩu đều nhận thấy có sự khác nhau về vận hành, trong đó phần thắng nghiêng về xe nhập khẩu. Lấy ví dụ như tiếng đóng cửa chắc chắn hơn, khả năng cách âm, độ chính xác của vô-lăng cũng như khả năng cân bằng, không bị vặn vẹo khi di chuyển cũng tốt hơn. Vậy có thực sự xe nhập khẩu chất lượng tốt hơn xe lắp ráp?

Trước hết cần hiểu hiện có hai dạng xe lắp ráp cơ bản là CKD và IKD, mỗi kiểu sẽ tạo ra quan điểm khác nhau về chất lượng.

CKD

CKD - Completely Knocked Down là lắp ráp từ bộ linh kiện hoàn chỉnh. Hiểu nôm na là tất cả mọi thứ trên xe đều được nhập từ nước ngoài về Việt Nam sau đó thợ sẽ lắp thành xe hoàn chỉnh.

Với kiểu lắp ráp này, tỷ lệ nội địa hóa bằng 0%. Nhưng không có nghĩa là thợ Việt Nam chỉ vặn con ốc, đi dây điện... để thành cái xe hoàn chỉnh. Nhà máy còn phải làm những công việc như hàn, dập, sơn... Đây là phương pháp mà xe lắp ráp tại Việt Nam chắc chắn có chất lượng giống với xe nhập khẩu được lắp tại Thái Lan, Malaysia... hay bất cứ nước nào có chung nguồn nhập linh kiện.

IKD

IKD - Incompletely Knocked Down là lắp ráp từ bộ linh kiện không hoàn chỉnh, tức một phần linh kiện nhập khẩu, một phần được cung cấp nội địa. Tỷ lệ nội địa hóa mà chúng ta hay nghe chính là xuất phát từ kiểu lắp ráp này.

Các hãng xe khi lắp ráp theo dạng IKD có thể sử dụng các nhà cung cấp tại Việt Nam cho thân vỏ, lốp, dây điện, kính, ghế..., bất cứ thứ gì mà trong nước có thể cung cấp và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Vì lượng nội địa hóa này mà sinh ra quan điểm khác nhau về chất lượng giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu.

Nhiều người cho rằng xe lắp ráp có chất lượng vật liệu kém hơn, ví như vỏ mỏng hơn, kính chắn gió nhanh mờ, mỏng hơn, vật liệu cách âm kém hay nhựa, cao su nhanh thoái hóa... Đi xe nhập khẩu thì đầm, chắc hơn, êm ái và cách âm tốt hơn nhiều.

Theo tôi đây chỉ là những cảm quan hình thành bởi tâm lý ưa chuộng hàng nhập khẩu. Lấy ví dụ xe Camry ở Việt Nam có trọng lượng không tải là 1.490-1.505 kg, ở Mỹ là 1.497-1.515 kg, hơn kém nhau không nhiều, có thể do khác biệt trong thiết kế và lượng trang bị. Một người quen của tôi làm trong hãng xe liên doanh cho biết, khi lắp ráp một mẫu xe ở Việt Nam, họ sẽ phải gửi một xe mẫu về hãng mẹ để kiểm tra xem có đáp ứng các yêu cầu về chất lượng hay không, có như vậy mới được phép bán ra thị trường.

Như vậy nếu đã được hãng mẹ đồng ý về chất lượng, thì xe lắp ráp trong nước đâu phải tệ hơn xe nhập khẩu. Chưa kể, nhiều công ty sản xuất linh kiện ở Việt Nam là doanh nghiệp FDI, chủ yếu phục vụ xuất khẩu chứ không cung cấp nhiều cho nội địa. Sau này Trường Hải, Hyundai Thành Công sản xuất xe để xuất đi nước khác thì chất lượng làm sao có thể tệ được?

Nhưng nói đi cũng phải suy lại, không tự dưng mà nhiều người đều cho rằng xe nhập khẩu vận hành tốt hơn xe lắp ráp. Vậy sự sai lệch này đến từ đầu, có phải do trình độ lắp ráp của công nhân, hay hãng cho phép xe ở những thị trường như Việt Nam nằm dưới tiêu chuẩn ở những thị trường khác?