So sánh vcweb và đối thủ năm 2024

1. Hoạt động in sản phẩm báo chí, tem chống giả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này mà không có Giấy phép hoạt động in.

2. Hoạt động in các sản phẩm mà không có đủ các điều kiện nhận in quy định tại Điều 9 Nghị định này; in vượt quá số lượng sản phẩm ghi trong hợp đồng in.

3. Hoạt động in, hoạt động photocopy trái phép tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

4. Hoạt động in, hoạt động photocopy các sản phẩm mà pháp luật Việt Nam cấm lưu hành.

5. Thêm, bớt, sửa chữa trái phép bản mẫu đặt in; chuyển nhượng, sửa chữa, tẩy xoá trái phép các loại giấy phép trong hoạt động in.

Điều 9

1. Chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung sau đây:

  1. Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  1. Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
  1. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
  1. Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

2. Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định của Nghị định này.

3. Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả.

4. Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

5. Sử dụng thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh.

6. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các hành vi khác có liên quan bị cấm theo quy định của pháp luật.

Nghị định 60 mở rộng các hành vi bị cấm trong hoạt động in

2

Các hoạt động in phải có điều kiện và phải được cấp phép

Điều 5

- In báo chí, tem chống giả

- In Chứng minh thư; hộ chiếu; văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (không phải xin phép nhưng phải có thỏa thuận với cơ quan nhà nước)

Điều 11:

Có hoạt động in các sản phẩm sau:

- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;

- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;

- Tem chống giả;

- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền)

Mở rộng đối tượng phải cấp phép đối với hoạt động in

3

Các hoạt động in phải đáp ứng điều kiện và phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý

Các doanh nghiệp không phải đáp ứng các điều kiện và cũng không phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành

Điều 11:

Có hoạt động in các sản phẩm sau:

- Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;

- Bao bì, nhãn hàng hóa;

- Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;

- Các sản phẩm in khác.

Bổ sung thêm thủ tục hành chính về đăng ký hoạt động đối với một số hoạt động in đồng thời áp đặt điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở này

4

Điều kiện mà các cơ sở hoạt động in phải đáp ứng

Điều 6:

Không quy định rõ, nhưng dựa vào hồ sơ xin cấp phép thì có thể là các điều kiện về:

- Giám đốc là công dân Việt Nam

- Mặt bằng sản xuất và thiết bị in chính

- Cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Điều 11:

- Là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in (kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác);

- Có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in;

- Có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư, trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị in la-de (laser), in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình hoạt động in lưới (lụa) thủ công;

- Có đủ điều kiện về an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.

- Bổ sung thêm điều kiện về người đứng đầu doanh nghiệp

- Bổ sung điều kiện của mặt bằng phải ngoài khu dân cư

5

Thủ tục cấp giấy phép

Điều 6, 7

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận:

- Trung ương là Cục xuất bản

- Địa phương là Sở Thông tin và Truyền thông

Thời hạn cấp phép là: 07 ngày làm việc

Điều 12

Cơ quan cấp phép:

- Trung ương: Bộ

- Địa phương: UBND cấp tỉnh

Thời hạn giải quyết và cấp phép: 15 ngày

Thời hạn kéo dài hơn

6

Thủ tục cấp lại giấy phép

Điều 8

Không quy định cấp lại giấy phép cho trường hợp hư hỏng, mất, rách.

Đối với trường hợp thay đổi chức năng in đã đăng ký trước đó thì gửi công văn đến xin đổi – thời hạn giải quyết là 7 ngày làm việc

- Đối với thay đổi các thông tin về cơ quan chủ quản, chia tách hoặc sáp nhập, thay đổi tên gọi, trụ sở thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi Giấy phép hoạt động in;

- Đối với thay đổi Giám đốc hoặc chủ sở hữu thì trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi, cơ sở in phải gửi bổ sung hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép hoạt động in.

Điều 13

Hồ sơ cấp lại:

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định; các giấy tờ chứng minh sự thay đổi trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; giấy phép hoạt động in đối với trường hợp giấy phép bị hư hỏng

Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc

Hồ sơ nhiều tài liệu và phức tạp hơn

7

Thủ tục đăng ký hoạt động của cơ sở in

Không quy định

Điều 14

Gửi tờ khai tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thời hạn giải quyết là: 5 ngày làm việc

Bổ sung thủ tục hành chính mới

8

Trách nhiệm của cơ sở in

Không quy định cụ thể, nhưng theo quy định của cả văn bản thì có thể hình dung, cơ sở in có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến giấy phép

Điều 15

- Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này trong quá trình hoạt động.

- Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động đã được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in xác nhận.

- Chế bản, in, gia công sau in đúng với bản mẫu của sản phẩm in và đúng với số lượng in ghi trong hợp đồng in.

- Cập nhật đầy đủ thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in” theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở in, sản phẩm in và giải trình đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành việc báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của cơ sở in, sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ quản lý hoạt động in do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in tổ chức.

- Báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

- Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; người đứng đầu cơ sở in phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở in và sản phẩm in.

Bổ sung thêm một số trách nhiệm sẽ phát sinh thêm các thủ tục hành chính và gây bất lợi cho doanh nghiệp, ví dụ:

- Nghĩa vụ lưu giữ thông tin

- Nghĩa vụ cập nhật thông tin

- Nghĩa vụ báo cáo

- Nghĩa vụ tham gia tập huấn

9

Nhận chế bản, in gia công nước ngoài

Điều 10

In các sản phầm sau phải xin phép:

- Vàng mã

- Báo chí

- Sổ tiết kiêm

- Hộ chiếu, CMND, Văn bằng chứng chỉ

- Tem chống giả

Hồ sơ xin phép gồm:

- Đơn

- 2 Bản sao mẫu sản phẩm đặt in

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 7 ngày làm việc

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Cục Xuất bản đối với cơ sở in trung ương

Sở Xuất bản đối với cơ sở in địa phương

Điều 23

In các sản phẩm sau phải xin phép:

- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác;

- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

- Tem chống giả;

- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá;

- Các sản phẩm in khác có nội dung về chính trị, lịch sử, địa lý, tôn giáo, địa giới hành chính Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm có:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định;

- 02 (hai) bản mẫu sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc

- Đối tượng phải xin phép mở rộng hơn

- Thời hạn cấp giấy phép rút ngắn hơn

10

Nhập khẩu thiết bị in

Điều 11, 12

Các thiết bị in được phép nhập khẩu mà không phải xin phép trừ máy photocopy màu

Hồ sơ xin cấp Giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu, gồm:

- Công văn xin nhập khẩu ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng và tên, ký hiệu của máy;

- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức xin nhập khẩu;

- Ca-ta-lô của máy;

- Quy chế quản lý và sử dụng máy của cơ quan, tổ chức.

Cơ quan cấp phép: Cục Xuất bản

Thời hạn cấp phép: 7 ngày làm việc

Điều 27, 28

Các thiết bị in sau phải xin phép khi nhập khẩu:

- Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in;

- Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa);

- Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in;

- Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

Đối tượng được phép nhập khẩu:

- Cơ sở in;

- Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.

Hồ sơ nhập khẩu:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định;

- Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in;

- Bản sao có chứng thực:

Giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in.

Một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định này (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, …)

Quyết định thành lập đối với cơ quan, tổ chức quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

Yêu cầu mới về thủ tục xin phép nhập khẩu thiết bị in.

11

Quản lý đối với cơ sở dịch vụ photocopy

Không có quy định khác về cơ sở dịch vụ photocopy

Điều 25, 26

Thực hiện thủ tục khai báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện về hoạt động photocopy.

Trách nhiệm của cơ sở dịch vụ photocopy:

- Thực hiện khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

- Hoạt động đúng địa điểm đã khai báo.

- Chấp hành các yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

- Xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy và chấp hành việc giải trình, báo cáo đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện giấy tờ, tài liệu nhận photocopy có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

- Tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; người đứng đầu cơ sở dịch vụ photocopy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy.

- Bổ sung thủ tục khai báo hoạt động của các cơ sở dịch vụ photocopy.

- Bổ sung một số thủ tục mà cơ sở dịch vụ photocopy phải thực hiện

12

Hợp tác của cơ sở in

Không quy định

Điều 24

Việc hợp tác giữa các cơ sở in phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật, trong đó ghi đủ các thông tin cơ bản sau đây:

- Tên sản phẩm in, kích thước thành phẩm;

- Công đoạn chế bản, in, gia công sau in được hợp tác;

- Số lượng sản phẩm in được hợp tác theo từng công đoạn;

- Trách nhiệm thực hiện hợp đồng của từng bên;

- Các thông tin khác (nếu có).

Yêu cầu đối với cơ sở in được hợp tác:

- Có giấy phép hoạt động in hoặc đã được xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định này;

- Chỉ nhận hợp tác sau khi được cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm nhận in theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 của Luật Xuất bản, các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Nghị định này;

- Không được hợp tác với cơ sở in khác để thực hiện chế bản, in, gia công sau in đối với sản phẩm in do mình đã nhận hợp tác;

- Thực hiện đúng số lượng sản phẩm in ghi trong hợp đồng quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Tuân thủ quy định tại Khoản 4 Điều 35 của Luật Xuất bản, Điều 15 Nghị định này.

Hạn chế một số hoạt động hợp tác

13

Quản lý đối với việc sử dụng máy photocopy màu

Điều 12, 13

Cơ sở sử dụng máy photocopy màu phải đăng ký với Sở Văn hóa Thông tin.

Không quy định rõ về trình tự thủ tục đăng ký

Điều 30

Đối với máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu, ngoài việc phải đăng ký sử dụng phải tuân thủ quy định sau đây:

- Máy photocopy màu chỉ được sử dụng phục vụ công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức, không được sử dụng để kinh doanh dưới mọi hình thức;

- Máy in có chức năng photocopy màu chỉ được sử dụng để sản xuất trong cơ sở in có đủ các điều kiện hoạt động in theo quy định của Nghị định này.