So sánh trọng tài quốc tế và trọng tài nước ngoài

Mục lục bài viết

  • 1. Trọng tài quốc tế là gì ?
  • 2. Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL là gì ?
  • 3. Trọng tài vụ việc (AD-HOC) là gì ?
  • 4. Bản quy tắc trọng tài của Ủy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc là gì ?
  • 5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như thế nào?
  • 5.1 Hình thức thoả thuận trọng tài
  • 5.2 Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
  • 6. Tiêu chuẩn Trọng tài viên

1. Trọng tài quốc tế là gì ?

Trọng tài quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật cho phép được giải quyết bằng trọng tài.

Quy định về trọng tài quốc tế:

Trọng tài quốc tế chỉ có chức năng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, các tranh chấp trong các lĩnh vực khác như tranh chấp đường. biên giới trên đất liền, trên biển... không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài quốc tế mà được giải quyết thông qua thương lượng giữa các quốc gia hoặc thông qua khâu trung gian của tổ chức quốc tế hay của một nước thứ ba.Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam có chủ tịch, phó chủ tịch, trọng tài viên và có thể có trọng tài viên là người nước ngoài. Nhiệm kì của trọng tài viên là 4 năm. Việc lựa chọn trọng tài viên và hoạt động của trung tâm trọng tài dựa theo nguyên tắc chung được thể hiện trong Quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC). Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài viên được quyền độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kì sự can thiệp nào. Kết quả giải quyết tranh chấp có thể là một thoả thuận hoà giải hoặc một phán quyết của trọng tài. Phán quyết của trọng tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp và không thể bị kháng cáo trước toà án hay một cơ quan trọng tài khác.

Ở Việt Nam, ngoài chức năng của trọng tài quốc tế như đã nói trên, trung tâm trọng tài quốc tế được thành lập bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, được mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh trong nước nếu các bên tranh chấp thoả thuận với nhau việc chọn trung tâm trọng tài quốc tế để giải quyết vụ việc.

Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam có chủ tịch, phó chủ tịch, trọng tài viên và có thể có trọng tài viên là người nước ngoài. Nhiệm kì của trọng tài viên là 4 năm. Việc lựa chọn trọng tài viên và hoạt động của trung tâm trọng tài dựa theo nguyên tắc chung được thể hiện trong Quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC). Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài viên được quyền độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kì sự can thiệp nào. Kết quả giải quyết tranh chấp có thể là một thoả thuận hoà giải hoặc một phán quyết của trọng tài. Phán quyết của trọng tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp và không thể bị kháng cáo trước toà án hay một cơ quan trọng tài khác.

2. Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL là gì ?

Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL là văn bản do Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế thông qua ngày 21.6.1985, quy định về các vấn đề liên quan đến trọng tài thương mại quốc tế.

Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế gồm 8 chương với 36 điều:

Chương I - Những quy định chung;

Chương II - Thoả thuận trọng tài;

Chương III - Thành phần của trọng tài;

Chương IV - Thẩm quyền của trọng tài;

Chương V - Điều hành tố tụng trọng tài;

Chương VỊ - Tuyên phán quyết và kết thúc tố tụng trọng tài;

Chương VII - Kháng nghị chống lại phán quyết trọng tài;

Chương VIII - Công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài.

Dựa vào nội dung của Luật mẫu về trọng tài quốc tế, các tổ chức trọng tài thương mại của các nước có thể xây dựng nên các quy chế cho hoạt động của mình.

3. Trọng tài vụ việc (AD-HOC) là gì ?

Trọng tài vụ việc (AD-HOC) là trọng tài được các bên tranh chấp thoả thuận thành lập để giải quyết tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó.

Quy định về trọng tài vụ việc (AD-HOC):

Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.

Trọng tài vụ việc không có trụ sở cố định, không có bộ máy giúp việc thường trực, không có danh sách trọng tài viên và quy tắc tố tụng của riêng mình.

Khi có tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp thoả thuận với nhau thành lập hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài gồm một hoặc một số lẻ trọng tài viên, không bị ràng buộc bởi bất kì danh sách trọng tài nào. Các bên tự xây dựng quy ước tiến hành trọng tài. Để tránh phức tạp, các bên có thể lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài sẵn có nào đó (thường là quy chế trọng tài UNCITRAL),

Trọng tài vụ việc được tổ chức đơn giản, thủ tục giải quyết mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với tranh chấp ít phức tạp, nhất là khi các bên tranh chấp có kiến thức, thiện chí và kinh nghiệm tranh tụng.

Ở Việt Nam, hình thức trọng tài này chỉ mới được quy định chính thức trong Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.

4. Bản quy tắc trọng tài của Ủy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc là gì ?

Bản quy tắc về trọng tài quốc tế quy định các nguyên tắc cơ bản trong quá trình xét xử các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế.

Bản quy tắc này được Uỷ ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) thông qua ngày 28.4.1976 và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 15.12.1976.

Bản quy tắc gồm 4 chương với 41 điều.

Chương 1 - Những quy định chung, đề cập các vấn đề: phạm vi ép dụng của bản quy tắc, thông báo và cách tính thời gian nhận các giấy tờ liên quan tới hoạt động của trọng tài, thông báo trọng tài, việc đại diện và trợ giúp - cho các bên tranh chấp.

Chương 2 - Xác lập toà án trọng tài, quy định các vấn đề liên quan đến trọng tài viên: số lượng trọng tài viên, việc chỉ định trọng tài viên, bãi miễn trọng tài viên, thay thế trọng tài viên.

Chương 3 - Tố tụng trọng tài, nội dung đề cập đến các vấn đề về tố tụng trọng tài như: địa điểm trọng tài, ngôn ngữ sử dụng trong quá trình tố tụng trọng tài, nội dung đơn yêu cầu; nội dung đơn biện minh, việc sửa đổi đơn yêu cầu và đơn biện mình, các vấn đề liên quan tới việc phản đối thẩm quyền xét xử của trọng tài, các vấn đề về chứng cứ, các biện pháp ngăn ngừa kịp thời, vấn đề chuyên gia, việc vắng mặt của các bên...

Chương 4 - Quyết định của trọng tài, quy định các vấn đề như: áp dụng luật trong việc giải quyết tranh chấp, các cơ sở pháp lí để kết thúc quá trình tố tụng, hình thức và hiệu lực của quyết định trọng tài, giải thích quyết định của trọng tài, chỉ phí trọng tài và tyền đặt trước cho việc xét xử trọng tài...

5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như thế nào?

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bàng tronhj tài gồm có:

1Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

5.1 Hình thức thoả thuận trọng tài

1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

5.2 Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng

Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.

6. Tiêu chuẩn Trọng tài viên

1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên

1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.

2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.

3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.

4. Được hưởng thù lao.

5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.

7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh - Công ty luật Minh Khuê