So sánh tác phẩm người lái đò sông đà

hi xây dựng hình tượng Huấn Cao và Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng những tri thức nghệ thuật ấn tượng. Dưới đây là bài viết về So sánh nhân vật Huấn Cao và Người lái đò Sông Đà hay nhất

Mục lục bài viết

1.1. Mở bài:

Giới thiệu, dẫn dắt vào yêu cầu của đề bài: So sánh nhân vật Huấn Cao và Người lái đò Sông Đà hay nhất

1.2. Thân bài:

1. Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà

* Vài nét về hình ảnh con sông Đà

– Hình ảnh sông Đà thật hung dữ nhưng không kém phần trữ tình.

– Hình ảnh sông Đà là nền để người lái đò xuất hiện.

* Nhân vật người lái đò sông Đà

Ông lái đò:

– Là người anh hùng vùng sông nước.

– Là nghệ sĩ tài hoa.

-> Ông lái đò là “tay lái đò tài hoa”.

2. Nhân vật Huấn Cao

– Nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là con người tài hoa, hiên ngang bất khuất với “thiên lương” trong sáng.

– Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có cảm hóa mãnh liệt với con người có tấm lòng “biệt liên tài”.

* Nét chung giữa Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà:

– Đều là những con người tài hoa, nghệ sĩ.

– Tác giả sử dụng ngòi bút tài hoa, uyên bác, vận dụng tri thức nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật trong miêu tả và biểu hiện.

– Ngôn từ hết sức phong phú, tinh lọc, độc đáo kết hợp với nhạc điệu trầm bổng, nhịp nhàng. Các phép tu từ được phối hợp vô cùng điêu luyện.

* Khác biệt:

– Chữ người tử tù lag cái đẹp của tài hoa, khí phách của thiên lương, và phủ nhận thực tại của xã hội thực dân phong kiến trước Cách mạng năm 1945. Người lái đò sông Đà ca ngợi người lái đò sông Đà, với niềm yêu mến thiết tha về thiên nhiên đất nước, về cuộc sống mới, con người mới.

+ Huấn Cao là con người của lịch sử, của quá khứ, nay chỉ còn “vang bóng một thời’’; ông lái đò là con người của hôm nay, của hiện tại.

+ Huấn Cao là người siêu phàm ; ông lái đò là người bình thường

+ Huấn Cao đối lập với xã hội, trở thành kẻ tử tù trong xã hội bất công; Người lái đò là người lao động đang ngày đêm xây dựng quê hương, đất nước.

– Về cảm hứng thẩm mĩ:

+ Qua nhân vật Huấn Cao: nói về những con người kiệt xuất với quá khứ “vang bóng một thời’’

+ Qua nhân vật ông lái đò: ca ngợi tài hoa của người nghệ sĩ ở nhân dân đại chúng trong lao động và chiến đấu.

– Về cách tiếp cận con người:

+ Trong Chữ người tử tù: là “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”, cái đẹp và cảm giác mới lạ.

+ Trong Người lái đò sông Đà: ca ngợi con người lao động, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.

1.3. Kết luận:

Nêu cảm nhận cá nhân về vấn đề đề bài yêu cầu phân tích: So sánh nhân vật Huấn Cao và Người lái đò Sông Đà hay nhất

2. Dàn ý So sánh nhân vật Huấn Cao và Người lái đò Sông Đà hay nhất:

1. Hoàn cảnh

* Điểm chung

– Hai nhân vật phải đối mặt với môi trường sống nguy hiểm, đầy thử thách.

– Môi trường là cơ hội để họ bộc lộ trọn vẹn vẻ đẹp độc đáo trong tính cách, tâm hồn, khả năng của họ.

* Điểm riêng

Huấn Cao

+ Sống dưới chế độ phong kiến suy tàn, xấu xa, đen tối.

+ Vì chống lại triều đình mà Huấn Cao đã bị xử án tử hình, bị giam tù để chờ ngày chịu án chém. Những ngày cuối cùng của cuộc đời tử tù, sự tồn tại của thiên lương hay cái đẹp vẫn sáng nhất. Do đó, Huấn Cao luôn chuẩn bị tâm thế trước cạm bẫy xấu xa của kẻ tiểu nhân.

Ông lái đò

+ Môi trường nguy hiểm: Con sông Đà độc dữ, hung bạo như kẻ thù số một.

+ Công việc dễ tổn thọ đầy những hiểm nguy, buộc người lái đò phải luôn mắt, luôn tay.

2. Đặc điểm:

Tài năng phi phàm, xuất chúng:

Huấn Cao:

+ Tài năng trong viết chữ – đòi hỏi sự uyên bác cùng một tâm hồn phóng khoáng.

+ Tài viết chữ: Nét chữ tươi tắn, vuông vắn, được viết nhanh và đẹp. Hồn chữ là hoài bão tung hoành của một con người. Chữ Huấn Cao nổi tiếng khắp vùng đến kẻ vô danh tiểu tốt cũng ngưỡng mộ. Chữ Huấn Cao là vật báu ở đời, là ao ước của những ai am hiểu về chữ thánh hiền và nhận thức được giá trị của cái đẹp. Chữ của Huấn Cao lay động, chinh phục lòng người.

Ông lái đò

Tài năng biểu lộ trong lao động với công việc bình thường: lái đò

+ Tay lái ra hoa: thể hiện ở động tác chèo lái chứa đựng vẻ đẹp đời thường, giản dị nhưng vô cùng độc đáo.

+ Linh hoạt trong động tác để ứng phó những đòn đánh, thế tấn công của dòng sông, có khả năng quân sự tuyệt vời.

Ông lái đò đứng trên con thuyền với mái chèo, một mình đơn độc. Đá sông Đà hình thành những cửa sinh, cửa tử khôn lường, có những thế võ và sức mạnh quật ngã những tay lái ít kinh nghiệm. Mái chèo tuy chỉ là một công cụ bình thường nhưng lại như một cây đũa thần khi ở trong tay ông lái đò, giúp ông hoá giải sức mạnh của mọi đòn tấn công.

Ông lái đò đưa chiếc thuyền vượt qua thạch trận, đè sấn lên sóng thác, chặt đôi sóng. Con thuyền dưới sự điều khiển của người lái đò lúc tiến lúc thoái, lúc công lúc thủ như một mũi tên tre, vừa bơi, vừa tự động lượn được.

Qua mỗi trùng vi thạch trận, người lái đò lại đổi tay lái và chiến thuật. Trong trận chiến trên sông, cũng có lúc người lái đò bị thương bởi sóng đánh vào chỗ hiểm. Nhưng nhờ sự linh hoạt của động tác và tài biến hoá của chiến thuật đã khiến ải nước phải tiu nghỉu mặt xanh lè thất vọng. Con thuyền của người lái đò bỏ lại phía sau tiếng gieo hò của sóng thác.

Khí phách bất khuất, hiên ngang trước những thử thách, hiểm nguy không chịu đầu hàng, sẵn sàng đối mặt với một tâm thế ung dung nhất có thể. Thậm chí, người lái đò coi những hiểm nguy như niềm sinh thú trong cuộc sống.

* Điểm chung: Coi hiểm nguy như niềm sinh thú.

– Huấn Cao: Quản ngục vì cảm mến Huấn Cao nên đã biệt đãi người tử tù. Hằng ngày, quản ngục sai người mang rượu thịt cho người tử tù. Do chưa hiểu rõ về con người quản ngục nên Huấn Cao, coi thường không hề né tránh mà đón nhận như một thú bình sinh.

– Ông lái đò: không thích chèo đò ở quãng sông bằng phẳng và coi ghềnh thác hiểm nguy chính là sự yêu thương đậm đà con sông dành cho nhà đò.

* Điểm riêng: Tình thế phải đối mặt

– Huấn Cao: tử hình, chốn ngục tù với những trò tiểu nhân, với quyền lực xấu xa có thể đến bất cứ lúc nào. Đối mặt với hoàn cảnh ấy, Huấn Cao luôn ung dung, bình thản, tự tại, tự do. Ông sẵn sàng đối mặt với quyền lực và ngay cả cái chết trong ông dù chỉ một thoáng phân vân. Trong khi viên quản ngục tái nhợt đi, thầy thơ lại hớt hải khi nghe về thời gian tử hình thì Huấn Cao không bận tâm chút nào. Nỗi bận tâm của Huấn Cao chỉ là có nên cho chữ quản ngục.

– Ông lái đò: những trận thuỷ chiến hiểm nguy luôn thường trực với những người lao động trên sông nước. Cuộc sống của người lái đò là hằng ngày đối mặt với thiên nhiên để giành sự sống. Con sông Đà hung bạo, độc dữ như một kẻ thù số một. Vậy mà ông lái đò suốt đời với nghề chèo đò, cưỡi trên thác sông Đà như cưỡi hổ với tư thế hiên ngang không đầu hàng, lùi bước, luôn tỉnh táo, bình tĩnh để chỉ huy con thuyền vượt sóng thác.

Huấn Cao

Không dùng cái tài để mưu lợi bởi ông với ông cái quý của chữ nằm ở mặt tinh thần nên ông chỉ cho chữ những người tri âm hiểu được tấm lòng của ông.

Huấn Cao quyết định cho chữ viên quản ngục bởi nhận ra một tấm lòng thiên lương trong sáng ở quản ngục. Huấn Cao trân trọng người quản ngục trong cách xưng hô, lựa chọn thời gian, không gian viết chữ. Tấm lòng, nhân cách của Huấn Cao lay động đến tình cảm của viên quan coi ngục, khiến viên quản ngục nghẹn ngào và cúi đầu xin bái lĩnh.

Ông lái đò

– Gắn bó với con sông Đà, coi sông Đà như một kì phùng địch thủ cũng đồng thời, con sông Đà là một người tri kỉ tâm giao.

– Tấm lòng đối với quê hương đất nước

+ Quá khứ: Khi những con đò bỏ vắng cùng với quy ước ngầm của những người lái đò chính là tấm lòng của người lao động với kháng chiến.

+ Hiện tại: Khi đất nước dựng xây, ông lái đò tự hào kể về việc được chở một đoàn chuyên gia đi khảo sát địa hình, chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện, là một người tự hào khi được đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước.

3. Đánh giá chung

Cả hai nhân vật được xây dựng bằng nghệ thuật lí tưởng hoá, xuất phát từ cái nhìn độc đáo về con người của nhà văn Nguyễn Tuân: Nhìn con người ở phương diệnnghệ sĩ để làm nổi bật những vẻ đẹp phi thường của các nhân vật.

3. So sánh nhân vật Huấn Cao và Người lái đò Sông Đà hay nhất:

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Nếu như trước CMT8 năm 1945, với Nguyễn Tuân cái đẹp là những gì trong quá khứ ở bậc cao nhân tài hoa nhưng sau cách mạng với ông cái đẹp gắn liền với cuộc sống dung dị. Thông qua nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” ta thấy rõ nhất sự xê dịch trong nghệ thuật sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.

“Chữ Người Tử Tù” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Tuân trích ra từ tập “Vang bóng một thời” về những con người tài hoa một thời. Nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp của một người nghệ sĩ với khả năng viết chữ thư pháp vang danh nức tiếng gần xa. Ngay cả Viên quản ngục của tại huyện nhỏ cũng biết: “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm…chữ ông Huấn Cao…là có một vật báu ở trên đời”. Vì thế sở nguyện của quản ngục là sẽ được treo một đôi câu đối do ông Huấn Cao viết để treo trong nhà.

Huấn Cao có tài viết chữ đẹp cùng với thiên lương trong sáng, không ép mình vì tiền hay vì quyền. Ông cho chữ người biết trân quý cái đẹp nên Huấn Cao mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho người bạn tri kỉ. Lúc đầu, Huấn Cao khinh bạc viên quản ngục vì cho rằng hắn có âm mưu đen tối rồi từ từ Huấn Cao mới nhận ra tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và viên thơ lại. Họ là người biết yêu cái đẹp và để không phụ lòng Huấn Cao đã cho chữ ngay trong nhà lao với khung cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Nhân vật Huấn Cao đẹp ở tài năng, ở cái tâm và ý chí bất khuất của người quân tử. Ở Huấn Cao có khí phách của vị anh hùng. Thông qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Tuân đã bộc lộ niềm tin vào những cái đẹp, cao quý ngay cả ở những nơi tối tăm vẫn tỏa sáng.

Nếu như Huấn Cao là anh tài xuất chúng trong hoàn cảnh có một không hai thì ông lái đò lại có chút bình thường, dung dị hơn. Trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân ông lái đò hết sức chân thật, là người có ngoại hình đặc biệt được miêu tả hai tay “lêu nghêu”, giọng nói thì “ào ào như tiếng nước trước mặt gềnh”, chân “khuỳnh khuỳnh”, đôi mắt thì “vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó”…Với đặc điểm như thế phù hợp với lao động trên vùng sông nước.

Ông lái đò là một người có tài trí với phong thái ung dung có chút nghệ sĩ, là người làm nghề biết tường tận những con sông và tính nết của nó. Ông nhớ và hiểu rõ những luồng nước và những con thác hiểm chở cùng những trận đồ binh pháp của thần đá, thần sông. Ông cũng hiểu mọi quy luật phục kích của vùng nước hiểm trở. Ông thậm chí còn chỉ huy các cuộc vượt thác một cách tài tình.

Nguyễn Tuân khắc họa ông lái đò như một vị tướng hiên ngang trước muôn trùng sóng nước của dòng sông Đà. Ông là người dũng cảm biết chịu đựng cái đau của thể xác do chiến đấu với sóng to gió lớn để chiến thắng với những động tác chuẩn xác. Người lái đò như một nghệ sĩ thực thụ chứ còn là là một người lái đò bình thường.

Cả hai nhân vật là Huấn Cao và người lão lái đò đều được xây dựng bằng những hình ảnh lý tưởng hóa từ cái nhìn độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn đặt hai nhân vật vào những hoàn cảnh đầy thử thách để giúp phẩm chất đáng quý của họ được.