So sánh server vật lý và cloud server năm 2024

Gần đây mình thấy rất nhiều người share gói dedicated server sử dụng CPU dòng cá nhân (Core i3, core i5, core i7... loại thường dùng cho máy Laptop và Desktop PC), đời cũ với mức chi phí từ 20-30$/tháng, Tiện đây mình sẽ viết 1 bài so sánh 1 cách khách quan để các Bạn tự cân nhắc việc sử dụng sao cho phù hợp nhé!

Thuê máy chủ vật lý

Ví dụ 1 cấu hình 25$ như sau:

Core i3-2130 3.4 GHz 2 cores 8 GB DDR3 Memory 1× 2 TB (HDD SATA) 100 Mbps Unmetered Bandwidth 1 IP

Ưu điểm

Bạn được sử dụng "Server vật lý", về mặt lý thuyết, bạn có thể cài đặt "ảo hóa" để tạo ra nhiều máy ảo, cho chi phí thấp hơn, nhưng thường gói này chỉ có 1 IP, Bạn cần mua thêm IP thì mới ảo hóa được (IP Master cũng tốn IP, Bạn cần thêm IP cho mỗi máy ảo nữa), mà chi phí IP thì không hề rẻ. Chưa kể việc Bạn cần phải học thêm phần quản trị Server, ảo hóa.

Hãy nhìn lại 1 chút nữa, Bạn cần "server vật lý" hay cần 1 server đáp ứng được nhu cầu của Bạn?

\=> Nếu Bạn đang muốn Vọc vạch thì thuê server vật lý này là 1 phương án tốt để nghiên cứu \=> Còn muốn chạy dự án thật thì hãy đọc tiếp nhé

Nhược điểm

Về tốc độ xử lý CPU của Server vật lý:

Dòng CPU cá nhân (Core i3, core i5, core i7... cho máy Laptop và Desktop PC) chỈ thích hợp cho việc xử lý/phục vụ 1 người dùng (ví dụ như laptop của bạn), tức là 1 vài tác vụ cùng 1 lúc, trong khi đó CPU dành cho máy chủ Server được thiết kế để chạy đa nhiệm (nhiều nhiệm vụ, tác vụ cùng 1 lúc). Vì vậy Bạn sẽ thấy năng lực của CPU cá nhân yếu hơn rất nhiều so với CPU dành cho server chuyên dụng

Để biết dòng CPU đó có phải "cá nhân" hay không, bạn có thể tra cứu tên CPU tại đây: CPU Cá nhân Core i7-8700 và CPU giành cho server E7-8893 V4

So sánh server vật lý và cloud server năm 2024

So sánh server vật lý và cloud server năm 2024

CPU này có 2 core, nhưng chạy đa nhiệm thì không = 1 core của CPU dòng Server

Về Tốc độ mạng server vật lý

Tốc độ mạng từ nước ngoài về VN rất chậm. Nhất là khi đứt cáp. Bạn sẽ không load nổi website hay ứng dụng chạy trên đó.

Về ổ cứng Dedicated Server có đáng quan tâm?

Đa phần sẽ là ổ SATA 1TB, là loại ổ phổ biến cách đây 10 năm, cho tốc độ chậm và kém bền. Chậm là điều tất yếu, khả năng mất dữ liệu cũng luôn ở mức độ cao. Đọc thêm bài test hiệu năng server

Bất đồng ngôn ngữ và lệch múi giờ

Việc Bạn nói mà nhà cung cấp dịch vụ không hiểu cũng là 1 vấn đề cần cân nhắc. Bạn phải giỏi tiếng anh, nhất là tiếng anh chuyên ngành, nếu không Bạn sẽ gửi yêu cầu sai so với nhu cầu của mình.

Hạ tầng cũ và đơn lẻ

Hạ tầng các máy tính (máy desktop hoặc laptop) này quá cũ, mà cái gì cũ thì tần suất hỏng hóc rất cao. Khi bị hư hại phần cứng, bạn chỉ có thể được nhà cung cấp server thay phần cứng, tất nhiên nếu nó liên quan đến dữ liệu, họ không giúp được gì trong việc lấy lại data trên ổ cứng.

Không thể nâng cấp nếu nhu cầu sử dụng tăng cao

Tài nguyên trên mỗi "server" này là có giới hạn, và gần như không thể nâng cấp thêm. Vì vậy nếu Bạn có ý định sử dụng thì hãy cân nhắc đến quy mô phát triển.

Xin lưu ý:

Với dòng CPU này, thì khả năng cao bạn sẽ được sử dụng LAPTOP hoặc Máy CASE làm server. Bạn hãy kiểm tra độ khỏe yếu của server này ngay trên laptop được, và với mức giá siêu rẻ, nhiều khả năng nó không nằm trong DataCenter chuyên nghiệp mà đang nằm tại nhà riêng hoặc trung tâm dữ liệu nghiệp dư.

ngoài ra việc nâng cấp cũng bị giới hạn, bởi dòng này không thể nâng cấp lên cấu hình cao được.

Cloud VPS, Cloud Server

Nó khắc phục tất cả các vấn đề nêu trên

Cloud VPS được xây dựng trên nền tảng server chuyên dụng. CPU đời cao, xử lý đa nhiệm. Ổ cứng SSD SAS / NVMe lưu trữ tập trung, giảm rủi ro hư hại phần cứng xuống ~ 0. Dễ dàng nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn. Dịch vụ ổn định, uptime ~100%.

Về giá cũng khá rẻ, Giá CLoud VPS từ 90k/tháng (~4$): Đăng ký ngay VPS giá rẻ

So sánh server vật lý và cloud server năm 2024

\>>Xem thêm: Rootkit là gì?

7 phần mềm phát hiện và tiêu diệt Rootkit (Cực Nhanh Gọn)

Kết luận:

Dòng Server sử dụng CPU cá nhân, mặc dù mang mác là "server vật lý" nhưng thực sự hiệu năng chỉ bằng VPS 4-5$ tại HostingViet mà thôi. Nếu Bạn có ý định đăng ký server riêng tại nước ngoài, hãy cân nhắc trước khi thanh toán nhé!

Trước khi đi sâu vào phân tích và so sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo chúng ta cần có kiến thức tổng quan về 2 loại server này.

Lưu trữ dữ liệu là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Hiện nay, máy chủ ảo và máy chủ vật lý là 2 loại server phổ biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Vậy chúng có những điểm giống, khác nhau nào. Hãy cùng chúng tôi so sánh server vật lý và vps chi tiết dưới bài viết này nhé!

So sánh server vật lý và cloud server năm 2024
So sánh Server vật lý và Server ảo chi tiết nhất

1. Giới thiệu tổng quan server vật lý và máy chủ ảo vps

Trước khi đi sâu vào phân tích và so sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo chúng ta cần có kiến thức tổng quan về 2 loại server này. Những thông tin này sẽ giúp các bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt thay vì phải trả số tiền lớn cho một sản phẩm không phù hợp nhu cầu.

1.1. Máy chủ vật lý là gì?

Máy chủ vật lý hay còn được gọi là server chuyên dụng có đặc điểm giống như một chiếc máy tính thường với tính năng cấu hình và tính chất khác nhau, lớn hơn CPU và sử dụng hệ điều hành riêng. Server vật lý có vai trò làm trung tâm kết nối các máy tính trong văn phòng/ công ty/ cơ quan lại với nhau. Với công suất lớn, tính năng đa dạng, hiệu suất cao, server vật lý đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu và kết nối máy tính qua Internet. Bạn có thể tham khảo các dòng máy chủ vật lý tại đây.

1.2. Máy chủ ảo vps là gì?

Máy chủ ảo (VPS - Virtual Private Server) là dạng máy chủ sử dụng công nghệ ảo hóa (virtualization) để hoạt động. VPS là những phần nhỏ được tách ra trong quá trình phân chia máy chủ vật lý ban đầu, chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên. Về bản chất, máy chủ ảo giống như một chiếc máy chủ chuyên dụng, mỗi VPS là 1 hệ thống riêng biệt, có CPU, RAM, ổ đĩa, địa chỉ IP và hệ điều hành riêng biệt.

So sánh server vật lý và cloud server năm 2024
VPS sử dụng công nghệ ảo hóa virtualization để hoạt động

Để doanh nghiệp đưa ra lựa chọn dịch vụ thích hợp thì cần so sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo dựa trên những tiêu chí cơ bản. Căn cứ vào đó doanh nghiệp có thể quyết định sử dụng dịch vụ máy chủ phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của mình.

2.1. Một số tiêu chí so sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo

Tiêu chí

Máy chủ vật lý

Máy chủ ảo vps

Tài nguyên

Tài nguyên độc lập, không chia sẻ với người dùng khác. Server cho phép kiểm soát dữ liệu nhiều hơn VPS.

Tương tự như một máy chủ riêng biệt, nhưng tài nguyên được chia sẻ từ 1 máy chủ vật lý cấu hình cao

Hiệu năng

Cấu hình mạnh mẽ, đường truyền ổn định và hiệu suất hoạt động cao hơn so với máy chủ ảo.

Hiệu suất tuỳ thuộc vào phần cứng của máy chủ vật lý.

Khả năng mở rộng

Nâng cấp phức tạp, cần mua linh kiện chuyên dụng.

Thời gian downtime lâu

Khả năng mở rộng lớn (Ram, CPU bị giới hạn bởi máy chủ vật lý mà máy ảo nằm trên), không downtime khi nâng cấp.

Có thể tăng giảm ngay tức thì khi doanh nghiệp có nhu cầu

Khả năng lưu trữ

Khả năng lưu trữ cao hơn so với máy chủ ảo VPS.

Khả năng lưu trữ không giới hạn tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm dịch vụ backup máy ảo

Bảo trì

Doanh nghiệp cần tự bảo trì hệ thống, có thời gian downtime. Chi phí bảo trì chỉ giới hạn ở điện và quản lý.

Nhà cung cấp dịch vụ tiến hành bảo trì, có thể không có downtime máy ảo. Doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí bảo trì định kỳ hàng tháng cho nhà cung cấp dịch vụ.

Chi phí

Chi phí cao mua máy chủ chuyên dụng và các linh kiện nâng cấp

Chi phí thấp hàng tháng trả theo nhu cầu thực tế sử dụng (RAM, DISK, CPU,...), sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

2.2. So sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo dựa trên ưu, nhược điểm

2.2.1. Máy chủ vật lý ( Server)

Ưu điểm:

  • Server cho phép kiểm soát dữ liệu nhiều hơn VPS.
  • Khả năng bảo mật, an toàn an ninh thông tin dữ liệu tốt hơn.
  • Cấu hình mạnh mẽ, đường truyền ổn định và hiệu suất hoạt động cao hơn so với máy chủ ảo.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư phần cứng, vận hành, quản lý và bảo trì tốn kém hơn nhiều so với VPS.
  • Tính sẵn sàng và độ ổn định không cao, khi server vật lý ngừng hoạt động thì toàn bộ hệ thống cũng ngưng.
  • Khi ổ cứng hỏng thì khả năng mất dữ liệu là rất lớn và không thể khôi phục lại. Do đó, chi phí triển khai backup sao lưu dữ liệu cũng cao.
  • Phức tạp trong vấn đề mở rộng và nâng cấp vì cần phải mua thiết bị chuyên dụng.
  • Thời gian downtime để nâng cấp lâu hơn VPS.
    So sánh server vật lý và cloud server năm 2024
    Máy chủ vật lý cho phép kiểm soát lượng dữ liệu lớn

2.2.2. Máy chủ ảo (VPS)

Ưu điểm:

  • So sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo thì máy chủ ảo VPS dễ dàng quản lý từ xa hơn, chi phí thuê mua thấp hơn rất nhiều so với máy chủ vật lý.
  • Dễ dàng backup, sao lưu và phục hồi dữ liệu, giảm đáng kể thời gian downtime.
  • Giải pháp an toàn và bảo mật tốt nhất cho doanh nghiệp vì tài nguyên cấp phát cho mỗi VPS mang tính sở hữu cao, không dùng chung với bất kỳ ai khác.
  • Nâng cấp và mở rộng tài nguyên được thực hiện cực kỳ dễ dàng khi cần thiết.

Nhược điểm:

  • Độ ổn định của server vật lý mà VPS dùng làm nền tảng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của VPS. Ví dụ: Server VPS có thể bị treo/ ngừng hoạt động vào giờ cao điểm.
  • Tốn kém thời gian và chi phí để mở rộng và nâng cấp tài nguyên nhưng cũng không update được nhiều vì máy chủ vật lý không đủ đáp ứng.
  • Để quản lý VPS đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng, kiến thức quản trị máy chủ ảo..
    So sánh server vật lý và cloud server năm 2024
    Máy chủ ảo dễ dàng sao lưu và khôi phục dữ liệu

3. Doanh nghiệp nên chọn sử dụng server vật lý hay server ảo?

Để biết nên lựa chọn server vật lý hay server ảo các bạn nên cân nhắc dựa trên ưu và nhược điểm giữa hai loại máy chủ và quy mô của doanh nghiệp.

  • Với những doanh nghiệp có website ở mức trung bình thì nên lựa chọn VPS vì chi phí thuê dịch vụ rẻ hơn so với máy chủ vật lý.
  • Với doanh nghiệp có hệ thống những website với lượng traffic lớn và nguồn ngân sách dồi dào thì sử dụng máy chủ vật lý để có nhiều không gian lưu trữ, hiệu suất hoạt động cao và khả năng bảo mật tốt nhất là điều cần thiết.

Chi phí để đầu tư một máy chủ vật lý là quá cao so với ngân sách của bạn? Đừng lo lắng! Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý - Sun Dedicated chính là giải pháp dành cho bạn.

4. Kết luận

Bài viết trên vừa giúp các bạn so sánh server vật lý và vps. Tuy nhiên để quyết định hệ thống lưu trữ nào phù hợp nhất đối với bạn, hãy trao đổi với nhà cung cấp để tham khảo chính xác nhất. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin chi tiết về server ảo VPS và server vật lý,