So sánh sâm cau đỏ và đen

Trên thị trường hiện nay có 2 loại là Sâm Cau Đỏ và Sâm Cau Đen. Tuy nhiên phổ biến nhất là loại sâm cau đỏ bởi loại vừa dễ trồng lại có hiệu quả sức khỏe cao, dễ uống.

Đặc điểm nhận dạng của sâm cau đỏ chính là có hình dễ chùm to như rễ của củ sắn, vỏ đỏ, thân củ trắng như củ sắn. Khi ngâm với rượu thì có mùi thơm và dễ uống hơn rất nhiều so với sâm cau đen.

Loại thảo dược Sâm Cau Ddorr được mọc nhiều ở các vùng núi, nhất là các tỉnh miền trung và các tỉnh vùng núi phía bắc. Nhất là ở các vùng Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình.

Tác dụng của Sâm Cau Đỏ.

Theo các sách đông Y, sâm cau tính ấm, vị cay hơi đắng, có độc nhẹ, đi vào kinh thận với công dụng bổ thận tráng dương, trừ hàn thấp,cường gân cốt, chủ trị chứng dương suy và lãnh tinh.

Trong Đông y, sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, chân tay, lạnh, lưng lạnh.

Tại Ấn Độ thường dùng sâm cau làm thuốc bổ ngoài ra dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị ho , trĩ…

Sâm cau cũng là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhức mỏi, hỗ trợ xương khớp, đau lưng, thấp khớp, mát gan, thông huyết, tiêu viêm. Hỗ trợ điều trị bệnh ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh...

Những đối tượng nên sử dụng sâm cau đỏ

  • Những người tay chân lạnh đau nhức xương khớp, mỏi gối, đau lưng rất tốt
  • Những người bị bệnh yếu sinh lý, xuất tinh sơm, mộng tinh, di tinh
  • Những người muốn hỗ trợ tắng cường khả năng sinh lý, hỗ trợ tăng cường bản linh đàn ông
  • Phụ nữ muốn nâng cao khả năng tình dục.
  • Sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hiếm muộn
  • Sử dụng để lèo dài thời gian hoạt động tình dục

Cách ngâm rượu sâm cau đỏ rừng.

Đối với loại rượu sâm cau đỏ hiện nay có 2 cách ngâm chính đó là ngâm sâu cau đỏ tươi và ngâm sâm cau đỏ khô.

Ngâm rượu với sâu cau tươi

Vì sâm cau đỏ và sâm cau đen đều nên ngâm rượu giống nhau nên chúng tôi hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau đỏ

Có thể dùng dẻ hoặc bàn chải giặt đồ đánh lớp ngoài lớp vỏ sâm cau thật sach, sau đó ngâm sâm vau với nước vo gạo trong thời gian 1h đến 2h đồng hồ, rừa lại với nước sạch để ráo nước, tiến hành thái lát rồi cho vào bình ngâm rượu.

Chọn rượu nếp 40 độ ngâm sâm tươi có thể ngâm vào bình thủy tinh hoặc sành sứ đều được. Liều lượng ngâm 1kg sâm tươi 3lit rượu ngâm sau 100 ngày cho đảm bảo thơm ngon. (Trong quá trình ngâm các bạn có thể bỏ thêm ít đường phèn vào rượu uống sẽ thơm và ngon hơn)

Liều lượng dùng: Mỗi ngày dùng 15 -20 ml dùng trước bữa ăn

Ngâm rươu với sâm cau đỏ khô

Đối với củ sâm cau rừng khô có hai cách ngâm đó chính là ngâm cả củ và ngâm theo cách lát mỏng. Đối với hai cách này chỉ khác nhau ở sản phẩm còn cách ngâm thì tương tự nhau. Đặc biệt ngâm rượu sâm cau khô tốt hơn là chúng ta ngâm rượu sâm cau tươi bởi quá trình bào chế củ sâm cau tươi thành củ sâm cau khô, củ sâm cau rừng sẽ chiết xuất ra các tinh chất giúp cho cải thiện xương khớp ở người già.

Sử dụng rượu chúng ta mua để ngâm củ sâm cau, rửa sâm cau qua rượu đó. Không nên sử dụng 2 loại rượu trong quá trình ngâm rượu sâm khô.

Cho sâm cau vào bình đã chọn theo tỷ lệ 1kg củ sâm cau khô tương ứng với 13 – 15 lít rượu là vừa, tỷ lệ như vậy sẽ cho chúng ta một bình ngâm rượu sâm cau bổ dưỡng.

Đóng gói bình rượu kín để không bị mất mùi thơm. Sử dụng sau 100 ngày với củ sâm cau cả củ và 70 ngày đối với sâm sau lát mỏng. Ngâm rượu củ sâm cau càng lâu chúng ta càng có bình rượu ngon.

Trên đây Trúc Bạch đã giới thiệu tới các bạn loại rượu sâm cau đỏ. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Để hiểu hơn về sâm cau đỏ các bạn có thể liên hệ với Trúc Bạch để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất. Theo lời giải thích của các già làng người thiểu số Ca Dong ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi, do phần lá và rễ của sâm cau có hình dáng giống như cây cau, nhưng lại bổ như sâm nên được gọi là sâm cau.

Còn với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở đây, thì gọi sâm cau là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

Cách đây khá lâu có một số cán bộ lên Sơn Tây công tác. Chiều tối hôm đó, số cán bộ này được anh em trên huyện chiêu đãi rượu sâm cau. Khi cuộc nhậu vừa tàn, số cán bộ này khăng khăng yêu cầu lái xe ô tô đưa về nhà. Tờ mờ sáng hôm sau, tất cả lại phải vượt gần cả trăm cây số để lên tiếp tục làm việc, cùng với lời lẩm bẩm "chỉ tại ham uống rượu sâm cau".

Hãy cùng Rượu Quý tìm hiểu công dụng thực sự của loại sâm “nhớ vợ” này nhé!

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÂM CAU ĐEN

Sâm cau là cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 30 cm. Lá cây có hình mũi mác xếp thành nếp như lá cau, chiều dài khoảng 40cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, cuống dài 10cm. Thân cây hình trụ, cao, củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, bên ngoài thô màu nâu, bên trong có màu vàng ngà. Hoa màu vàng, mọc thành cụm, mỗi cụm từ 3 – 5 bông. Quả thuôn dài, chứa từ 1 – 4 hạt.

Chúng thường mọc ở các tỉnh miền núi từ Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang…đến Tây Nguyên, là một thảo dược vô cùng quý hiếm.

So sánh sâm cau đỏ và đen

2. CÁCH PHÂN BIỆT SÂM CAU ĐEN

Trên thị trường hiện nay xuất hiện 1 loại sâm có tên là sâm cau đỏ. Theo sách ghi lại thì không có sâm cau đỏ, mà đó là rễ cây bồng bồng, chúng không có tác dụng trong việc bổ thận, tráng dương, tăng cường gân cốt mà chúng chỉ có tác dụng về mặt lợi tiểu, không những thế rễ của chúng còn có độc.

Theo TS.BS Phạm Hưng Củng, Sâm cau, là cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bán quanh thân rễ chính, hình dáng sần sùi, có kích thước nhỏ.

Còn rễ cây bồng bồng thì rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng, hình dáng nhẵn bóng, có kích thước to, dài tới 35-40 cm.

3. RƯỢU SÂM CAU ĐEN CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Sâm cau đen theo y học phương Đông do sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc. Sâm cau đen có tác dụng làm ấm thận, tráng gân cốt, trừ hàn thấp. Chủ yếu điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh, phong thừ hàn thấp, làm ấm thận, hỗ trợ gân cốt khỏe mạnh. Đặc biệt chúng ta cần lưu ý rượu sâm cau đen chỉ phát huy hết tác dụng nếu chúng ta biết cách ngâm rượu sâm cau đen đúng cách, nếu không sẽ bị rước họa vào thân.

Những người nên dùng rượu sâm cau đen.

  • Người mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục.
  • Người bình thường muốn tăng cường chức năng sinh lý.
  • Người già chân tay mệt mỏi.
  • Điều hòa huyết áp cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Ngoài ra rượu sâm cau đen còn có có tác dụng khác như:

  • Tăng khả năng sinh dục phái mạnh: Hoạt chất Curculigin A có trong sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng sự hưng phấn, tăng tần suất, tăng thời gian quan hệ, tăng sinh tinh lên tới 150%.
  • Kích thích miễn dịch: những hợp chất phenolic trong Sâm cau được chứng minh là có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch (Đáp ứng miễn dịch là cách thức cơ thể của chúng ta nhận dạng và bảo vệ bản thân trước vi khuẩn, vi rút và các tác nhân ngoại lai có hại khác)
  • Chống loãng xương: Rễ sâm cau chứa hoạt chất Curculigoside, đây là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy sự hình thành và tái tạo tế bào xương…
  • Bảo vệ tế bào thần kinh: chất Curculigosid trong sâm có tác dụng làm dịu căng thẳng trí não, bảo vệ thần kinh

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phan Quốc Kinh khẳng định sâm tiên mao làm giúp tăng gấp đôi trọng lượng tinh hoàn, tăng khối lượng tinh hoàn có thể giúp làm tăng nồng độ testosterone, yếu tố quan trọng quyết định hoạt động tình dục, vì thế mà sâm tiên mao được xem là “via-gra” tự nhiên tốt cho nam giới. Tuy vậy, nếu dùng sâm cau đen quá liều sẽ gây nên những tác dụng phụ.

So sánh sâm cau đỏ và đen

4. NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG RƯỢU SÂM CAU ĐEN

Những trường hợp không nên dùng rượu sâm cau đen:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì sâm cau đen có thể gây sảy thai.
  • Người hư yếu, thể trạng kém, mới ốm dậy
  • Người bị âm hư hỏa vượng

Ngoài ra để hạn chế tác dụng phụ của sâm cau đen, cần kết hợp với chế độ ăn phù hợp.

  • Kiêng uống nước trà vì trà có tính mát, tác dụng hạ khí, giảm tác dụng bổ thận, kiện tỳ…Chất tanin acid trong nước trà sẽ kết hợp với các protein, các loại muối hoặc một số kim loại rồi tạo thành những chất trầm tích, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Kiêng ăn củ cải: Vì củ cải là vị thuốc tiêu, còn sâm cau là vị thuốc bổ, 1 bên tiêu, 1 bên bổ sẽ làm giảm tác dụng của nhau.
  • Kiêng ăn những thứ cay nóng như: ớt, tiêu…vì sâm cau đen đã là một vị thuốc có tính nóng rồi, đặc biệt đối với những người mắc chứng âm hư.

Không nên dùng quá liều vì sẽ gây ra tình trạng cương dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực. Biểu hiện là cơ thể mệt mỏi, yếu sinh lý, chân tay tê bì, mệt mỏi.

Trong cách sơ chế cũng cần cẩn trọng vì Tính độc của sâm cau đen có trong nhựa cây, gây ngứa khi tiếp xúc với da. Do vậy cần khử độc bằng việc ngâm với nước vo gạo.

Trên đây là những lưu ý khi dùng rượu sâm cau đen, Rượu Quý chúc bạn có một sức khỏe tốt khi sử dụng rượu sâm cau đen nhé.