So sánh quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là hai khái niệm rất hay bị nhầm. Chúng đều sử dụng để bảo vệ thành quả sáng tạo của mọi người. Vậy làm sao để so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt thông qua bài viết dưới đây.

1. Bản chất của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Để so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, chúng ta nên đi từ bản chất của chúng. 

1.1. Quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của một tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra, sở hữu chúng. Quyền tác giả cũng hay được gọi là tác quyền, bản quyền hoặc độc quyền của một tác giả.

Bản chất của quyền tác giả và quyền sở hữu công ngiệp

1.2. Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra và sở hữu. Quyền này giúp các doanh nghiệp, chủ sở hữu chống việc kinh doanh không lành mạnh.

2. So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Hai loại quyền này luôn có những điểm giống và khác nhau. Để phân biệt chúng, hãy xét các khía cạnh dưới đây:

2.1. Điểm giống nhau

Khi so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, ta đều bắt gặp những điểm chung giữa hai khái niệm này:

  • Đều là những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được điều chỉnh tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Là quyền của chủ thể sáng tạo hoặc chủ thể sở hữu sáng tạo đó (cá nhân, tổ chức).
  • Cùng nhằm bảo vệ thành quả sáng tạo của người lao động. Một số đối tượng không được bảo vệ nếu có nội dung vi phạm pháp luật và đạo đức.
  • Giúp bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, tránh xâm phạm đến quyền được bảo hộ.

Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ tác giả

Như vậy, nói chung hai quyền này để nhằm bảo vệ lợi ích và quyền của chủ sở hữu đối với tác phẩm của mình. 

2.2. Điểm khác nhau

Những tiêu chí cơ bản dưới đây sẽ giúp so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp chi tiết hơn:

Tiêu chí Quyền tác giả Quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng bảo hộ Bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
(Quy định tại Khoản 1 điều 3)
Bao gồm các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

(Quy định tại Khoản 2 Điều 3)

Thời điểm phát sinh Phát sinh quyền kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

(Quy định tại Khoản 1 Điều 6)

  • Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý: xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ (đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký).
  • Đối với tên thương mại: xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
  • Đối với bí mật kinh doanh: xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

(Quy định tại Khoản 3 Điều 6)

Hình thức bảo hộ Không bảo hộ về mặt nội dung, chỉ bảo hộ về hình thức. Bảo vệ cả nội dung, ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại.
Thời hạn bảo hạn Thời hạn bảo hộ khá dài: có thể khi hết cuộc đời tác giả và 50 (60 hoặc 70) năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…). Thời hạn bảo hộ ngắn hơn thời hạn bảo hộ quyền tác giả (kiểu dáng công nghiệp: 5 năm, nhãn hiệu: 10 năm, sáng chế: 20 năm. Từng đối tượng có thể gia hạn thêm một thời gian).
Đăng ký bảo hộ Không cần có văn bằng bảo hộ, không bắt buộc đăng ký. Bí mật kinh doanh và tên thương mại: không cần cấp văn bằng bảo hộ.

Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,…

Sự khác nhau giữa hai loại quyền

Như vậy, để so sánh cơ chế bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp điều quan trọng là dựa trên đối tượng sở hữu. Từ đó sẽ có thời gian bảo hạn và yêu cầu các văn bằng đăng ký liên quan.

3. Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Có thể rút ra rằng cả hai quyền này đều bảo vệ sản phẩm của chủ sở hữu. Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà thuộc loại quyền khác nhau. Quyền sở hữu của mỗi cá nhân lên đối tượng cũng khác nhau.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền tác giả chính là quyền sở hữu công nghiệp. Việc phát sinh quyền đối với cùng một đối tượng lại khác nhau. Hơn nữa, một số quyền sở hữu công nghiệp có thể chuyển nhượng được. Trong khi đó, quyền nhân thân của quyền tác giả lại không thể chuyển nhượng được.

Hy vọng với những so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đã giúp bạn phân biệt được hai loại quyền này. Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, hãy bình luận ở khung bên dưới nhé.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri như như ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được mọi người quan tâm. Hai đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm nhất phải kể đến là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Trong bài viết dưới đây Luật ACC sẽ so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp để giúp bạn đọc có thể phân biệt và tránh nhầm lần 2 đối tượng này.

So sánh quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền sở hữu trí tuệ và có một số đặc điểm chung như là tài sản vô hình, là một loại tài sản.

-Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

-Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

-Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tóm lại, quyền tác giả được pháp luật tự động bảo hộ và không cần thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ, cụ thể như sau:

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

-Thời hạn bảo hộ của quyền tác giả thường dài hơn quyền sở hữu công nghiệp (thường là hết cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn).

– Thời hạno hộ của quyền sở hữu công nghiệp thường ngắn hơn quyền tác giả (ví dụ như: 5 năm đối với kiểu dáng công nghiệp, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế- có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng).

Trên đây là toàn bộ so sánh của chúng tôi giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, các bạn có bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất. Công ty Luật ACC chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về đăng ký bảo hộ quyền tác giả, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé.