So sánh nhân vật việt và huấn cao ở tù năm 2024

Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

Cùng Đọc tài liệu đi vào phần trả lời câu hỏi 7 trang 27 thuộc nội dung phần Soạn bài Chữ người tử tù kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 10 tập 1. (Soạn văn 10 bài 1 Kết nối tri thức)

Câu hỏi:

Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

Trả lời:

Cách trả lời 1:

Hai nhân vật Tử Văn và Huấn Cao đều là những con người mang trong mình một thái độ “ngông”. “Ngông” ở đây không phải “ngông ngênh” mà là thái độ hiên ngang, bất khuất, đầy bản lĩnh, không bao giờ đầu hàng trước cái xấu, cái ác, luôn đấu tranh bảo vệ chính nghĩa.

Cách trả lời 2:

Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng trượng nghĩa, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng.

- Tử Văn dám châm lửa đốt đền của tên tướng giặc trừ hại cho dân, dũng cảm đương đầu với cái ác để bảo vệ lẽ phải.

- Huấn Cao vì thấy dân chúng lầm than mà khởi nghĩa chống lại triều đình. Họ không vì quyền uy, tiền bạc mà bị mua chuộc, đánh mất đi chính mình.

Cách trả lời 3:

Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng. Tử Văn dám châm lửa đốt đền của tên tướng giặc trừ hại cho dân. Huấn Cao vì thấy dân chúng lầm than mà khởi nghĩa chống lại triều đình. Họ không vì quyền uy, tiền bạc mà bị mua chuộc, đánh mất đi chính mình.

Xem thêm các câu hỏi liên quan:

  • Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao như thế nào?
  • Huấn Cao đã tiếp nhận sự biệt đãi của quản ngục như thế nào?
  • Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì?
  • Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn
  • Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù
  • Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai?
  • Sự kiện nào đã tạo bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục?
  • Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết tiêu biểu nào?
  • Yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng xưa nay chưa từng có
  • Tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?
  • Viết đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật trong Chữ người tử tù

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 7 trang 27: "Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)" , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

2.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và bình luận hai ý kiến nhận xét, đánh giá về nhân vật Huấn Cao.

3.Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Đảm bảo các yêu cầu trên có thể trình bày theo hướng sau:

3.1.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

-Nguyễn Tuân là “người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, cũng là cây bút rất mực tài hoa, uyên bác.

-Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời (1940) là truyện ngắn xuất sắc kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, từ đó gửi gắm quan niệm tiến bộ của nhà văn về cái đẹp.

3.2.Giải thích ý kiến

-Nghệ sĩ tài hoa: là người nghệ sĩ có tài năng xuất chúng. Anh hùng có khí phách hiên ngang: là người có bản lĩnh, chí khí, không sợ cường quyền, dám đứng lên chống lại bạo ngược để bảo vệ lẽ phải, cái thiện. Con người có thiên lương trong sáng: là người có tấm lòng tốt đẹp, lương thiện.

-Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp lí tưởng ở nhân vật Huấn Cao: tài hoa, khí phách, thiên lương.

3.3.Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao.

*Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa.

-Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”, nét chữ Huấn Cao mang vẻ đẹp con người ông “nét chữ vuông, tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.

-Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản ngục bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ Huấn Cao “chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”.

-Những nét chữ “vuông vắn, tươi tắn” mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa.

*Huấn Cao là người anh hùng có khí phách hiên ngang.

-Ở ngoài đời Huấn Cao mang bản lĩnh của mộ kẻ chọc trời khuấy nước”: là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.

-Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực: lạnh lùng, ngạo mạn với bọn lính áp giải; thản nhiên ung dung nhận rượu thịt; khinh miệt, xua đuổi trước sự quan tâm của cai ngục.

-Đêm cuối cùng trước ngày ra pháp trường, mặc dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” Huấn Cao vẫn đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa trắng.

*Huấn Cao là con người có thiên lương trong sáng.

-Sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Ông chỉ tặng chữ cho những người bạn tri âm tri kỉ, biết quý trọng cái tài, yêu cái đẹp.

-Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” và trao tặng những con chữ cuối cùng của đời mình cho quản ngục.

-Dành tặng quản ngục những lời khuyên chí tình như đối với một bậc tri âm “nên thay đổi chốn ở đi…” những lời chỉ giáo ấy đã cảm hóa mãnh liệt quản ngục, khẳng định sự chiến thắng của thiên lương trong sáng trước cái xấu xa, tàn bạo.

*Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

-Xây dựng tình huống truyện giàu kịch tính, thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản, ngôn ngữ vừa cổ điển vừa hiện đại, bút pháp giàu chất tạo hình.

-Khả năng phân tích sâu sắc diễn biến nội tâm nhân vật; đặt nhân vật trong mối quan hệ đối sánh với các nhân vật khác.

3.4.Bình luận hai ý kiến.

-Hai ý kiến nhận xét về nhân vật Huấn Cao đều chính xác. Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh của nhân vật, tuy khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, qua lại và bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của hình tượng Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang, nhân cách trong sáng.

-Qua hình tượng nghệ thuật này, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mình: cái tài đi liền với cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện. Nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng được khẳng định.

4.Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Huấn Cao trọng Chữ người tử tù là ai?

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao, là một tử tù do chống lại triều đình nên bị bắt. Huấn Cao là nhà nho tài hoa, nhất là tài viết chữ. Trước khi bị xử bắn, ông được giải đến nhà ngục nơi có viên quan ngục và thầy thơ, hai người này rất yêu và mến mộ cái đẹp, hâm mộ tài viết chữ tuyệt vời của Huấn Cao.

Nhân vật Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ đầu?

Trong sự bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời, Nguyễn Tuân quay về với quá khứ tìm những vẻ đẹp giờ chỉ còn vang bóng; ông đã ngưỡng mộ và tìm đến Cao Bá Quát. Và đây là cơ sở, là nguyên mẫu để Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Chữ người tử tù được sáng tác năm bao nhiêu?

Chữ người tử tù
Tên gốc Dòng chữ cuối cùng
Tác giả Nguyễn Tuân
Thời gian sáng tác 1939
Quốc gia Việt Nam

Chữ người tử tù – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Chữ_người_tử_tùnull

Huấn Cao có tính cách như thế nào?

* Một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất. - Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ.

Chủ đề