So sánh kiến trúc ấn đọ với năm 2024

Trong nền văn minh lưu vực sông Ấn, thành phố được xây dựng theo mô hình mạng lưới các đường giao nhau. Những tòa nhà được làm bằng gạch và hầu hết các thành phố đều được quy hoạch theo kiến trúc Ấn Độ giáo. Tại các thị trấn buôn bán nhỏ hình thành các trung tâm thương mại, liên kết bởi các tuyến đường giao thương. Nó được xây bằng gạch hoặc bùn và sẽ có hành lang, ban công, vòm mái, cửa sổ trên mái nhà.

Vào thời kỳ hậu Gupta, Ấn Độ giáo dần thay thế Phật giáo, các chùa hang được chuyển thành các đền thờ ngoài trời. Đặc biệt, nhắc đến thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo phải kể đến kiến trúc hang động. Nhờ bàn tay khéo léo cũng như sự sáng tạo của những tín đồ, kiến trúc đền chùa trong hang đá và nghệ thuật điêu khắc đã đạt tới đỉnh cao. Điển hình là ở Ellora - nơi tồn tại nhiều ngôi chùa hang động xuất sắc, được xây dựng giữa niên đại 575 và cuối thế kỷ thứ IX. Các hang động đã được khai quật từ đá núi lửa trải dài 2km về hướng Tây. Và ngôi đền đá cắt nổi tiếng nhất tại Ellora được gọi là đền Kailasa - đại diện cho đỉnh cao của kiến trúc đá cắt, với bức phù điêu điêu khắc rất lớn nâng cao tính biểu tượng tổng thể của ngôi đền là núi vũ trụ và là nhà của vị thần sáng tạo và hủy diệt - Shiva.

So sánh kiến trúc ấn đọ với năm 2024

Hang động Ellora (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, những ngôi đền lớn được xây dựng ở Ấn Độ từ những năm 500 trở đi cũng là một nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ giáo. Ở miền Bắc, tháp của những ngôi chùa này được được xây theo hình cong. Kiến trúc của ngôi đền được dùng với nhiều mục đích khác nhau, như là nơi cư trú cho các vị thần, hoặc là một nơi trú ẩn cho các tín đồ giác ngộ. Trong số đó, nổi bật nhất là ngôi đền Bhubaneswar trên bờ biển phía Đông và Somnath ở phía Tây.

Ngôi đền Bhubaneswar (Nguồn: Internet)

Đền thờ ở Mahabalipuram và ở Ellora được đẽo từ đá núi lửa nguyên khối. Đây được xem là những công trình được tạo ra bằng đá vũ trụ luận của Ấn Độ. Nghệ thuật điêu khắc đá ở Mahabalipuram toát lên một phong cách nghệ thuật mạnh mẽ, sống động, chuẩn xác và hoành tráng. Mahabalipuram với nhiều ngôi đền độc đáo và những bức phù điêu khổng lồ là sự kì diệu của nghệ thuật miền Nam Ấn Độ. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học ví khu đền Mahabalipuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ.

Kiến trúc Phật Giáo

Phật giáo cũng là đề tài phong phú cho nhiều ngành học thuật và cuộc đời của Đức Phật cũng chứa đựng nhiều hứng thú cho các nghệ nhân tạo hình và kiến trúc. Ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN, kiến trúc thời kì này đã xuất hiện hai loại hình chủ yếu của kiến trúc Phật giáo. Kiến trúc Phật giáo thời cổ đại của Ấn Ðộ gồm stupa và các công trình kiến trúc ngầm trong đá.

Stupa được xem là các thánh tích, một hình thức mộ táng nhưng cũng đồng thời là nơi đặt thánh tích, di tích của Phật. Tòa tháp Stupa là một trong các công trình điêu khắc quan trọng mang tư tưởng Phật giáo. Tòa tháp được thiết kế với hình dáng mái vòm và được trưng dụng là nơi lưu trữ những di vật tưởng niệm về Phật và các đệ tử của Ngài. Cho dù tòa tháp Stupa ở Ấn Độ là công trình điêu khắc nổi bật trên thế giới nhưng theo giấy tờ thì các công trình này xuất hiện ở Myanmar hoặc Burma với số lượng nhiều hơn.

Ở Ấn Độ, Stupa Sanchi được biết đến là nơi có các tòa tháp được gìn giữ cẩn thận và lưu lại lịch sử nghệ thuật kiến trúc Phật giáo từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ XII trước Công nguyên. Ðiểm nhận biết chính yếu của stupa tại Ấn Độ là các công trình này chỉ có duy nhất một tầng.

Stupa Sanchi (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một hình thức kiến trúc đặc trưng khác của Ấn Độ là hang động. Các công trình kiến trúc Phật giáo lâu đời và nổi tiếng nhất là các tu viện được cắt bằng đá đẽo từ vách đá và tường đá của khe mái. Điển hình là hang động Ajanta nằm ở miền Trung Ấn, gồm có 30 chùa. Hang động được bố trí theo hình móng ngựa, khoét sâu vào trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Những ngôi chùa được đục khoét sâu trong lòng hang đá, có bàn thờ Phật, đại sảnh làm lễ. Phía ngoài thường có khoảng 20 dòng cột đá đục liền, trang trí công phu trước khi qua dãy hiên tiến đến đại sảnh.

Quần thể hang động Ajanta (Nguồn: Internet)

Kiến trúc Hồi giáo

Kiến trúc Hồi giáo nổi bật với đường nét thanh mảnh, không gian thoáng đãng, các hoa văn trang trí và điêu khắc ít rườm rà hơn so với các công trình kiến trúc khác ở Ấn Độ. Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo thường là hình mái vòm và những họa tiết được trang trí cực kỳ công phu ở trên tường, mái, cột trụ hay trên trần nhà. Đặc biệt hơn là những đường viền, họa tiết trang trí được làm từ những người thợ tài hoa và vật liệu như thủy tinh, pha lê lấp lánh nhiều màu sắc.

Vào thời kì thịnh trị của Hồi giáo, các vua chúa hay xây dựng cho mình những lâu đài lăng mộ. Đó là nơi các vị vua sẽ nghỉ dưỡng cũng như chọn làm chốn an nghỉ cuối đời. Nổi bật nhất trong các công trình Hồi giáo, lăng mộ của triều đại Mogon như: Lăng Humayun (được làm bằng 2 loại đá là cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ); đền Taj Mahal (được làm bằng đá hoa cương lộng lẫy). Cả hai đều có kiến trúc giống nhau, bốn mặt có bốn cửa cuốn nhọn đầu nằm giữa bức tường chữ nhật, một chỏm cầu khổng lồ ngự trên gian chính nơi để quan tài. Trong và ngoài lăng được chạm trổ tinh xảo, gắn nhiều kim cương và đá quý. Taj Mahal được xem là đỉnh cao tài năng nghệ thuật kiến trúc của các nghệ nhân Ấn Độ. Dưới bầu trời trong đầy ánh nắng, trên thảm cỏ xanh và những tia nước phun ánh bạc, ngời lên màu đá trắng hồng, Taj Mahal quả là một viên ngọc quý Ấn Độ chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng các giá trị văn hóa của nhân loại.

Lăng Humayun (Nguồn: Internet)

Taj Mahal (Nguồn: Internet)

Kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ còn có một công trình đặc sắc khác là bảo tháp Qutub Minar xây dựng bằng đá đỏ. Bảo tháp có năm tầng, ba tầng dưới mang dáng dấp của một bó thân cây ghép sát nhau, trên đó trang trí bằng kiểu chữ cổ. Bên cạnh là Quwat ul Islam - giáo đường Đạo Hồi đầu tiên được xây dựng trên đất Ấn Độ. Công trình này mang tính Hồi giáo thuần khiết, tuy nhiên vẫn phảng phất bóng dáng nghệ thuật Ấn Độ. Giáo đường Quwat ul Islam nay đã đổ nát nhưng Qutub Minar vừa là ngọn tháp giáo đường vừa là đài chiến thắng.

Giáo đường Hồi giáo Quwat ul Islam (Nguồn: Internet)

Tòa tháp Qutub Minar (Nguồn: Internet)

Kiến trúc Bà La Môn

Nhiều quần thể kiến trúc điêu khắc hùng vĩ của Bà La Môn giáo mang rõ đặc thù của từng vùng miền. Ở các tỉnh phía Bắc, các đền thờ Bà La Môn thường xây dựng dưới dạng hình vuông, khối xây vươn cao gấp đôi cạnh của mặt bằng và có đường bao hình parabol, kết thúc bằng một hình đĩa úp có chóp giống cái chum đất bẹt gọi là bảo tháp, sau này gọi là chum bất tử ‘Kalasa’. Ở Khajuraho có tới 85 ngôi đền nay còn giữ được 22 ngôi đền, trong đó nổi tiếng là các ngôi đền Khandaria Mahadeva. Ở Bhuvanesvar bang Orissa có đền Muktesvara được xây dựng vào năm 900 và đền Lingaraja được xây dựng vào năm 1000 có dạng gần giống nhau với khối kiến trúc vô cùng lộng lẫy.