So sánh huỳnh tấn kiệt và trần đình long

Tung nước rút dũng mãnh vượt qua các đàn anh, nhất là Lê Nguyệt Minh, tài năng trẻ Trần Tuấn Kiệt xuất sắc về nhất chặng 1 cuộc đua xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa, qua đó chiếm ưu thế rất lớn trong cuộc đua Áo vàng, Áo xanh chung cuộc.

So sánh huỳnh tấn kiệt và trần đình long
Trần Tuấn Kiệt ăn mừng tại đích đến.

Trong tình hình khó khăn của dịch Covid-19, nhưng Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) vẫn duy trì tổ chức cuộc đua xe đạp truyền thống Nam Kỳ Khởi Nghĩa nhân kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2020). Cuộc đua năm nay lộ trình buộc phải rút ngắn với 3 chặng và chặng 1 đã khởi tranh vào sáng nay từ TPHCM đi Phan Thiết (150 km) với sự tham dự của 90 tay đua của 15 đội mạnh trong nước.

Với lộ trình ngắn 3 chặng và đường bằng, ứng cử viên Áo vàng lẫn Áo xanh chắc chắn là tay đua có nước rút tốt. Nhìn tổng quang lực lượng, TPHCM Vinama và Domesco Đồng Tháp nhỉnh hơn 1 bậc so với các đội còn lại về việc sở hữu chân rút tốt. Cuộc tranh chấp rất có thể diễn ra tay đôi giữa hai đơn vị này và người hâm mộ chờ đợi cuộc so tài tốc độ của tay đua nước rút số 1 Việt Nam Lê Nguyệt Minh (TPHCM Vinama) và tài năng trẻ Trần Tuấn Kiệt (Domesco Đồng Tháp), cũng như Nguyễn Tấn Hoài (Domesdo Đồng Tháp) với Nguyễn Trường Tài, Nguyễn Tuấn Vũ (TPHCM Vinama).

So sánh huỳnh tấn kiệt và trần đình long
Các tay đua đang bám sát nhau.

Ngay sau khi xuất phát, rất nhiều đợt tấn công diễn ra và đoàn đua chia thành nhiều tốp. Đáng chú ý là việc tay đua Nguyễn Tấn Hoài và Nguyễn Trường Tài cùng ôm nhau chết ở tốp sau khiến cho ý đồ chiến thuật của HLV Đỗ Thành Đạt càng trở nên thuận lợi. Bỏ Nguyễn Trường Tài mà loại được tay đua nước rút nguy hiểm Nguyễn Tấn Hoài là nước cờ quá tốt. Bởi ở tốp trên, Domesco Đồng Tháp chỉ còn duy nhất 1 chân rút Trần Tuấn Kiệt, còn phía TPHCM Vinama có Nguyễn Dương Hồ Vũ và Lê Nguyệt Minh.

Không tính Nguyễn Dương Hồ Vũ, chỉ cần Lê Nguyệt Minh thôi thì TPHCM cũng nhỉnh hơn Đồng Tháp do tay đua nước rút số 1 Việt Nam luôn được đánh giá cao hơn Trần Tuấn Kiệt, thậm chí một số người còn nói Kiệt không “có cửa” so sánh với Minh. Tuy nhiên, trong thi đấu có nhiều tình huống đầy bất ngờ nằm ngoài suy tính khiến đường đua trở nên hấp dẫn.

Ở giai đoạn cuối chặng đua, 1 tốp gồm 8 tay đua, trong đó các đội mạnh đang tranh chấp đều có 1 quân như nhau, ngoại trừ 620 Châu Thới Vĩnh Long có 2 người. Mà trong tốp này nếu thoát đi về đích, dường như Phan Hoàng Thái (Domesco Đồng Tháp), Nguyễn Minh Việt (Nhà thi đấu Phú Thọ) sẽ được đánh giá cao hơn về nước rút so với Javier (TPHCM Vinama), Nguyễn Hoàng Giang (Tập đoàn Lộc Trời), Nguyễn Nhật Nam (Dopagan Đồng Tháp). Tuy nhiên, HLV Đỗ Thành Đạt sẽ không dại gì để thế này xảy ra nên trong tốp 2, các tay đua thành phố hỗ trợ cùng với Quân khu 7 đuổi bắt tốp 1. Bởi Quân khu 7 không có ai ở trên, họ phải làm việc dí vào tốp 1, trong khi TPHCM đưa được Lê Nguyệt Minh và Nguyễn Dương Hồ Vũ lên trên thể hiện nước rút.

So sánh huỳnh tấn kiệt và trần đình long
Pha so tài tốc độ tại đích đến.

Kịch bản đúng như mong đợi của Ban huấn luyện TPHCM thì sự cố đã xảy ra. Theo HLV Đỗ Thành Đạt cho biết, Lê Nguyệt Minh bị “vọp bẻ” không thể so tài nước rút về thứ hạng 19. Không có Lê Nguyệt Minh, đương nhiên Trần Tuấn Kiệt là tay đua có nước rút dũng mãnh nhất vượt qua Huỳnh Thanh Tùng (Quân khu 7), Nguyễn Dương Hồ Vũ (TPHCM Vinama) về nhất chặng.

Chiến thắng ấn tượng không chỉ giúp Trần Tuấn Kiệt mặc cả chiếc Áo xanh lẫn Áo vàng sau chặng 1, anh còn giúp Domesco Đồng Tháp đứng đầu giải đồng đội xếp trên TPHCM Vinama và Tập đoàn Lộc Trời.

Do Lê Nguyệt Minh về hạng 19 không có điểm Áo xanh, còn Áo vàng thua tới 10 giây, nên Trần Tuấn Kiệt đang ở thế thượng phong trong việc giữ hai chiếc Áo này cho đến ngày kết thúc. Cờ đang nằm trong tay Trần Tuấn Kiệt, quan trọng là các đồng đội của anh ở xứ Sen Hồng có đủ lực trong 2 chặng còn lại làm việc đưa anh về trong tốp đông tranh nước rút. Bởi bây giờ, chỉ cần Trần Tuấn Kiệt đeo dính Lê Nguyệt Minh trong các pha nước rút, thì người đàn anh cũng khó gỡ với khoảng cách hiện tại.

Ông Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam, khẳng định không có điều luật nào cho phép một trận giao đấu như cao thủ Vịnh Xuân mong muốn.

"Quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam không cho phép một trận giao đấu giữa hai môn phái như kiểu Pierre Francois Flores với Huỳnh Tuấn Kiệt. Luật pháp Việt Nam cũng không cho phép giao đấu như thế. Tôi đã có trao đổi với ông Kiệt và nói rằng trận đấu như thế không thể diễn ra. Ông Kiệt là một thành viên trong Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam nên phải tuân thủ", ông Giang nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn VnExpress.

So sánh huỳnh tấn kiệt và trần đình long

Võ sư Pierre đang tích cực nhờ phía Vịnh Xuân Nam Anh tại Việt Nam xin cấp phép cho ông giao đấu với chưởng môn Nam Huỳnh Đạo, Huỳnh Tuấn Kiệt.

Theo thông báo của phía Vịnh Xuân Nam Anh tại Việt Nam hôm qua, môn phái này đang tích cực xin phép để Pierre, đại diện môn phái này từ Canada trở về, được giao lưu võ thuật với Huỳnh Tuấn Kiệt, chưởng môn phái Nam Huỳnh Đạo. Việc xin cấp phép cho trận đấu này là một trong ba điều kiện mà phía Nam Huỳnh Đạo, đại diện là võ sư Huỳnh Quốc Hùng, em trai ông Kiệt, đặt ra để vị chưởng môn nhận lời giao đấu với Pierre.

So sánh huỳnh tấn kiệt và trần đình long

"Trong võ thuật Việt Nam, nếu các bên muốn giao đấu, thì phải tuân thủ các quy định rõ ràng về hạng cân, độ tuổi, bởi phía sau những người giao đấu còn có gia đình của họ, có môn phái và danh dự môn phái của họ. Và các bên cũng không thể thi đấu kiểu ăn thua bất chấp", ông Giang nhấn mạnh. "Hơn nữa, chúng ta còn có quy định về người nước ngoài nữa, nếu giao đấu mà xảy ra chấn thương thì sẽ vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Nhà nước không cho phép kiểu đấu võ chui kiểu thách đấu như vậy, ông Kiệt là người của Liên đoàn, ông ấy phải nắm rõ".

So sánh huỳnh tấn kiệt và trần đình long

Ông Hoàng Vĩnh Giang là một cao thủ Vịnh Xuân thời trẻ, trước khi chuyển sang làm công tác quản lý thể thao tầm vĩ mô của nước nhà.

Trước khi vào Sài Gòn để chờ giao đấu với Huỳnh Tuấn Kiệt, Pierre đã giao đấu hai trận tại Hà Nội. Cao thủ Vịnh Xuân này knock-out võ sư karate Đoàn Bảo Châu, rồi thắng tiếp võ sư cùng phái Vịnh Xuân Trần Lê Hoài Linh. Cả hai trận đấu đều diễn ra chưa đến ba phút.

Từ góc độ con nhà võ, từng tập luyện, thi đấu và huấn luyện trước khi trở thành nhà quản lý, ông Hoàng Vĩnh Giang không ủng hộ những trận giao đấu vừa qua của võ sư Pierre ở Việt Nam. "Ở hai trận đấu ấy, các võ sĩ chênh nhau đến hơn 30 kg và hơn hai giáp tuổi, đó đâu phải là võ thuật, và cũng chẳng có gì đáng vẻ vang hay sung sướng cả", ông bình luận.