So sánh giá gạo việt nam và campuchia năm 2024

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,51 triệu tấn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu gạo sang thị trường này đã sụt giảm 2,6%.

Tại một hội thảo mới đây, ông Nguyễn Trung Kiên, Quyền trưởng Bộ môn thị trường và ngành hàng (Ipsard) cho biết: "Năm 2012-2013, Việt Nam chiếm trên 65% thị phần nhập khẩu gạo của Trung Quốc nhưng đến năm 2014 giảm xuống còn 53%, và tính hết 4 tháng đầu năm 2015 con số này chỉ còn là 47%”.

Đáng lưu ý, theo ông Kiên, Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của một số thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Myanmar… Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đối thủ thế chân Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc chính là Thái Lan, Campuchia và Pakistan.

Theo đánh giá của chuyên gia, thị trường Trung Quốc thường được đánh giá là thị trường dễ tính, có nhu cầu lớn nhập khẩu lúa gạo trong khi gạo Việt có thế mạnh như giá rẻ, vận chuyển dễ dàng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, ưu thế giá kể trên đã không giúp mặt hàng này cạnh tranh tốt tại thị trường Trung Quốc khi giá gạo 25% và 5% tấm của Việt Nam gần đây đã xấp xỉ so với giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ ở vùng thấp.

Trao đổi với PV Dân trí, GS Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cho biết, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là gạo có chất lượng thương phẩm thấp, chủ yếu xuất theo con đường tiểu ngạch không chính thống, vì vậy hầu hết phụ thuộc vào các doanh nghiệp của Trung Quốc. Giá cả cũng đều phụ thuộc vào người mua, không chủ động được giá bán vì cung vượt cầu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ điều kiện về nguồn lực (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kho tàng…, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao trong thương mại) vì vậy không tự quyết và điều khiển được giá cả xuất khẩu gạo, đặc biệt số lượng gạo với chất lương và giá thấp lại chiếm đa số.

Để khắc phục các yếu điểm trên, ông Long cho rằng, trước hết phải tổ chức lại khâu sản xuất. Quy hoạch vùng và chủng loại giống để nâng cao tỷ lệ giống lúa có chất lượng cao, giá trị từ 600USD/tấn trở lên. Đồng thời, phải có đủ kho tàng để dự trữ gạo, chủ động và điều khiển giá theo các hợp đồng chính ngạch, cương quyết không chạy theo số lượng. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để có thể chủ động được giá cả theo hợp đồng.

"Phải hình thành nhiều tập đoàn sản xuất và xuất khẩu gạo lớn, đủ mạnh theo ngành hàng và phải huy động tổng lực từ chính sách của nhà nước, đầu tư vốn, khoa học công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất lúa gạo. Chỉ sản xuất lúa gạo chất lượng cao với chi phí thấp, mới có thể cạnh tranh được với với bất kỳ thị trường nào”, ông bình luận.

Trước sự cạnh tranh gay gắt từ những nước như Campuchia, Lào, ông Long cho rằng, việc thắng thua trong xuất khẩu gạo cũng không phải là vấn đề lớn vì cơ chế thị trường là bình đẳng, nếu cạnh tranh lành mạnh thì không sao, các nước có quyền như nhau.

"Thực ra, số lượng gạo của Campuchia và Lào vẫn còn khiêm tốn, vì vậy chất lượng gạo của họ cao hơn, đương nhiên sẽ có lợi thế cạnh tranh. Trong khi chúng ta chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém: Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm, loại trừ một số doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm, nhưng số lượng gạo chất lượng cao còn quá nhỏ”, ông nói.

Trong những ngày qua, ở cả thị trường Việt Nam và Thái Lan, giá gạo tăng lên quanh mốc 650 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Đây là mức giá cao chưa từng thấy trong 15 năm qua - tính từ cơn sốt giá gạo năm 2008. Nếu so với thời điểm giữa tháng 7.2023, giá gạo của cả Việt Nam và Thái Lan đã tăng thêm hơn 100 USD đúng như các dự báo được đưa ra ngay sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được công bố ngày 20.7.

So sánh giá gạo việt nam và campuchia năm 2024

Tính đến sáng 11.8, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá gạo tăng thêm 20 USD/tấn; cụ thể gạo 5% tấm đạt mức 638 USD/tấn còn gạo 25% tấm cũng tăng lên 618 USD.

Tương tự, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) ngày 9.8 cũng cho biết, giá gạo 25% tấm đạt mức 612 USD/tấn, tăng 65 USD so với cuối tháng 7; còn gạo 5% tấm là 648 USD/tấn.

Theo các chuyên gia, gạo 25% tấm tăng giá kỷ lục là do giá các loại gạo 5% tấm và gạo chất lượng cao tăng quá nhanh, vượt ngưỡng chịu đựng của khách hàng nên các nhà nhập khẩu tìm đến các mặt hàng có giá cạnh tranh hơn, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Cơn sốt giá gạo không chỉ ghi nhận ở các nguồn xuất khẩu quan trọng như Thái Lan, Việt Nam mà cả các nguồn cung thứ yếu khác như: Pakistan, Myanmar, Campuchia. Nguyên nhân, do lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ khiến nguồn cung gạo thế giới thiệu hụt từ 7 - 8 triệu tấn trong năm 2023. Các tính toán cho thấy, nếu hoạt động hết công suất thì Thái Lan và Việt Nam cũng chỉ có thể bổ sung thêm tối đa khoảng 2 triệu tấn gạo. Chính vì vậy, tất cả các nguồn cung gạo đều trở nên quan trọng.

Bún, phở tăng theo giá gạo: Nhiều chủ quán 'nhấp nhổm' vì phải cầm cự giữ giá

Tại ĐBSCL, các nhà kinh doanh xuất khẩu gạo cho biết, giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 5% tấm xuất khẩu đã vượt ngưỡng 700 USD/tấn.

Không chỉ Việt Nam hay Thái Lan, các nguồn cung gạo khác ở châu Á cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu. Theo báo chí Campuchia, trong 6 tháng đầu năm 2023, Campuchia đã thu được 808 triệu USD từ xuất khẩu chính thức gạo xay và lúa, tăng 31% so với cùng kỳ 2022.

Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho biết, trong số này, lượng gạo xay xát chỉ chiếm 28%, khách mua lớn nhất là Trung Quốc và các nước EU. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Campuchia đã xuất khẩu được gần 330.000 tấn, trị giá gần 230 triệu USD, tương ứng với 47% trong mục tiêu 700.000 tấn cho năm 2023. Trong khi đó, Campuchia đã xuất khẩu hơn 2,2 triệu tấn lúa với trị giá 579 triệu USD sang các nước láng giềng.