So sánh epi lasik và sbk lasik năm 2024

Giác mạc có hình dạng bất thường, giác mạc không đủ độ dày... là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thị lực ở người. Đối với những người mắc các tật khúc xạ, giác mạc bất thường còn là cản trở trong việc điều trị laser xóa cận. Hiểu đúng về bệnh và các phương pháp điều trị giúp người bệnh giảm thiếu các nguy cơ, rủi ro dẫn đến mất thị lực sau này.

Crosslinking là gì?

Crosslinking là một thủ thuật được sử dụng để tăng cường giác mạc. Phương pháp Crosslinking đã được thực hành và áp dụng ở nhiều trung tâm nhãn khoa lớn trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, Crosslinking chỉ được áp dụng ở một số ít trung tâm khúc xạ, vậy nên rất ít người biết đến và có thắc mắc Crosslinking là gì?

Thủ thuật Crosslinking xâm lấn tối thiểu sử dụng một liều lượng tia cực tím loại A và thuốc nhỏ mắt riboflavin đặc biệt để tăng cường các sợi collagen trong giác mạc. Thủ thuật này được tiến hành phối hợp với phẫu thuật Lasik, áp dụng cho những bệnh nhân có giác mạc chóp, mỏng và yếu.

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tự hào là một trong số ít các bệnh viện mắt tư trong cả nước cung cấp phương pháp Crosslinking sáng tạo này.

So sánh epi lasik và sbk lasik năm 2024

Phương pháp Crosslinking thường kếp hợp cùng phẫu thuật Femto Lasik điều trị độ cận cao, giác mạc mỏng

Triệu chứng của bệnh lý về giác mạc

Giác mạc khỏe mạnh có hình dạng như một mái vòm tròn, rõ ràng. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh lý về giác mạc, giác mạc không có đủ các liên kết chéo của sợi collagen, đóng vai trò như một loại hỗ trợ cấu trúc. Khi thiếu đi sự hỗ trợ của sợi collagen, giác mạc bắt đầu phình ra theo hình nón. Sự phình ra đó dẫn đến thị lực bị mờ, méo mó do giác mạc yếu đi và mỏng đi. Tình trạng này có thể làm suy giảm thị lực đáng kể, rất khó điều trị bằng kính hoặc kính áp tròng. Các trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể phải ghép giác mạc.

Các triệu chứng của bệnh lý về giác mạc thường bao gồm thị giác mờ hoặc méo mó, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.

Các loại Crosslinking giác mạc

Crosslinking có 2 loại: epi-off và epi-on thử nghiệm (“Epi” là viết tắt của biểu mô, lớp ngoài cùng của giác mạc). Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, hình thức Crosslinking Epi-off được thực hiện trong các ca phẫu thuật điều trị bệnh lý giác mạc.

Đối với kỹ thuật epi-off, bác sĩ sẽ loại bỏ biểu mô trước khi đặt thuốc nhỏ vào mắt. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kỹ thuật này hoạt động tốt, nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ảnh hưởng đến giác mạc.

Quy trình thực hiện phương pháp Crosslinking

Trong quy trình thực hiện Crosslinking cho giác mạc, trước tiên bác sĩ sẽ bôi thuốc nhỏ mắt riboflavin (vitamin B2), sau đó chiếu một loại tia cực tím loại A trực tiếp lên giác mạc của bạn. Thuốc nhỏ mắt bao gồm một chất có lợi cho việc cải thiện hình ảnh, hỗ trợ cho việc thực hiện thủ thuật crosslinking diễn ra. Dưới tác động của tia UVA, riboflavin bị oxy hóa tạo thành các cầu nối gắn kết các sợi collagen của giác mạc lại với nhau, tạo thành những mạng lưới chắc chắn và khỏe mạnh làm tăng cường sức mạnh và bền chắc cho nhu mô giác mạc còn lại.

Cận cảnh quy trình thực hiện phương pháp Crosslinking

Phương pháp Cross Linking được chỉ định cho những bệnh nhân nào?

Phương pháp Crosslinking có thể được chỉ định rộng rãi với mục đích phòng ngừa tình trạng suy yếu của giác mạc. Trong phẫu thuật khúc xạ mổ cận, Crosslinking thực sự cần thiết cho những bệnh nhân mổ Lasik mà tuổi còn trẻ (<24 tuổi), những người có tình trạng dị ứng mắt với nguy cơ day dụi mắt nhiều, người có tiền sử gia đình có người bị bệnh giác mạc hình chóp, giác mạc mỏng, điều trị độ cận cao, giác mạc có sự bất cân xứng…

Phẫu thuật Lasik phối hợp với kỹ thuật crosslinking giúp làm bền vững giác mạc, mang lại cho bệnh nhân một đôi mắt sáng và thực sự khỏe mạnh.

Kỳ vọng thị lực sau khi thực hiện phương pháp Cross Linking

Phục hồi sau phẫu thuật

Mắt được điều trị thường đau từ 3 đến 5 ngày, tuy nhiên mức độ khó chịu khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Thời gian hồi phục khoảng một tuần, ở một vài người bệnh thời gian có thể lâu hơn một chút.

Sau khi điều trị dự kiến sẽ mất đến một tuần nghỉ việc và đối với một số bệnh nhân gặp biến chứng, thời gian này có thể lâu hơn. Bạn sẽ không thể lái xe trong ít nhất một tuần.

Nhạy cảm với ánh sáng

Sau khi điều trị, tình trạng này hoàn toàn có thể gặp phải. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong những ngày này để mắt mau lành.

Rủi ro có thể gặp phải

Phẫu thuật Crosslinking có tỷ lệ rủi ro và biến chứng thấp. Trong hầu hết các trường hợp, bất kỳ sự mất thị lực nào cũng có thể được điều trị bằng cách ghép giác mạc. Nhưng nếu không điều trị Crosslinking, ít nhất 20% tổng số bệnh nhân mắc bệnh lý giác mác (giác mạc chóp) cuối cùng vẫn sẽ yêu cầu được ghép giác mạc.

Về nguyên tắc, phương pháp Crosslinking vẫn đảm bảo an toàn và sau phẫu thuật mắt vẫn cần có thời gian để hồi phục giống như các phương pháp phẫu thuật khác. Đôi khi vấn đề rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khoảng 3% bệnh nhân sẽ bị mất thị lực ở mắt được điều trị do khói mù, nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác.

Phẫu thuật Crosslinking bao gồm việc loại bỏ biểu mô giác mạc (lớp mỏng trên bề mặt giác mạc), các rủi ro có thể bao gồm sương mù biểu mô, khiếm khuyết biểu mô giác mạc (phá vỡ các tế bào bề mặt) và làm chậm quá trình lành biểu mô.

Các rủi ro khác có thể bao gồm viêm giác mạc nhiễm trùng, viêm giác mạc herpetic, mờ đục giác mạc, giảm thị lực, nhìn mờ, sẹo mô đệm và vân giác mạc (xuất hiện các đường trắng nhỏ trong tầm nhìn của bạn). Viêm loét giác mạc, hoặc viêm nặng ở mắt, là một tác dụng phụ tiềm ẩn khác.

---- ***----

Mọi thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc về các phương pháp điều trị tật khúc xạ vui lòng gọi đến Hotline 1900 27 7227 để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh chóng.

Tham gia Group Hội những người mổ cận tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 - nơi chia sẻ tất tần tật về kinh nghiệm mổ cận và cập nhật các chương trình ưu đãi nhanh nhất: https://www.facebook.com/groups/mocanmathanoi2/

SBK Lasik là gì?

SBK Lasik là phương pháp phẫu thuật sử dụng dao Moria SBK (Sub-Bownman-Keratomileusis) để tạo vạt sau đó sử dụng tia laser Excimer (hệ thống Mel 90 của hãng Carl Zeiss) chiếu đa điểm để thay đổi cấu trúc giác mạc.

OUP Lasik là gì?

Phương pháp mổ mắt cận Lasik là một kỹ thuật được dùng trong phẫu thuật điều chỉnh khúc xạ tại mắt. Phẫu thuật Lasik sử dụng dao vi phẫu OUP để tạo vạt giác mạc nên gọi chung là Phẫu thuật mắt cận Lasik OUP. Đây là phương pháp chữa mắt bị tật khúc xạ bằng laser được thực hiện phổ biến nhất hiện nay.

Mở cần femtosecond Lasik là gì?

Femtosecond Lasik là phương pháp phẫu thuật sử dụng tia Laser Femtosecond để tạo vạt giác mạc và sử dụng tia Laser Excimer chiếu đa điểm lên lớp nhu mô giác mạc bên trong để điều trị tật khúc xạ. Phương pháp này được thực hiện hoàn toàn bằng tia laser từ hai hệ thống máy MEL 90 và VISUMAX.

Phương pháp Femto Lasik là gì?

Phẫu thuật bằng phương pháp FemtoLASIK, là phương pháp tạo vạt giác mạc không dùng dao vi phẫu microkeratome. Thủ thuật này cho độ chính xác cao và an toàn hơn phương pháp LASIK tiêu chuẩn do chiều dày của vạt được kiểm soát đến từng micron, hạn chế được những biến chứng do vạt, khâu tạo vạt.