So sánh đà lạt và sapa

Trong năm 2022 này, mình bỗng có duyên với Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt. Cả 3 chuyến đi đều không xuất phát từ chủ ý của mình: Tam Đảo là đi cùng nhóm câu lạc bộ sinh viên mà mình là founder; Sapa là đi du lịch với cơ quan làm việc còn Đà Lạt do người bạn của mình đề xuất rủ đi. Có lẽ cũng nhờ cái duyên đó mà chỉ trong vòng 4 tháng, mình đã hoàn tất du lịch bộ 3: Tam Đảo-Sapa-Đà Lạt.

Điểm chung giữa Tam Đảo-Sapa-Đà Lạt

Tại sao mình lại gọi Tam Đảo-Sapa-Đà Lạt là bộ 3? Tại sao mình lại hào hứng đến vậy khi đi cả 3 nơi này trong năm nay? Có lẽ là bởi Tam Đảo-Sapa-Đà Lạt tuy nằm ở 3 vùng đất khác nhau, thậm chí còn nam-bắc cách trở, nhưng có nhiều điểm chung và về phần nào đó, đều là những “thiên đường nghỉ dưỡng mát lạnh nơi rừng núi”.

1. Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt đều là vùng đồi núi, nhiều cây xanh

  • Thị trấn Tam Đảo nằm ở phía tây bắc của dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía tây. Độ cao của thị trấn Tam Đảo là 900 m so với mực nước biển. Nếu tính cả huyện Tam Đảo thì đỉnh cao nhất là ngọn núi Tam Đảo cao 1.310 m.
    So sánh đà lạt và sapa
    Tam Đảo 2022: Trung tâm thị trấn Tam Đảo nhìn từ quảng trường
  • Thị xã Sapa được “nâng cấp” từ thị trấn, nằm ở trên một mặt bằng ở sườn núi Lô Suây tông thuộc tỉnh Lào Cai, vùng Tây Bắc. Từ trung tâm thị xã Sapa có thể nhìn thẳng sang dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và đỉnh Fansipan – nóc nhà của Đông Dương. Về địa giới hành chính, Fansipan vẫn thuộc thị xã Sapa dù cách trung tâm thị xã 9km, vậy nên đỉnh cao nhất của Sapa có thể tính là Fansipan với độ cao 3.147,3 m. Trung tâm thị xã Sapa thì thấp hơn, với độ cao là 1.500-1.800 m. Sapa cách Hà Nội khoảng 317 km về phía tây bắc.
    So sánh đà lạt và sapa
    Sapa 2022: Nhìn về phía trung tâm
  • Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), là một phần của vùng Tây Nguyên. Đây là điểm đặc biệt vì Tam Đảo và Sapa đều là vùng đất bên sườn núi còn Đà Lạt là cao nguyên. Thành phố Đà Lạt cao 1.500 m, được nhiều dãy núi bao quanh. Đỉnh cao nhất của những dãy núi bao quanh Đà Lạt lên đến 2.167 m, tuy nhiên xung quanh Đà Lạt thường là các ngọn đồi thấp hơn và những dãy núi thấp chỉ khoảng 1.700 m. Đà Lạt cách TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) 309 km về phía đông bắc.
    So sánh đà lạt và sapa
    Đà Lạt 2022: Chiều tối tại Đà Lạt nhìn về phía Trại Mát

2. Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt đều có khí hậu mát mẻ

Với địa hình và độ cao kể trên, cả 3 vùng đất: Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt đều có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ trung bình năm ở Tam Đảo khoảng 22-23 độ C; Sapa là 15,4 độ C và Đà Lạt là 16,4 độ C. Với Đà Lạt là khí hậu mát mẻ quanh năm, không theo mùa còn Tam Đảo, Sapa ở miền Bắc nên khí hậu nóng-lạnh theo mùa. Tuy nhiên ngay cả mùa hè thì ban đêm ở Tam Đảo và Sapa cũng đều rất mát mẻ.

Nhiệt độ ban đêm ở Đà Lạt là khoảng 18 độ C, thấp nhất xuống đến 14 độ C.

Nhiệt độ ban đêm ở Tam Đảo vào mùa đông cũng khoảng 18 độ C nhưng thời điểm thấp nhất có thể xuống đến 8 độ C còn mùa hè thì khoảng 25 độ C.

Nhiệt độ ban đêm ở Sapa vào mùa hè khoảng 18 độ C. Mùa đông là khoảng 13-15 độ C nhưng thấp nhất có thể xuống dưới 0 độ.

3. Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt đểu nổi tiếng với mây và sương mù

Với độ cao và khí hậu như vậy, Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt đều nổi tiếng với mây và sương mù. Những nhóm bạn trẻ thường chọn 3 địa điểm này để săn mây vào bình minh hoặc hoàng hôn.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Mây và sương mù 4. Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt đều là những “thiên đường nghỉ dưỡng” do người Pháp tìm ra

Một điều đặc biệt là cả Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt đều do người Pháp tìm ra và khai phá, với mục đích xây dựng những “thiên đường nghỉ dưỡng” ở xứ Đông Dương nóng bức. Họ muốn tận hưởng bầu không khí lạnh ôn đới, giữa núi rừng, cao nguyên để có cảm giác như ở nước Pháp.

Đà Lạt được người Pháp khai phá sớm nhất. Từ năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin đã thám hiểm tới nơi này và đến năm 1897, toàn quyền Pail Doumer đã cho xây dựng trạm nghỉ dưỡng ở Đà Lạt. Năm 1940, Đà Lạt được coi là thủ đô mùa hè của toàn Đông Dương.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Trung tâm thành phố Đà Lạt

Sapa được khai phá muộn hơn một chút. Năm 1897, người Pháp bắt đầu điều tra nhân khẩu về người dân tộc thiểu số Tây Bắc và đặt chân đến Lào Cai vào năm 1898. Năm 1905, người Pháp xây dựng thị trấn Sapa. Năm 1920, khi tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai hoàn thành, Sapa được xem như là thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Trung tâm thị xã Sapa

Tam Đảo được người Pháp xây dựng vào năm 1906 với mục đích xây dựng là trạm nghỉ mát mùa hè cho người Pháp ở Bắc Kỳ.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: Trung tâm thị trấn Tam Đảo 5. Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt ngày nay đều là những địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ (đặc biệt là phượt thủ) tìm đến để “đưa nhau đi trốn”

Ngày nay, Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt đều trở thành những địa điểm hot thu hút nhiều bạn trẻ “rủ nhau đi trốn”. Điều hấp dẫn họ là thời tiết mát lạnh ngay cả mùa hè, sự hoang sơ của núi rừng và vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi bao quanh.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: Đôi bạn trẻ chụp ảnh
So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Một góc chill với núi rừng

Tuy nhiên, sự hoang sơ đã dần biến mất, thay vào đó là nhà cửa xi măng hóa mọc lên do làn sóng du lịch mạnh mẽ trong khoảng 20 năm vừa qua. Tam Đảo, Sapa là địa điểm được các phượt thủ miền Bắc yêu thích (cùng với các địa điểm Tây Bắc khác) còn Đà Lạt là địa điểm yêu thích của các phượt thủ miền Nam. Nếu không đi bằng xe máy thì ngày nay cũng có thể đi xe khách lên những địa điểm này, rất thuận lợi.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Quán cafe túi Mơ To

So sánh chi tiết Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt

Mình đi Tam Đảo 2 lần vào 2020 và 2022; mới đi Sapa và Đà Lạt 1 lần vừa xong. Dưới đây là một số so sánh của mình về ba địa điểm này nhé.

Thời tiết

Như số liệu kể ở trên, nhiệt độ trung bình năm ở Sapa là lạnh nhất, xong đến Đà Lạt và cuối cùng là Tam Đảo. Tuy nhiên, Đà Lạt khí hậu ôn hòa quanh năm còn Tam Đảo, Sapa phân hóa theo mùa đông-mùa hè. Mùa đông ở Sapa thì siêu lạnh rồi, còn mùa hè thì theo mình đi vào tháng 5 thì không lạnh bằng Đà Lạt đi vào tháng 7. Buổi đêm ở Sapa tháng 5 mặc áo khoác mỏng là được, thậm chí mình đi bộ còn nóng, chỉ mặc áo cộc tay. Lạnh nhất là lúc lên những đỉnh núi hoặc đỉnh Fansipan thì mặc áo khoác là vừa. Buổi trưa nắng nóng, oi bức y chang Hà Nội. Dĩ nhiên đó là mùa hè còn mùa Đông thì Sapa chắc chắn sẽ rất rét, có thể xuống 0 độ.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Ban đêm lạnh hơn nhưng mình đi vào hè nên không lạnh lắm

Còn ở Đà Lạt thì ban đêm gió lạnh nhưng không buốt (gió lùa mà đi đường mặc áo khoác vẫn lạnh nhưng không bị buốt tay như mùa đông ở miền Bắc), Buổi trưa thì nắng gắt, không quá oi như miền Bắc nhưng nắng có vẻ gắt hơn, giống với nắng miền Trung. Bạn mình đi từ Ga Đà Lạt sang đến Dinh Bảo Đại mà bị cháy nắng. Dẫu vậy, nhiệt độ buổi trưa chắc cũng chỉ khoảng 26 độ, vào bóng râm lại mát và chắc chắn không nóng bức bằng mùa hè ở Hà Nội.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Thời tiết trưa chiều nắng nóng, đêm và sáng sớm lạnh

Tam Đảo thì mình đi vào tháng 10, khi thời tiết miền Bắc sang thu. Lúc ấy ở Hà Nội vẫn hơi hơi nóng, chưa lạnh nhưng lên Tam Đảo thì đến tối và đêm lạnh hơn hẳn. Buổi đêm Tam Đảo là mình thấy lạnh nhất trong 3 địa điểm, có lẽ là do khi đó là mùa thu, chuẩn bị sang đông còn mình đi Sapa vào mùa hè nên không lạnh bằng. Mình vẫn nhớ hôm đó ở Tam Đảo uống rượu tới khuya, rồi mình mặc quần lửng vải đũi dài đến đầu gối, mặc áo hoodie mà ngồi ngoài sân lạnh co ro, xong ăn bát cháo gà nóng hổi thật là ngon biết mấy.

So sánh đà lạt và sapa
Nhóm mình tập kendo ở Tam Đảo, chiều còn mát mẻ mà đêm rất lạnh

Lần thứ 2 mình lên Tam Đảo, nơi này đúng dịp sương mù và mưa. Sương dày đặc tới mức cách 100m là không nhìn thấy gì. Đồ đạc bàn ghế ở đoạn Thác Bạc đều ẩm ướt. Chị chủ quán bảo ở đây thường xuyên như vậy.

Được cái là nhờ sương mù dày đặc ở Tam Đảo khi đó nên mình đã canh và chụp được bức ảnh này:

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: Ô tô đi trong sương mù

Diện tích

Về diện tích thì trung tâm thành phố Đà Lạt diện tích lớn nhất, sau đó đến trung tâm thị xã Sapa và trung tâm thị trấn Tam Đảo là bé nhất. Nếu tính tổng diện tích thì thị xã Sapa là lớn nhất với 681,37 km2 (nhưng đa phần là núi rừng, bản); Đà Lạt là 394,64km2 (cũng đã bao gồm cả đồi núi, rừng) còn Tam Đảo là 236,42 km2 (tính cả huyện, bao gồm cả rừng núi).

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: Trung tâm thị trấn Tam Đảo

Ở trung tâm Tam Đảo thì đi bộ một lúc là hết. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ quanh quanh quảng trường. Nhưng cảnh quan đẹp thì đi bộ xuống dốc núi thì cũng có nhiều khách sạn, homestay sầm uất, nhộn nhịp. Trung tâm Sapa thì rộng hơn, đi bộ chắc cũng phải mất vài tiếng đồng hồ

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Một góc trung tâm thị xã Sapa

Còn trung tâm Đà Lạt thì rộng hơn hẳn, nếu đi bộ chắc phải mất nguyên ngày mới hết. Mình thuê xe máy chạy và vì ở trên đồi nên thường chạy khá xa. Được cái đường đi vào trung tâm qua đoạn có thể nhìn được toàn cảnh thành phố.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Toàn cảnh trung tâm thành phố

Cảnh quan

Mỗi địa điểm lại có nét đẹp riêng. Cảnh quan của cả 3 khu vực đều đẹp nhờ sự kết hợp giữa nhà cửa hiện đại xen kẽ núi rừng nhưng hiện giờ đều đang bị xi măng hóa nhiều quá gây ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên.

Theo mình Tam Đảo đẹp nhất khi nhìn từ bên sườn núi lên núi, với rất nhiều homestay, khách sạn xây bên sườn núi. Dù rằng còn lộn xộn nhưng cảnh này khá lạ.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2020: View sườn núi

Tối lên đèn thì rất lung linh và mở nhạc rất vui vẻ.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2020: View sườn núi tối lên đèn

Để có khung cảnh và chỗ nghỉ này, dĩ nhiên việc xây dựng khách sạn, homestay có ảnh hưởng tới thiên nhiên Tam Đảo.

Vào sáng sớm, Tam Đảo cũng có những góc chụp ảnh rất tình.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2020: Sáng sớm tháng 10

Sapa thì theo mình đẹp nhất là nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ

Hoặc nhìn xuống thung lũng Mường Hoa, đặc biệt đẹp hơn khi vào mùa lúa chính sẽ thấy những ruộng bậc thang vàng óng.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Thung lũng Mường Hoa tháng 5, chưa có lúa vàng

View khi đi tàu lên đỉnh Fansipan cũng rất đẹp. View trên đỉnh Fansipan nhìn xuống thì hôm mình đi có mây mưa, xung quanh toàn mây nên nhìn xuống không thấy cảnh quan mấy. Cảnh quan thị trấn Sapa thì khu vực sườn núi nhìn khá lộn xộn. Nhiều nơi lấn chiếm cả ruộng bậc thang để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn. Mới đây, chính quyền đã có động thái ngăn cấm người dân lấn chiếm ruộng bậc thang để xây nhà.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Nhà xây ở triền núi phía trung tâm

Đà Lạt thì đẹp nhất với mình là view thành phố hoặc thung lũng lồng kính khi nhìn từ trên đồi xuống.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: View nhìn từ Kong Coffee sang trung tâm thành phố

Để có được view này, mình đã ở Mây Homestay – Tiệm Bách hóa Mùa Xuân ở khu đồi dã chiến.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: View từ Mây Homestay – Tiệm bách hóa muà xuân

View nhìn thành phố từ đoạn đường Hùng Vương và cầu thang Tiệm may Tân Thời (bối cảnh phim Em và Trịnh) cũng đẹp.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Cầu thang trong bối cảnh phim Em và Trịnh

Ngoài ra thì đi đường Đà Lạt có rất nhiều cảnh đẹp xung quanh, đặc biệt là khu Yersin, đồi thông đi vào cổng Dinh Bảo Đại 1, với khu đi sang Bảo tàng Sinh học.

Cả 3 đều có những con dốc nhưng dốc ở Đà Lạt nhiều nhất và đẹp nhất.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Thành phố của những hẻm dốc
So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Dốc Nhà Bò nổi tiếng

Dốc ở Sapa thì dốc hơn, chạy xe máy khó hơn và nguy hiểm hơn.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Một con dốc dài không hồi kết.,..

Dốc ở Tam Đảo thì dốc ở ngõ nhìn hoang sơ còn dốc đèo đường lên trung tâm thị trấn Tam Đảo là dốc nhất (không tính đèo lên Sapa) và nguy hiểm vì nhiều xe to chạy qua trên cung đường này. Có nhiều lúc thấy ảnh tắc đường lên Tam Đảo, nghĩ đến việc dừng xe ở dốc đó, nghĩ mà sợ.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2020: Dốc lên trung tâm

Ngoài ra thì 3 địa điểm còn có những cảnh quan thiên nhiên như Vườn quốc gia Ba Vì, rừng núi hoang sơ ở Sapa hay đồi thông ở Đà Lạt.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: Một góc núi Tam Đảo

Đánh giá về độ xanh thì cảm quan là Tam Đảo xanh nhất, xong đến Đà Lạt rồi đến Sapa. Sapa thì nhìn núi cao nhất do cạnh dãy Hoàng Liên Sơn, xong đến Tam Đảo rồi Đà Lạt. Bầu trời rộng nhất, trong xanh nhất thì là Đà Lạt rồi đến Sapa rồi Tam Đảo. Mây và sương mù thì là Sapa rồi đến Tam Đảo rồi đến Đà Lạt.

Địa điểm tham quan

Đà Lạt có nhiều địa điểm tham quan nhất: Dinh Bảo Đại 1, 2, 3; Bảo tàng Lâm Đồng, Bảo tàng sinh vật học – Viện Nghiên cứu Tây Nguyên; Ga Đà Lạt; Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, Chợ Đà Lạt, Tiệm bánh Cối Xay Gió; Chùa Ve Chai, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt; Nhà thờ Con Gà và nhiều nhà thờ khác…

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Ga Đà Lạt
So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Dinh Bảo Đại
So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Một góc nhìn thấy chóp Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Sapa thì có điểm tham quan thú vị nhất là đi tàu và cáp treo lên đỉnh Fansipan.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Nhà ga lên Fansipan
So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Cáp treo lên đỉnh Fansipan
So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Chặng tàu cuối lên đỉnh, nếu không đi tàu này sẽ phải leo thêm 600 bậc nữa

Đứng trên đỉnh Fansipan với độ cao 3.143 m, là nóc nhà của Đông Dương là 1 trải nghiệm thú vị và nên thử với tất cả mọi người.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Đỉnh Fansipan
So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Trên đỉnh Fansipan

Ngoài địa điểm đó ra thì nếu chịu khó đi các bản cũng là điểm tham quan hay. Mình mới chỉ đi bản Cát Cát là bản gần nhất.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Mái nhà pơ mu của người dân tộc Mông

Bảo tàng Sapa hoàn toàn không có gì cả. Nhà thờ Đá ở Sapa thì cũng được, nhưng chỉ để chụp ảnh bên ngoài thôi.

Tam Đảo thì ở thị trấn chỉ có nhà thờ Đá. Nhà thờ Đá ở Tam Đảo thì leo lên được và có nhiều chỗ chụp ảnh. Ngoài ra thì không có gì ở thị trấn. Chịu khó đi xa có thể đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên hoặc Vườn quốc gia Tam Đảo. Mình chỉ loanh quanh thị trấn và sườn núi leo lên chứ chưa đi hai địa điểm này.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: Nhà thờ Đá Tam Đảo
So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: View chụp từ Nhà Thờ Đá

chơi gì?

Ở Tam Đảo thì mình thường đi với 1 nhóm theo dạng trip ăn uống. Thú vị nhất đó là cùng nhau nướng đồ ăn ở bên sườn núi, trong khi nhìn lên view sườn núi toàn các homestay, khách sạn khác cũng đang làm như vậy và mở nhạc vui nhộn.

So sánh đà lạt và sapa

Buổi tối ngồi uống bia ngắm view đó cũng chill. Còn lại thì không có gì chơi mấy. Địa điểm check-in thì có nhà thờ Đá với Quảng trường – nơi có dòng chữ Tam Đảo nhưng mình không thấy có gì thú vị. Ở Tam Đảo cũng có những quán cafe săn mây mà từ đây ngắm bình minh hay hoàng hôn có lẽ rất đẹp.

Ở Sapa thì ngoại trừ việc đi tham quan, việc chơi chủ yếu xoay quanh trung tâm thị trấn. Có rất nhiều hàng quán cafe và cả pub. Nổi tiếng nhất chắc là club H’mong Sisters nhưng mình không thích mấy chỗ đông đúc, nhún nhảy nên đi pub Cptain Morgan.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Pub Captain Morgan

Cũng như Tam Đảo, Quảng trường Sapa chẳng có gì cả. Ở Trung tâm cũng có mấy quán cafe view ngắm mây núi cũng đẹp nhưng vì khách sạn mình ở view đẹp rồi nên mình không đi. Ngoài ra cũng có những quán như AHA, KAFA… giống như ở Hà Nội.

Ở Đà Lạt thì chắc chắn phải đi các quán cafe.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Quán cafe Latica Railway

Kong là quán cafe đầu tiên mở ra ở triền đồi khu đồi dã chiến, mà bây giờ có nhiều quán ở khu này, chủ yếu dành cho dân underground.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: View nhìn từ Kong

Ở bên đối diện (gần homestay mình ở) có quán Túi Mơ To rất nổi tiếng và đông khách.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Quán cafe Túi Mơ To

Ở Yersin thì có quán Still là một tổ hợp xây dựng theo kiểu Nhật Bản.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Still Cafe

Ngoài ra còn nhiều quán cafe từ phong cách vintage, chill chill đến hiện đại như Phê-La các thứ ở trung tâm. Pub thì mình thấy có Leon Bar định đi nhưng chưa có thời gian đi. Chợ đêm ở Đà Lạt cũng khá đông đúc, nhộn nhịp, bán nhiều món ăn đêm còn Quảng trường thì mình thấy chẳng có gì ngoài 2 tòa nhà hoa Atiso.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Chợ đêm đông đúc, nhộn nhịp

Mình đi chơi ở cả 3 nơi thì đều tìm kiếm điểm chụp ảnh đẹp. Ở Tam Đảo thì có đoạn sườn dốc lên trung tâm và bên trên nhà thờ đá Tam Đảo chụp xuống. Ở Sapa thì có view nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn, view trên tàu điện đi tới Fansipan. Còn ở Đà Lạt thì có view nhìn từ trên đồi xuống thành phố và những hẻm dốc.

Đồ ăn

Đồ ăn đặc trưng ở Đà Lạt đa dạng, với các món bánh tráng nướng, nem nướng, lẩu rau, lẩu gà lá é, bánh căn, bánh mì xá xíu, bánh ướt lòng gà, lẩu bò, bò nướng hay một số món ăn vặt như hoa quả, dâu lắc, kem bơ. Các món đường phố giá hợp lý, khoảng 30-35k còn lẩu gà lá é 300k/set cho 4 người nhưng hơi ít gà, nếu ăn 3 người thì hợp lý hơn.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Bánh tráng nướng
So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Lẩu gà lá é
So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Bánh căn

Mình đi ăn bánh căn ở Yersin thấy ngon nhất là bánh căn cút bò. Bánh tráng nướng cũng rất ngon. Ngoài ra bánh tráng ruốt ở tiệm bánh Cối Xay Gió ăn cũng ngon. Lẩu bò, bò nướng mình ăn ở quán Dã Chiến “gốc” cũng ngon: bò mềm, ngọt; cả lẩu lẫn nướng đều thơm. Giá cũng rẻ, khoảng 300k/1 set 4 người ăn nhưng ăn set này thì cũng hơi ít, nếu đi ăn 3 người 1 set này thì hợp lý hơn.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Bò nướng Dã Chiến

Món mà mình không thích nhất là bánh ướt lòng gà: bánh ướt ăn giống như bánh cuốn nhưng không có mộc nhĩ, còn lòng gà là mề gà cùng với thịt gà xé, có thể có thêm trứng non. Cá nhân mình thấy món này ăn không ngon, hơi khô, có lẽ do bản thân mình cũng không thích bánh cuốn (dù rằng bánh cuốn là món ăn ẩm thực truyền thống lâu đời nhất của Hà Nội).

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Bánh ướt lòng gà

Ở Chợ đêm thì có bán các món street food ngon-bổ-rẻ như bánh tráng nướng, dâu lắc, sữa đậu nành, yaourt (sữa chua), bánh căn, kẹo chỉ tơ hồng, xôi, bánh mì xá xíu, xiên que…

So sánh đà lạt và sapa
So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Street food

Mua về làm quà thì có các loại mứt, ô mai, hoa quả sấy, trà atiso, bánh tráng nướng, bột cafe, cacao.

Đồ ăn đặc trưng ở Sapa ngoại trừ các món Tây Bắc mình không ăn được như thắng cố, pịa thì có món mình thích là thịt trâu gác bếp, thịt lợn cắp nách. Ở Sapa cũng nổi tiếng với các món lẩu cá hồi, cá tầm, cá suối nướng…

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Lẩu cá hồi, cá tầm

Ban đầu mình hơi ngạc nhiên tại sao miền núi lại nổi tiếng với cá tầm, cá hồi nhưng sau mới biết họ nuôi được các loại cá này ở hồ nước nhời điều kiện nguồn nước lạnh và sạch. Giá các món này tất nhiên không rẻ rồi vì đều là món sang và ăn ở nhà hàng. Mình đi theo đoàn nên không phải trả tiền nên cũng không biết cụ thể giá bao nhiêu.

Ngoài ra, ban đêm lạnh lạnh đi ăn nướng ở Sapa cũng rất hợp lý. Ban đầu mình nghĩ là xiên nướng street food nhưng hóa ra là xiên sống mua lên ngồi bếp nướng vừa ăn vừa nhậu nên mình đi bộ lang thang không mua ăn được. Đêm hôm đó thì đi cùng mấy anh em đi nhậu, vào 1 hàng nướng gọi đủ loại xiên lên ăn cũng ngon, nhưng phải có đồng đội và ngồi lai dai, không thích hợp đi 1 mình. Giá các xiên này ở mức hợp lý, nhưng hợp để ngồi uống bia, rượu lai dai chứ chỉ ăn không thì không đủ no.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Xiên nướng – ăn gần hết mới chụp nên nhìn có vẻ hơi dìm hàng

Sapa cũng có món trâu gác bếp, bánh hạt dẻ và tương ớt có thể mua về làm quà.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Trâu gác bếp

Tam Đảo mình thường đi theo đoàn với hình thức tự mang đồ ăn đến nướng nên ít ăn đồ ăn địa phương. Chỉ có 1 buổi trưa đi ăn đồ ăn địa phương thì đồ ăn ở đây cũng không có gì đặc sắc. Định ăn cơm mà hỏi giá khá mắc nên hôm đó đoàn mình ăn bún, phở với các món bún, phở giống như ở Hà Nội thôi. Tìm hiểu thêm thì thấy có thêm mấy món như thịt lợn mán, gà nướng lu đất, cá bống suối nhưng mình chưa ăn. Ở quảng trường có bán kem khói cũng rẻ, ăn cũng thú vị. Đồ ăn dân dã thì thấy ở đây có cơm lam còn mua quà mang về thì có thể mua bánh sữa, chế phẩm từ sữa bò trên điểm nghỉ dừng xe trên đường về.

CON NGƯỜI

Ở mỗi nơi mình đến, mình đều chú ý đến việc tương tác với con người nơi đấy. Có những lúc vô tình gặp những người, có những cuộc nói chuyện thú vị mà ban đầu mình không ngờ tới.

Tam Đảo 2020, mình ngồi nói chuyện với cô chủ nhà. Cô đã lớn tuổi, homestay này là do con gái cô đi Đà Lạt về rồi học tập mà xây dựng. Đất này vốn là đất nhà cô nên không phải đầu tư quá nhiều. Cô chia sẻ rằng đa số homestay ở đây đều là người Hà Nội lên mua đất rồi xây chứ người Tam Đảo ít ai có tiền xây. Có người muốn xây thì phải bán bớt đất mới có tiền xây homestay. Cô cũng chia sẻ về sự nguy hiểm của con dốc lên trung tâm Tam Đảo, rằng đã có nhiều trường hợp nguy hiểm, thậm chí bỏ mạng khi đi lên, xuống con dốc này. Cô nói chuyện kiểu dân dã, dễ gần. Lúc về, cô còn tặng mình cuốn sách mà mình vô tình thấy trang trí ở căn phòng mà mình đã lôi ra đọc.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2020: Cuốn sách vô tình bắt gặp ở homestay được cô chủ nhà tặng

Trong chuyến trở lại Tam Đảo 2022, mình cũng gặp 1 tình huống thú vị. Nhóm mình khi đó đi xuống thác bạc thì trời mưa phùn. Có 1 bà bán hàng nước cho nhóm mình mượn ô. Đối diện thì có 1 hàng đồ ăn khác, chị chủ cũng bảo cho thuê ô với giá 5k. Mình đã thuê ô của chị này. Khi đi lên, nhóm bạn mình trả ô của bà kia, bà mời ăn uống nhưng mấy bạn trong nhóm mình không ăn. Mình trả ô cho chị này thì chị không lấy tiền. Sau đó, sự cố xảy ra khi bà hàng nước kiên quyết rằng nhóm mình trả thiếu ô. Nhóm mình trước đó tính mượn 4 ô nhưng sau đó đã trả lại 1 ô trước khi đi xuống thác. Bà hàng nước làm gắt, lúc đó nhóm mình cãi tay bo với bà cũng không hay. May sao chị hàng đồ ăn này đã đứng ra giúp nhóm mình, cãi nhau với bà hàng xóm đó, bảo vệ nhóm mình. Sau đó, nhóm mình có vào ăn ủng hộ chị ít đồ. Ban đầu còn sợ, không dám ngồi lên phản có trải chiếu, mà chị bảo “ngồi đi cho khỏi ướt, chị không lấy tiền đâu mà sợ”. Sau đó, chị bảo rằng bà hàng nước bên kia chuyên trị kiểu vậy, khách nào cũng dính, làm ảnh hưởng tới cả công ăn việc làm của chị. Chị còn bảo tụi mình quay video lại đăng lên group review Tam Đảo cho bà ý chừa nhưng tụi mình bỏ qua. Nhìn chung đây là hình ảnh đối lập giữa 2 người ở cùng một địa điểm du lịch, vậy nên mình thấy khi đánh đồng người vùng này toàn thế này, vùng kia toàn thế kia là hoàn toàn sai. Như lúc mình đi Đà Nẵng – Hội An và rất quý người Đà Nẵng, Quảng Nam, thì vẫn bị 1 cô bán hàng ở chợ Hội An lừa chụp ảnh rồi đòi “one dollar!”

Ở chuyến đi Sapa 2022, mình tình cờ gặp và quen biết với 2 người anh ở Captain Morgan pub. Khi đó khoảng 9 rưỡi, ở Sapa đã bắt đầu vắng và ngõ vào pub này tối om. Mình vào thì khách khá vắng nên anh chủ quán gọi ra ngồi chung cho vui luôn. Mình gọi 1 cốc rượu còn mấy ảnh ở đó đang uống bia. Mấy anh em ngồi uống với nhau, nói chuyện đời sống với nhau rất thú vị. Đây là một điểm đột biến mới lạ trong chuyến đi Sapa của mình mà mình hoàn toàn không biết trước. Lúc về, mình đi bộ ra khỏi quán, định đi bộ về khách sạn vì chỉ cách 2km thôi, nhưng thấy trời tối om, vắng tanh, lại mưa phùn nên quay trở lại nhờ anh chủ quán gọi taxi hộ thì mới nhớ ra quên chưa trả tiền. Mình hỏi thì anh chủ quán bảo anh cũng định mời mình nhưng mình kiên quyết trả tiền. 1 cốc 70k, mình uống 2 cốc mà anh chỉ lấy 100k không lấy hơn. Sau đó, mình đi taxi về khách sạn. Lúc ấy là gần 1h sáng.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Hai người anh gặp ở quán pub

Ở Sapa thì câu chuyện khách du lịch và những người dân tộc Mông là vấn đề muôn thuở. Bản thân mình trải nghiệm như sau:

Một là lúc nhóm mình đi ở bên hồ, thấy nhóm mình đi qua, một cô người Mông bỗng nói 1 câu gì đó tiếng Mông, nghe như thần chú trong Harry Potter, bỗng từ đâu 1 đứa bé chạy ra, đi theo nhóm mình xin tiền. Đứa bé bám theo mãi đi khi nhóm mình ra đến ngã tư.

Lần thứ 2 là mình nhìn từ khách sạn thấy 1 bé người dân tộc Mông đi theo nhóm khách Tây ở thung lũng Mường Hoa. Anh Cầu – người anh lớn đầy am hiểu và hướng dẫn tụi mình đi vào bản, kể cho tụi mình về những local guide người Mường này. Thường là trẻ con hoặc người già, hoặc phụ nữ, họ sẽ bám theo khách du lịch cho tới khi khách du lịch cho tiền hoặc “thuê” họ hướng dẫn. Thực ra thì chỉ cần 10k-20k thôi, khách Tây thì 1-2 USD, họ sẽ dẫn mình lên bản chơi. Có local guide người Mông dẫn vào bản thì vừa được họ chỉ đường, kể chuyện cho nghe, mà vừa không sợ chó vì chó trên bản toàn thả rông, khá dữ, cứ gặp người lạ là sủa, cắn còn người Mông thì không. Mình cũng đã trải nghiệm bị chó trên bản chặn đường, thậm chí còn gọi hội ra định lùa tụi mình. Tuy số tiền bỏ ra cũng ít mà lại được dẫn đường (thường khách Tây sẽ đồng ý với deal này) nhưng mình thấy như vậy ảnh hưởng tới các em nhỏ, các em sẽ bỏ học để đi kiếm tiền như này. Tuy nhiên, có 1 điều cần khẳng định là từ trẻ con đến người lớn dân tộc Mông – những người thường xuyên làm tour guide hay bán đồ, xin tiền, họ đều rất giỏi tiếng Anh dù không qua trường lớp nào. Thấy bảo họ còn có thể nói được cả tiếng Nga với tiếng Trung nữa.

Lần thứ 3 khi mình đang đứng chụp ảnh tàu ở thung lũng Mường Hoa thì một bà cụ dân tộc Mông đi tới. Bà cụ bảo nhà bà ở tít trên núi, xuống đây bán đồ, xin mình mua ủng hộ. Mình bèn mua ủng hộ 1 chiếc túi thổ cẩm với giá 50k. Sau đó ít lâu, khi mình mua quà mang về ở 1 cửa hàng ở thị trấn, mình hỏi thử người bán hàng túi này bao nhiêu, họ bảo ở trong chợ chắc bán khoảng 15k.

Dù đã biết trước và cẩn trọng với việc bị mồi chài nhưng mình vẫn “dính”, có lẽ bởi mình thấy bà cụ già yếu vẫn đi bộ bán hàng nên thấy thương chăng? Nhưng mình càng làm vậy thì người ta sẽ càng bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ ruộng để đi bán hàng, mời chài như này vì được nhiều tiền hơn. Dù sao thì ai cũng muốn kiếm được nhiều tiền hơn mà, mình chỉ là 1 kẻ nơi xa đến, hiểu gì về cuộc sống cơ cực nơi đây mà có quyền phán xét?

Cá nhân mình thấy du khách đến đây nhìn người dân tộc bản địa như những gì mới lạ lắm, giống như những người giàu có đến Châu Phi để tận mắt ngắm nhìn những người châu Phi nghèo khổ, rồi tỏ ra thương hại họ. Khách du lịch đến đây như đến sở thú, ngắm nhìn những con thú, nhưng nào ai biết, chính người dân tộc bản địa nơi đây lại coi khách du lịch như những con thú lạ đến ngắm nhìn, rồi từ đó tìm cách kiếm chác từ những con thú lạ kia. Hóa ra trong vườn thú người, tất cả chúng ta đều là thú và ngắm nhìn nhau với con mắt đầy lạ lùng từ những song sắt vô hình của giai cấp, thu nhập, vùng miền và văn hóa.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Một người dân tộc Mông ở Sapa

Ở chuyến đi Đà Lạt 2022, ấn tượng đầu tiên là anh lái xe taxi đưa mình từ sân bay Liên Khương về homestay. Anh rất nhiệt tình, tư vấn nên ăn đâu, chơi gì như một tour guide thứ thiệt. Thậm chí anh còn kể cho tụi mình drama của quán Bò tơ Dã Chiến: một người bạn làm ăn của quán đã chơi xấu, lấy mất quán cũ khiến cho chủ quán phải mở hàng nhỏ hơn bên cạnh. Do cái tên Bò tơ Dã Chiến đã được đăng ký nên quán “fake” kia lấy tên là Lẩu bò Dã Chiến và Bò tơ Đà Lạt. Câu chuyện về drama này tụi mình còn bàn luận với nhau suốt 2 buổi ăn bò ở quán “original” và cả khi ở sân bay về nhà.

Con người Đà Lạt rất “nice”. Từ chị chủ homestay thân thiện, nhiệt tình, thuê xe máy giúp tụi mình, cho tụi mình xem ảnh hồi nhỏ của 3 con chó Bông, Cọp, Sóc, kể chuyện hồi nhỏ của con Bông. Mẹ chị chủ cũng rất thân thiện, cô nói chuyện với chúng mình, mời chúng mình ăn khoai cô nướng. Cô cũng chia sẻ xưa xửa xừa xưa nhà cô gốc Bắc vào miền Tây rồi mới đến Đà Lạt. Cô có ước mong được ra Hà Nội vào viếng Lăng Bác một lần nhưng bận bịu công việc homestay rồi trông cháu nhỏ nên chưa thể đi được.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Mây Homestay – tiệm Bách Hóa Mùa Xuân do chính chị chủ cùng cha mẹ xây dựng, trang trí

Các cô chú bán hàng quán ăn uống cũng “nice”, nói chuyện nhỏ nhẹ, thân thiện, tư vấn cho tụi mình nên ăn gì. Mình cũng hẹn gặp và đi cafe với 2 người bạn ở Đà Lạt là Bế Minh Quân và Linh Linh, đều là những người bạn chụp film.

Một điểm đặc biệt ngoài dự tính là tụi mình gặp 2 người bạn ở Sài Gòn ở cùng homestay: Linh và Ben. 2 bạn ở phòng khác, tụi mình gặp khi ngồi cùng ngoài sân và một cách nhanh chóng, từ 2 nhóm ở 2 vùng miền xa lạ, đã trở thành thân quen. Ngày hôm sau đó, tụi mình còn cùng làm BBQ, uống rượu vang và bia, chơi drinking game và trò chuyện vui vẻ với nhau tới tận gần 2h sáng. Đây là một kỷ niệm đặc biệt thú vị với mình, mà mỗi chuyến đi mình đều thấy thú vị nhất với những cuộc gặp gỡ không hẹn trước đó.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: uống rượu vang cùng 2 người bạn ở SG bên bếp nướng BBQ

Di chuyển

Tam Đảo cách Hà Nội khoảng 70 km. Di chuyển lên Tam Đảo thì có thể đi xe máy hoặc ô tô khách. Nếu đi xe máy, bạn nên đi xe số và cần lái chắc tay vì đèo lên khó đi, hay xảy ra tai nạn. Chi phí di chuyển lên Tam Đảo từ Hà Nội chắc hết khoảng vài trăm ngàn cả đi cả về.

Chi phí đi Tam Đảo của mình khoảng 1tr5-2tr (đi theo nhóm khoảng 10-20 người). Đi một mình hoặc theo cặp có lẽ cũng khoảng 2tr là đủ.

So sánh đà lạt và sapa
Tam Đảo 2022: Dãy núi Tam Đảo

Sapa cách Hà Nội khoảng 317km. Di chuyển lên Sapa thì thường đi xe khách đi cao tốc Hà Nội-Lào Cai. Xe khách này đi qua đèo Sapa, lúc đi không sao, lúc xuống xe mình đi cũng phanh đến cháy phanh. Các phượt thủ có thể tự đi xe máy còn mình thì chịu. Chi phí di chuyển lên Sapa cũng khoảng vài trăm ngàn-1 triệu cả đi cả về.

Vì mình đi cùng cơ quan làm việc nên chuyến Sapa này không phải đóng tiền. Người ngoài đi cùng thì đóng 2tr9 đã được trợ giá vì ở khách sạn đẹp, đi ăn nhà hàng và có full option cáp treo lên đỉnh. Mình nghĩ tự đi mà theo các dịch vụ đó thì phải tầm 3tr5 còn nếu đi du lịch tự túc tiết kiệm thì khoảng 2tr5-3tr là đi được Sapa rồi.

So sánh đà lạt và sapa
Sapa 2022: Thị xã Sapa

Đà Lạt cách TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) khoảng 309m. Di chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt thì bay đến sân bay Liên Khương – Lâm Đồng. Từ đây đi thêm khoảng 35km để lên thành phố Đà Lạt, đường đi phải vượt qua đèo, đi qua ngọn núi. Chi phí di chuyển bao gồm tiền máy bay (2,5-3,5 triệu khứ hồi) và taxi khoảng 500-600k cả đi cả về. Di chuyển từ Sài Gòn lên Đà Lạt thì thấy nhiều phượt thủ đi xe máy, hoặc nếu không có thể đi xe khách, chi phí có lẽ cũng khoảng vài trăm – 1 triệu cả đi cả về.

Mình đi Đà Lạt hết tổng cộng khoảng 5tr5 (di chuyển mắc do giá xăng đang cao, lại đi đúng đợt cao điểm du lịch nên vé máy bay cũng mắc). Nếu đi từ SG bằng xe máy hay xe khách thì mình nghĩ sẽ tiết kiệm được hơn chút, chắc khoảng 2tr5-3tr là đi được rồi.

So sánh đà lạt và sapa
Đà Lạt 2022: Buổi sáng ở Đà Lạt nhìn từ homestay

Di chuyển bên trong Tam Đảo thì mình đi bộ còn Sapa và Đà Lạt thì thuê xe máy.

Bên trên là đánh giá tổng quan của mình về bộ 3: Tam Đảo – Sapa – Đà Lạt. Mỗi địa điểm lại có nét hay, thú vị riêng. Các bạn hãy đi để tự mình khám phá nhé!

Tại sao Sapa lạnh hơn Đà Lạt?

Mùa hè lên Sapa thì mát, mùa đông lên thì lạnh thấu căm căm. Lúc nào thị trấn cũng bao bọc trong cái lạnh ẩm ướt của sương, của tuyết. Còn Đà Lạt được bao quanh bởi rừng thông, lại ở trên cao nguyên và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xa van, thế nên Đà Lạt có thời tiết ôn hòa, mát mẻ quanh năm.

Du lịch Đà Lạt 1 ngày nên đi đâu?

Du lịch một ngày ở Đà Lạt: Nên đi chơi ở đâu?.

Chinh phục đỉnh Langbiang, thác Datanla. ... .

Khám phá ngoại thành Đà Lạt. ... .

Khám phá nội thành Đà Lạt. ... .

Sở thú Zoodoo Đà Lạt. ... .

Khám phá đồi chè Cầu Đất. ... .

Chèo thuyền SUP/ KAYAK tại hồ Tuyền Lâm. ... .

Vượt thác Đà Lạt. ... .

Tour săn mây đón bình minh..

Giải thích tại sao ở nước ta trên các đỉnh cao Đà Lạt Sapa khí hậu quanh năm mát mẻ?

– Khí hậu: Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.

Tại sao Đà Lạt lại lành?

Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực được biển và được bao quanh bởi các dãy núi cùng hệ thực vật rừng nên nơi đây có khí hậu vô cùng ôn hòa, mát mẻ quanh năm.