So sánh cổ phiếu thường và trái phiếu chính phủ năm 2024

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ được phát hành bởi doanh nghiệp, chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế nhằm huy động vốn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, các công trình công cộng hoặc cân bằng thu chi ngân sách.

Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được gọi là trái chủ và được nhận lãi định kỳ theo tháng, quý hoặc năm. Trong khi tổ chức phát hành trái phiếu ghi nhận nợ trái phiếu và có nghĩa vụ phải trả lãi định kỳ cho đến khi trái phiếu hết hạn.

Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Có hai loại trái phiếu mà nhà đầu tư hay nhắc đến đó là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ, cả hai loại trái phiếu này đều là chứng nhận nghĩa vụ nợ và trả lãi định kỳ cho trái chủ. Nhưng sẽ có những điểm khác biệt giữa hai loại trái phiếu này.

Tổ chức phát hành và mục đích phát hành: Trái phiếu chính phủ được phát hành bởi Bộ tài chính nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho dự án đầu tư nhà nước. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi doanh nghiệp nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh hoặc tài trợ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hình thức phát hành: Trái phiếu chính phủ thường được phát hành thông qua đấu giá, Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định trong mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành

Lãi suất: Trái phiếu chính phủ được phát hành theo lãi suất cố định, thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu do Kho bạc nhà nước quyết định theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành với lãi suất cố định, thả nổi hoặc kết hợp cố định và thả nổi, mức lãi suất được xác định phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Rủi ro: Trái phiếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro tương đối do phụ thuộc vào khả năng thanh toán doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì trái chủ sẽ được nhận lại vốn trước cổ đông sở hữu cổ phiếu sau khi doanh nghiệp hoàn tất các nghĩa vụ nợ. Trái phiếu chính phủ có mức độ rủi ro cực thấp, khi chính phủ có khả năng tạo tiền để gốc và lãi cho trái phiếu nên khả năng mất thanh khoản gần như không có.

Kỳ hạn: Kỳ hạn chuẩn đối với trái phiếu chính phủ là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 và 50 năm. Trong khi đó, kỳ hạn đối với trái phiếu doanh nghiệp thường ngắn hơn thường là khoảng 1 – 3 năm

Khả năng chuyển đổi sang cổ phần: Trái phiếu doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi sang vốn cổ phần khi là trái phiếu chuyển đổi, từ đó trái chủ trở thành cổ đông của doanh nghiệp có quyền biểu quyết và hưởng cổ tức. Trọng khi trái phiếu chính phủ không được phép chuyển đổi, nhà đầu tư chỉ có thể nắm giữ đến hết vòng đời trái phiếu hoặc bán đi

Điều cần quan tâm khi mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu chính phủ

Với mức độ rủi ro của mỗi loại trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp sẽ có mức lãi suất cao hơn so với lãi suất ngân hàng. Trái phiếu chính phủ sẽ có lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng do rủi ro là gần như bằng không.

Vì vậy, khi lựa chọn đầu tư trái phiếu chính phủ thì nhà đầu tư chỉ cần cân nhắc về giá của trái phiếu chính phủ để đạt được tỷ suất sinh lời tốt hơn.

Trong khi đó, khi lựa chọn đầu tư trái phiếu nhà đầu tư nên cân nhắc các vấn đề sau:

+ Uy tín của doanh nghiệp phát hành: Việc trả lãi và thanh toán gốc trái phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Nên khi đầu tư bạn nên đánh giá thật kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Điều khoản phát hành: xem xét các điều khoản phát hành trái phiếu, lãi suất, kỳ hạn, thời gian trả lãi, cam kết bán lại trái phiếu, tài sản đảm bảo,….

Tham khảo thêm:

  • Trái phiếu doanh nghiệp và những điều cần biết khi đầu tư
  • Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý
  • Có nên lựa chọn đầu tư trái phiếu khi mới tham gia đầu tư chứng khoán
  • Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nên hay không nên?
  • Những điểm cần lưu ý khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Tổng kết

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ hấp dẫn mà ở đó nhà đầu tư có thể nhận được lãi suất định kỳ mà không bị tác động bởi thị trường. Tùy theo kế hoạch tài chính và khẩu vị rủi ro mà bạn có thể lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp, gửi ngân hàng hoặc trái phiếu chính phủ. Chúc bạn thành công!

Cổ phiếu và trái phiếu là hai hình thức đầu tư chứng khoán phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên chắc hẳn nhiều người vẫn băn khoăn không phân biệt được cổ phiếu, trái phiếu khác nhau như thế nào. Mời bạn đọc hãy cùng Apolo tìm hiểu rõ hơn về cổ phiếu và trái phiếu qua bài viết dưới đây:

So sánh cổ phiếu thường và trái phiếu chính phủ năm 2024

1. Khái niệm Cổ phiếu và Trái phiếu

  • Cổ phiếu là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”. Người sở hữu cổ phiếu (gọi là cổ đông) có thể được hưởng cổ tức và được được chia lợi nhuận không cố định phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

  • Trái phiếu là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền, và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát sinh”. Người sở hữu trái phiếu (gọi là trái chủ) được trả một mức lãi suất cố định và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

2. Điểm giống nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

So sánh cổ phiếu thường và trái phiếu chính phủ năm 2024

Cổ phiếu và trái phiếu có những điểm giống nhau như sau:

  • Đều là phương tiện nhằm thu hút vốn của nhà phát hành;
  • Đều có thể mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cầm cố;
  • Trái phiếu và cổ phiếu đều là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hay phần vốn của tổ chức phát hành;
  • Người sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu đều sẽ được hưởng một mức lãi suất nhất định
  • Cổ phiếu và trái phiếu đều được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ và bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
  • Cổ phiếu và trái phiếu đều có mệnh giá ghi trên bề mặt của cổ phiếu/trái phiếu;

3. Điểm khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu có những khác nhau dựa vào những tiêu chí cơ bản sau đây:

TIÊU CHÍCỔ PHIẾUTRÁI PHIẾUBản chấtCổ phiếu là chứng khoán vốn ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.Trái phiếu là chứng khoán nợ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.Chủ thể phát hànhCông ty Cổ phầnDoanh nghiệp, Chính phủTư cách chủ sở hữuCổ đôngChủ nợKết quả của việc phát hànhLàm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông.Làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông.Quyền của người sở hữuĐược chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty, do đó lợi nhuận này không ổn định.Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty.Người sở hữu trái phiếu được trả lãi định kì, ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.Không có quyền tham gia vào việc quản lí điều hành hoạt động của công ty.Thời gian đáo hạnCổ phiếu không có thời gian đáo hạnThường có một thời gian đáo hạn nhất định được ghi trong trái phiếuVấn đề hưởng lợi nhuận– Cổ phiếu có độ rủi ro cao. – Cổ tức thay đổi tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty. Khi công ty làm ăn có lợi nhuận mới được chia lợi tức, khi công ty làm ăn thua lỗ thì không được chi trả cổ tức.– Độ rủi ro thấp hơn. – Lợi tức thường không thay đổi, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty lợi nhuận hay thua lỗ.Thứ tự ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể, phá sảnCổ phiếu được thanh toán sau cùng khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khácTrái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếuVề vấn đề phạm vi trách nhiệmNgười sở hữu cổ phiếu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty. Người sở hữu trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

KẾT LUẬN:

Trên đây là toàn bộ bài viết của Apolo để phân biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu, hi vọng hữu ích với bạn đọc. Apolo là đơn vị tư vấn, thực hiện các vấn đề, thủ tục liên quan đến việc hoạt động thành lập, kế toán doanh nghiệp với đội ngũ tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp hi vọng sẽ có cơ hội được đồng hành, hỗ trợ quý khách hàng.