Sơ đồphương trình phản ứng hóa 12 chương 2 cacbohidrat năm 2024

Cacbohidrat là gì? Đây là một trong những chủ đề quan trọng thường xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia. Mặc dù không quá khó, nhưng để nắm vững kiến thức trong chương này, cần chú ý ôn tập kỹ càng các kiến thức cơ bản. Bài viết dưới đây cung cấp lý thuyết và sơ đồ tư duy về nhôm và hợp chất của nhôm cho các bạn học sinh tham khảo.

Sơ đồphương trình phản ứng hóa 12 chương 2 cacbohidrat năm 2024
Cacbohidrat là gì?

1. Khái niệm

Cacbohidrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, với công thức chung là Cn(H2O)m

2. Phân loại

Gluxit được chia thành 3 loại thường gặp là:

  • Monosaccarit: glucozơ, fructozơ có CTPT là C6H12O6
  • Đisaccarit: saccarozơ và mantozơ có CTPT là C12H22O11
  • Polisaccarit: xenlulozơ và tinh bột có CTPT là (C6H10O5)n

Lý thuyết cacbohidrat

1. Glucozơ

1.1. Tính chất vật lý

  • Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146oC (dạng α) và 150oC (dạng β), dễ tan trong nước
  • Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn gọi là đường nho)
  • Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1%).

👉 Xem thêm: Đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Bộ 30 đề thi thử thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa chính xác 👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất

1.2. Tính chất hóa học

  1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)
  • Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh lam

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

  • Phản ứng tạo este

C6H7O(OH)5 + 5(CH3CO)2O → C6H7O(OOCCH3)5 + 5CH3COOH

  1. Tính chất của anđehit
  • Oxi hóa glucozơ
    • Với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc
    • CH2OH[CHOH]4CHO + 2Ag(NH3)2OH → CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag + 3NH3 + H2O
    • Với Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh) tạo thành Cu(I) dạng Cu2O có kết tủa màu đỏ gạch.
    • Với dung dịch nước brom: Glucozo làm mất màu nước brom
  • Khử glucozơ: Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol: CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH
  1. Phản ứng lên men

- Khi có enzim xúc tác ở nhiệt độ khoảng 30 - 350C, glucozơ bị lên men cho ancol etylic và khí cacbonic: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

2. Fructozơ

2.1. Tính chất vật lý

  • Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.
  • Vị ngọt hơn đường mía.
  • Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%), một số loại quả chín như dứa, xoài,...

2.2. Tính chất hóa học

Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

3. Saccarozơ

3.1. Tính chất vật lý

  • Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ
  • Nhiệt độ nóng chảy: 185 độ C
  • Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt…
  • Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…

3.2. Tính chất hóa học

a.Tính chất của poliol

Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng-saccarozơ màu xanh.

  1. Phản ứng thủy phân

Khi đun nóng dd có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ

4. Mantozơ

4.1. Tính chất vật lý

  • Mantozơ tồn tại ở dạng tinh thể hoặc dạng bột màu trắng.
  • Khối lượng riêng của chất được tính toán là 1,54 g/cm3.
  • Điểm nóng chảy của chất vào khoảng 165 độ C.
  • Về khả năng hòa tan trong nước cũng rất tốt, giá trị đo được là 1.080g/ml.

4.2. Tính chất hóa học

  1. Tính chất của poliol giống saccarozơ:
  • Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng-mantozơ màu xanh.

b.Tính khử của Mantozơ tương tự glucozơ

  • Khử Ag(NH3)2OH tạo kết tủa bạc (phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3
  • Tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa màu đỏ gạch Cu2O khi đun nóng.
  1. Phản ứng thủy phân
  • Khi có mặt xúc tác axit ho

Sơ đồphương trình phản ứng hóa 12 chương 2 cacbohidrat năm 2024

5. Xenlulozơ

5.1. Tính chất vật lý

  • Chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete
  • Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối
  • Xenlulozơ có nhiều trong trong cây bông (95 – 98 %), đay, gai, tre, nứa (50 – 80 %), gỗ (40 – 50 %)

5.2. Tính chất hóa học

  • Phản ứng của polisaccarit (thủy phân): Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ
  • Phản ứng của ancol đa chức với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa)

6. Tinh bột

6.1. Tính chất vật lý

  • Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội
  • Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)
  • Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)…

6.2. Tính chất hóa học

a. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)

  • Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ
  • Thủy phân nhờ enzim
  1. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng)
  • Hồ tinh bột + dung dịch I2 hợp chất màu xanh tím
  • Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện

Sơ đồ tư duy cacbohidrat

Các bạn học sinh có thể tham khảo sơ đồ tư duy dưới đây để tự hệ thống hóa kiến thức đã học về cacbohidrat nhé!

Sơ đồphương trình phản ứng hóa 12 chương 2 cacbohidrat năm 2024
Sơ đồ tư duy cacbohidrat

Kinh nghiệm học cacbohidrat

Trước hết, các bạn học sinh cần nắm chắc lý thuyết về cacbohidrat bao gồm định nghĩa, tính chất vật lý và hóa học để có thể dễ dàng áp dụng vào giải bài tập. Để ghi nhớ kiến thức nhanh chóng, hiệu quả các bạn học sinh có thể tự xây dựng cho mình sơ đồ tư duy cá nhân cho mỗi bài học.

Việc giải bài tập thường xuyên cũng là cách hiệu quả để củng cố kiến thức và nâng cao điểm số. Các bạn học sinh nên làm nhiều dạng bài tập khác nhau, bao gồm cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận có mức độ từ dễ đến khó. Khi luyện tập, học sinh cần chú ý phân tích kỹ đề bài, xác định phương pháp giải phù hợp và kiểm tra lại kết quả.

Để ôn tập hiệu quả các bạn học sinh nên chú ý chọn những nguồn tài liệu tham khảo uy tín, bám sát đề thi THPT Quốc Gia. Có rất nhiều nguồn tài liệu uy tín các bạn có thể tham khảo để luyện giải bài tập như sách giáo khoa, sách bài tập và các loại sách tham khảo được xuất bản bởi Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Quốc Gia Hà Nội,…

Bài tập Cacbohidrat

👉 Xem thêm: 100 bài tập cacbohidrat mới nhất

Sơ đồphương trình phản ứng hóa 12 chương 2 cacbohidrat năm 2024
Kinh nghiệm học cacbohidrat

Hy vọng với những kinh nghiệm và kiến thức mà chúng mình đã chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có quá trình học tập và ôn luyện hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập!