Sơ đồ đấu dây là gì

Các sơ đồ đấu dây cho động cơ điện 3 pha:

a- Điện áp nguồn:

 Hiện nay, nguồn điện hạ áp ở VN là: 220/380 (230/400 V), 3pha 4 dây, 50 HZà điện áp pha (pha- nguội) là 220 ( 230) V, điện áp dây (pha-pha) là 380 (400) V. Nguồn đện trung thế là 12,7/22 kV (trừ TP HCM 8,66/15 kV).

b- Đấu dây động cơ điện:

Có nhiều sơ đồ đấu dây động cơ điện 3 pha, tuy nhiên, với nguồn điện cố định, mổi động cơ chỉ có một sơ đồ đấu dây đúng mà thôi. Nguyên tắc nhanh và chính xác là xem hướng dẩn trên nhản động cơ.

Những sơ đồ đấu dây cơ bản thường gặp trong ngành lạnh là: đấu sao (wye, star), đấu tam giác (delta), đấu khởi động sao- tam giác (khi khởi động đấu sao rồi tự động chuyển sang đấu tam giác khi chạy), đấu sao/2 sao, đấu tam giác/2 tam giác (động cơ có 2 nhánh đấu // khi chạy).

c-Đấu sao, đấu tam giác:

Sơ đồ đấu dây là gì

      Hình 1: Sơ đồ đấu sao hoặc tam giác động cơ 3 pha.

Với động cơ nầy, 3 cuộn dây tách rời nhau( U1-U2, V1-V2, W1-W2).

+ Đấu sao (wye, star): chụm 3 đầu U2, V2, W2 (bằng thanh đồng), 3 đầu U1, V1, W1 đấu vào nguồn 3 pha. Động cơ đấu sao khi điện áp ghi trên động cơ bằng điện áp nguồn ( Ex: động cơ : 220/380 V, nguồn: 220/380 V).

+ Đấu tam giác (delta): qui tắc chung là đầu cuối cuộn dây 1 nối với đầu đầu cuộn 2,…,đầu cuối cuộn 3 nối với đầu đầu cuộn 1 bằng 3 thanh đồng (hình 1). Động cơ đấu tam giác khi: U động cơ = U nguồn x 1,73 (Ex: Uđc =380/660 V,    Un = 220/380 V). Vậy khi cần đấu khởi động sao/tam giác thì phải chọn động cơ khi chạy thì đấu tam giác.

d-Khởi động từng phần (part winding start): trong kỹ thuật lạnh, nhà sản xuất máy nén thường dùng  phương pháp khởi động từng phần. Trong trường hợp nầy, cuộn dây động cơ được bố trí thành 2 phần riêng biệt: khi khởi động thì cấp điện cho 1 nhánh, timer điều khiển cấp điện cho nhánh 2 sau 0,6 giây. Cần lưu ý là phương pháp nầy giảm dòng khởi động không tốt bằng khởi động sao/tam giác. Đối với động cơ > 50 HP thì công suất của 2 nhánh có thể không bằng nhau.

Sơ đồ đấu dây là gì

          Hình 2: Khởi động từng phần (part winding start).

e-Khởi động mềm (soft starter):

Khi công suất động cơ lớn (> 200HP) thì các phương pháp khởi động 2 cấp có nhiều bất lợi: lúc nầy, phương pháp khởi động mềm nên là phương án lựa chọn. Nguyên lý khởi động là thay đổi điện áp đặt vào động cơ lên tục bằng linh kiện điện tử (thyristor), tốc độ tăng điện áp có thể SET dể dàng theo yêu cầu. Hình 18 mô tả nguyên lý khởi động mềm, cũng cần lưu ý là cần có công tắc tơ nối tắt thyristor khi khởi động xong.

Sơ đồ đấu dây là gì

                Hình 3: Nguyên lý khởi động mềm (soft starter).

Reemart.vn

Phân tích 4 sơ đồ đấu dây contactor 1 pha, ưu điểm của contactor 1 pha là gì. Contactor 1 pha được sử dụng trong trường hợp nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

Tại sao sử dụng contactor 1 pha

Contactor 1 pha là khí cụ được sử dụng nhiều trong các ứng dụng điều khiển các thiết bị điện 1 pha. Với ưu điểm là nhỏ gọn, dễ dấu dây, giá thành rẻ hơn so với contactor 3 pha dù không phổ biến hơn.

Contactor 1 pha còn được dùng để thay thế cho các loại công tắc, ổ cắm thông thường để tăng khả năng chịu dòng. Do nguyên lý điều khiển bằng điện từ nên dùng nhiều trong các ứng dụng điều khiển từ xa, đóng vai trò là thiết bị đóng, ngắt mạch công suất.

>>> Xem thêm: Giá 4 loại contactor 1 pha thông dụng, nên sử dụng loại nào?

Ký hiệu của contactor 1 pha trong mạch điện như hình sau. Cuộn dây đóng vai trò là nam châm điện tạo lực hút để đóng tiếp điểm, cuộn dây contactor 1 pha thông dụng nhất là loại 220V AC. Tiếp điểm là bộ phận đóng cắt trực tiếp tải, có khả năng cho dòng tải lớn đi qua.

Sơ đồ đấu dây là gì

Ký hiệu contactor 1 pha

Phân tích mạch 4 sơ đồ đấu dây contactor 1 pha

1. Mạch sử dụng công tắc

Các loại công tắc thông thường chỉ điều khiển được 1 pha (nóng hoặc nguội) và có công suất nhỏ nên thường được sử dụng trong mạch điều khiển.

Sử dụng contactor 1 pha khi ngắt điện sẽ ngắt cả 2 dây nóng và nguội, điều này sẽ an toàn hơn cho người sử dụng. Dòng hoạt động định mức của contactor 1 pha lên đến 60A, đủ để điều khiển các tải một pha công suất lớn.

Sơ đồ mạch điều khiển contactor dùng công tắc 2 vị trí như hình bên dưới. Mạch bên trái được vẽ trực quan dựa trên thiết bị thực tế, bên phải là sơ đồ nguyên lý mạch điện.

+ Cuộn dây của contactor một chân được nối với nguồn N, chân còn lại nối với nguồn L thông qua công tắc 2 vị trí.

+ Phía trên 2 tiếp điểm nối với nguồn 220V, phía dưới tiếp điểm nối với động cơ một pha, hoặc các thiết bị điện một chiều 2 dây.

Sơ đồ đấu dây là gì

Sơ đồ đấu dây contactor 1 pha dùng công tắc 2 vị trí

Nguyên lý hoạt động:

+ Ở trạng thái bình thường công tắc mở, cuộn dây K không được cấp điện nên tiếp điểm ở trạng thái mở, động cơ không hoạt động.

+ Khi có lực tác động làm công tắc 2 vị trí đóng thì cuộn dây K được cấp điện. Tạo lực hút tiếp điểm chuyển từ thường hở sang đóng, dòng điện đi từ nguồn qua tiếp điểm đến động cơ.

+ Khi tác động công tắc mở ra thì cuộn dây bị ngắt điện, nhờ lực lò xo tiếp điểm lúc này trả về vị trí ban đầu. Do đó tiếp điểm ở trạng thái hở động cơ ngừng hoạt động.

2. Kết nối với công tắc thông minh

Các loại công tắc thông minh điều khiển từ xa ngày càng thông dụng bởi ưu điểm là rẻ, tiện lợi, đa chức năng. Ngõ ra các loại công tắc này ở dạng rơ le, dòng tối ta từ 10 – 15A và chỉ ngắt ở một pha nguồn thích hợp điều khiển đèn, quạt máy bơm công suất nhỏ.

Công tắc thông minh có thể là công tắc điều khiển bằng sóng RF, Bluetooth, tin nhắn SMS, wifi. Contactor 1 pha được sử dụng kết hợp khi điều khiển các thiết bị điện có dòng lớn như bếp từ, máy lạnh, tủ lạnh, động cơ.

Sơ đồ đấu dây contactor 1 pha với công tắc thông minh được mô tả như sau:

+ Ngõ vào công tắc thông minh nối với nguồn 220V, ngõ ra nối với hai đầu cuộn dây contactor. Do đó ngõ vào công tắc không cần xác định dây nóng như khi điều khiển trực tiếp tải.

+ Hai cực trên của contactor nối với nguồn xoay chiều và 2 cực dưới nối trực tiếp với tải.

Sơ đồ đấu dây là gì

Đấu dây contactor với công tắc thông minh

Nguyên lý hoạt động:

Nhìn vào sơ đồ nguyên lý ta thấy nguyên lý mạch hoạt động tương tự như ở mạch công tắc 2 vị trí.

+ Khi công tắc thông minh chưa nhận lệnh điều khiển thì tiếp điểm rơ le bên trong mở, contactor mở nên động cơ không quay.

+ Khi công tắc thông minh nhận lệnh bật thiết bị thì tiếp điểm rơ le trong công tắc đóng, cuộn dây contactor có điện nên contactor đóng. Động cơ hoạt động trong trường hợp này.

Tham khảo video hướng dẫn đấu dây với công tắc điều khiển từ xa

https://www.youtube.com/watch?v=SI9cWr9dUos

3. Sơ đồ đấy dây dùng nút nhấn

Mạch sử dụng công tắc 2 vị trí có ưu điểm là đơn giản, nhưng có nhược điểm là khi mất điện thì mạch sẽ ở trạng thái chờ. Khi có điện trở lại thì thiết bị sẽ tiếp tục hoạt động, điều này sẽ rất nguy hiểm khi người dùng quên tắt thiết bị. Nguy có thể dẫn đến cháy nổ.

Do đó khi đấu trong các tủ điện hoặc hộp công tắc thì nên ưu tiên sử dụng 2 nút nhấn để bật và tắt riêng thay vì dùng công tắc. Do công tắc tơ 1 pha không có tiếp điểm phụ nên ta sẽ sử dụng thêm 1 relay 220V để tự giữ trạng thái nút nhấn ON sau khi nhã tay ra.

Sơ đồ mạch điện được thiết kế như hình bên dưới. Cuộn dây contactor 1 pha và relay được nối với nguồn thông qua mắc nối tiếp với hai nút nhấn ON và OFF. Tiếp điểm thường hở của relay sẽ mắc song song với nút nhấn ON. Tiếp điểm của contactor nối trực tiếp với tải.

Sơ đồ đấu dây là gì

Sơ đồ đấu dây contactor 1 pha sử dụng nút nhấn

Nguyên lý hoạt động của mạch:

+ Khi nhấn nút ON thì mạch điều khiển đóng kín, cuộn dây của contactor K và relay đều được cấp điện nên sẽ hút. Động cơ lúc này hoạt động và đồng thời tiếp điểm thường hở relay đóng lại. Vì thế sau khi nút nhấn ON mở ra dòng điện sẽ đi qua tiếp điểm relay, mạch vẫn kín.

+ Khi nhấn nút OFF thì mạch điều khiển hở, các cuộn dây contactor K và relay mất điện nên động cơ lúc này ngưng hoạt động. Đồng thời tiếp điểm của relay mở ra, nên sau khi nút nhấn OFF nhã ra thì động cơ không chạy lại. Tương tự như trường hợp mất điện, sau khi mất điện để động cơ chạy lại cần nhấn nút ON. Mạch an toàn cho người sử dụng và thiết bị điện.

4. Sơ đồ đảo chiều động cơ 1 pha 3 dây

Ở động cơ 1 pha 3 đầu dây sẽ có 2 cuộn dây được nối chung lại một điểm, 3 dây đó là dây chạy, dây đề và dây chung. Dây đề và dây chạy sẽ có giá trị điện trở khác nhau, cụ thể điện trở cuộn chạy nhỏ hơn cuộn đề. Do đó việc xác định hai cuộn dây này có thể dùng VOM để đo.

Thông thường khi đấu dây người ta sẽ đấu cuộn chạy nối tiếp với tụ nối với nguồn 220V, cuộn đề sẽ nối với 2 dây của nguồn. Khi muốn đảo chiều thì ta mắc cuộn đề nối tiếp với tụ nối với nguồn, cuộn chạy sẽ nối với 2 cực nguồn. Theo kinh nghiệm, khi chạy với chiều ngược lại thì có thể gây nóng cho động cơ.

Sơ đồ nguyên lý đảo chiều động cơ 1 pha như hình bên dưới.

Sơ đồ đấu dây là gì

Nguyên lý đảo chiều động cơ 1 pha 3 đầu dây

Sơ đồ đấu dây dưới đây sử dụng contactor 1 pha để đảo chiều động cơ 1 pha ra 3 đầu dây.

+ Ngõ vào của 2 contactor được nối chung với nguồn 220V. Dây chung của 2 cuộn dây sẽ nối với ngõ ra của hai contactor và nối với một cực của nguồn. Hai đầu dây còn lại mắc nối tiếp với tụ điện, và mỗi đầu dây sẽ mắc với một cực ngõ ra còn lại của 2 contactor.

+ Mỗi cuộn dây của contactor sẽ được nối với nguồn thông qua công tắc 2 vị trí.

Sơ đồ đấu dây là gì

Sơ đồ đấu dây contactor đảo chiều động cơ 1 pha

Nguyên lý hoạt động của mạch đảo chiều:

+ Khi bật công tắc thuận thì contactor chạy thuận K_T hút, tụ điện nối tiếp với cuộn 2 và nối với dây nguồn N. Dây chung nối với dây nguồn L, cuộn 1 nối song song với nguồn.

+ Khi bật công tắc nghịch thì contactor K_N hút, tụ nối tiếp với cuộn 1 và nối với dây nguồn N. Cuộn 2 mắc song song với nguồn.

>>> Xem thêm:

Contactor là gì – bài viết hay nhất về contactor

4 loại contactor 3 pha thông dụng nhất – so sánh, thông số từng loại

Giá 4 loại contactor 1 pha thông dụng, nên sử dụng loại nào?