Số điện thoại nhận otp là gì

Mỗi khi thực hiện các giao dịch trên website hay ứng dụng di động bạn thường được yêu cầu nhập mã OTP. Vậy, bạn có biết mã OTP là gì? nếu bị mất thì có cách lấy lại mã OTP hay không? Và nếu cung cấp mã OTP cho người khác có sao không?… Loạt thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay bên dưới.

1.Mã OTP là gì? chức năng và phân loại mã OTP

Dù bạn thường xuyên giao dịch và thanh toán trực tuyến nhưng chưa hẳn đã biết mã OTP là gì? có mấy loại? Và đây sẽ là câu trả lời!

Mã OTP là gì?

OTP chính là viết tắt của One Time Password – mật khẩu dùng 1 lần. Đây chính là mã xác thực gồm các dãy số hoặc ký tự được ngân hàng tạo ra.

Mã OTP thường chỉ dùng duy nhất 1 lần khi bạn thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến. Nó được xem là lớp bảo vệ cuối cùng trước khi bạn xác nhận hình thức giao dịch của mình.

Để đảm bảo an toàn khi thực hiện thanh toán, bạn cần phải nhập đúng mã OTP. Đồng thời, mã này có hiệu lực trong thời gian rất ngắn. Vì thế, nếu bạn nhập mã OTP không kịp thì buộc phải lấy lại mã mới bằng một lần đăng nhập khác.

Số điện thoại nhận otp là gì

Chức năng của mã OTP

Mã OTP được thiết lập để xác nhận các giao dịch khi khách hàng thanh toán. Nó là lớp bảo mật bên trong cùng mà hệ thống yêu cầu bạn phải nhập. Chức năng chính của mã OTP đó chính là:

  • Nâng tính bảo mật của các dịch vụ thanh toán online hoặc dịch vụ ngân hàng điện tử.
  • Giảm thiểu tối đa tình trạng rủi ro do hacker, lộ thông tin tài khoản
  • Giúp người dùng an tâm hơn trong mỗi lần giao dịch trực tuyến.

Có mấy loại mã OTP?

Mã OTP hiện nay được chia thành 3 loai, cụ thể như sau:

OTP SMS

Ma OTP SMS được xem là một loại có độ phổ biến cao, được hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam sử dụng. Với mã OTP này, bạn thường sẽ nhận được tin nhắn trực tiếp trên số điện thoại đã đăng ký.

Số điện thoại nhận otp là gì

Như vậy, mỗi lần bạn thực hiện thanh toán trực tuyến, chuyển tiền trên các ứng dụng điện tử ngân hàng thì sẽ xác nhận bằng mã OTP.

Không chỉ có vậy, khi bạn đăng ký Facebook, Zalo,… thì cũng được yêu cầu nhập mã OTP để xác thực.

OTP Smart

Đây chính là mã OTP kết hợp giữa OTP SMS và Token Key. Sự tiện dụng của mã này là tích hợp cả ứng dụng điện thoại và máy tính bảng.

Để sử dụng được mã OTP Smart này, bạn cần phải đăng ký với phía ngân hàng. Ngay sau khi đăng ký thành công, ứng dụng điện tử của bạn sẽ hoạt động và có xác nhận OTP mỗi lần giao dịch.

OTP Smart không thể sử dụng trên nhiều thiết bị, do đó tính bảo mật sẽ cao hơn so với các mã OTP khác.

Token Key

Token Key chính là phần chữ ký của khách hàng đã được mã hóa thành những con số gọi là mã. Thông thường, mã Token Key sẽ được tạo ngẫu nhiên và sử dụng duy nhất một lần cho mỗi giao dịch thanh toán.

Bạn có thể dùng mã Token Key ngay cả khi không có kết nối mạng. Hiện nay cũng có nhiều dịch vụ ngân hàng cung cấp mã Token. Tuy nhiên, để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần phải trả phí làm máy Token.

2.Cách lấy mã OTP SMS khi Không nhận được mã OTP 2022

Số điện thoại nhận otp là gì
Mã OTP là gì? Cách lấy lại mã OTP SMS, bị lộ mã OTP có sao không?

Lấy mã OTP thông qua tin nhắn SMS được xem là cách được nhiều ngân hàng áp dụng. Cách thức lấy mã OTP SMS như sau:

  • Bước 1: Bạn cần phải đăng ký SMS banking khi mở tài khoản ngân hàng
  • Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống intenet banking/ mobile banking của ngân hàng đó và lựa chọn hình thức giao dịch.
  • Bước 3: Khi bạn hoàn tất giao dịch thì hãy chọn mục “Lấy mã OTP” trên màn hình ứng dụng/ website.
  • Bước 4: Hệ thống sẽ tự động gửi mã OTP vào điện thoại của bạn đang dùng (số điện thoại đã đăng ký trước đó).
  • Bước 5: Hãy nhập mã OTP vừa được hệ thống gửi về và sau đó hoàn tất phiên giao dịch của mình.

Không phải trong tất cả các phiên giao dịch bạn đều nhập thành công mã OTP. Đôi lúc bạn nhập sai, nhập chậm,… hệ thống sẽ báo lỗi. Vậy, làm sao để lấy lại mã OTP nhanh nhất?

Cách lấy lại mã OTP SMS bằng đăng nhập mới

Trong trường hợp bạn nhập chậm hoặc nhập sai mã OTP thì lần giao dịch đó của bạn sẽ không thành công. Để lấy lại mã OTP, bạn có thể thoát ra khỏi ứng dụng trực tuyến và đăng nhập lại.

Theo đó, hệ thống sẽ gửi cho bạn một mã OTP khác về điện thoại. Bạn hãy nhập vào ứng dụng để xác minh thanh toán của mình. Đây là cách lấy lại mã OTP thông dụng nhất mà bạn có thể áp dụng.

Cách lấy lại mã OTP khi đổi điện thoại

Nếu bạn chỉ đổi điện thoại thôi thì không đáng lo ngại cho việc nhận mã OTP của mình. Bạn chỉ cần đem sim đã đăng ký nhận tin nhắn SMS trước đó qua điện thoại mới là được. Bởi khi thực hiện giao dịch, mã OTP vẫn sẽ được gửi về sim điện thoại đó của bạn.

Trong trường hợp khác, nếu bạn đổi điện thoại và đổi cả sim thì đương nhiên không thể nhận được mã OTP. Bởi vì, sim mới của bạn chưa được đăng ký để nhận tin nhắn.

Lúc này, bạn cần phải gọi đến tổng đài của ngân hàng, hủy dịch vụ đã đăng ký trước đó và bắt đầu đăng ký lại cho sim mới tại PGD gần nhất. Như vậy, bạn đã có thể nhận được mã OTP SMS cho sim mới của mình rồi đấy.

Cách lấy mã OTP tại PGD/ chi nhánh ngân hàng

Bạn thay đổi số điện thoại mới thì đương nhiên phải đăng ký lại để nhận được mã OTP. Để đăng ký, bạn cần phải đến PGD/ chi nhánh của ngân hàng để thực hiện.

Tuy nhiên, việc thay đổi số điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng đến các dịch vụ mà bạn đã đăng ký trước đó, chẳng hạn: Internet Banking, Mobile Banking,… Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng mỗi lần đổi số điện thoại nhé!

Nếu có thể, khi đến ngân hàng bạn hãy kết hợp hủy các dịch vụ cũ và đăng ký lại cho sim mới của mình các dịch vụ đó. Để thuận tiện cho việc đăng ký, bạn hãy nhớ mang theo CMND/ Thẻ CCCD đến để làm thủ tục.

4.Một số lưu ý khi sử dụng mã OPT bạn nên biết

Khi dùng mã OTP bạn cũng cần phải lưu ý đến một số điều quan trọng liên quan đến bảo mật, an toàn tối đa. Cụ thể như sau:

+ Bạn không nên chia sẻ mật khẩu hay mã OTP cho bất kỳ ai

+ Không nên dùng thiết bị lạ để đăng nhập tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch. Tốt nhất, bạn nên đăng xuất hoàn toàn và thay mã pin khác để nâng cấp bảo mật hệ thống.

+ Cân nhắc khi cho người khác mượn điện thoại để đảm bảo an toàn cho tài sản của bạn,

+ Nếu bạn mất điện thoại, hãy liên hệ đến tổng đài ngân hàng để được khóa tài khoản ngay. Điều này sẽ giúp bạn đề phòng kẻ xấu sử dụng chức năng OTP SMS giao dịch.

+ Bạn nên thường xuyên làm mới mật khẩu của mình để đảm bảo độ an toàn cho tài khoản.

+ Hãy đặt mật khẩu cho điện thoại của mình để phòng trường hợp bị đánh cắp.

+ Đừng quên kiểm tra thật kỹ càng số tiền và thông tin người nhận trước khi nhập mã OTP.

5.Hỏi/ đáp vài vấn đề liên quan khác

Ngoài những vấn đề trên, sẽ còn rất nhiều các thắc mắc khác từ phía khách hàng cần được giải đáp. Chẳng hạn:

Cung cấp mã OTP cho người khác có sao không?

Mã OTP là một đoạn mật mã dùng 1 lần, được cung cấp từ 3 đến 5 phút. Theo khuyến cáo từ ngân hàng, bạn không nên cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai. Bởi, họ có thể dùng mã này để truy cập vào hệ thống của bạn, đánh cắp thông tin và tài sản.

Thông thường, tổng đài chỉ là kênh hỗ trợ bạn khóa thẻ, khóa tài khoản khi gặp các sự cố trong giao dịch. Nếu bạn bị mất sim, mất điện thoại,… không nhận được mã OTP thì nên gọi đến tổng đài để thông báo và thực hiện khóa.

Còn việc lấy lại mã OTP liên quan đến bảo mật tài khoản nên bạn phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện. Tại đó, bạn cần phải xác minh danh tính, hoàn thành các thủ tục cần thiết thì mới có thể thực hiện đổi sim và đăng ký nhận mã OTP cho thiết bị mới.

Đăng ký OTP Internet banking có mất phí không?

OTP Internet banking được hiểu là mã xác nhận ngân hàng điện tử gửi tự động đến số điện thoại của bạn. Hầu hết các ngân hàng sẽ miễn phí khi đăng ký OTP Internet banking. Bởi đây là dịch vụ hỗ trợ khách hàng để tăng độ an toàn khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán trực tuyến.

Mã OTP được xem là lớp bảo mật hết sức quan trọng đối với khách hàng khi thực hiện giao dịch trực tuyến. Để đảm bảo an toàn, bạn nên nhập đúng mã OTP, không nên cung cấp cho bất cứ ai. Nếu có các vấn đề liên quan đến bảo mật, bạn hãy liên hệ ngay đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để được hỗ trợ ngay.

Đề Xuất dành cho bạn

Số điện thoại nhận otp là gì
>