Sinh thiết gan hết bao nhiêu tiền

Gan là một tạng lớn của cơ thể, nằm ở góc phần tư trên bên phải của bụng, ngay sau những xương sườn dưới cùng. Gan đảm nhiệm rất nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể.

  1. TỔNG QUAN VỀ SINH THIẾT GAN

Gan là một tạng lớn của cơ thể, nằm ở góc phần tư trên bên phải của bụng, ngay sau những xương sườn dưới cùng. Gan đảm nhiệm rất nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể.

Thủ thuật sinh thiết gan nhằm mục đích lấy một vài mẫu mô nhỏ từ nhu mô gan để làm các xét nghiệm. Thông qua đó, sinh thiết gan nhằm chẩn đoán bệnh lý của gan hoặc mức độ nặng hay nhẹ của các bệnh lý này. Lý do thường gặp nhất để tiến hành thủ thuật sinh thiết gan là để đánh giá các tổn thương dạng sẹo xơ hoặc u gan ở những người có bệnh gan mạn tính.

II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN LÀM SINH THIẾT GAN

Theo nguyên tắc chung, khuyến cáo chỉ làm sinh thiết gan nếu kết quả sinh thiết ảnh hưởng tới quyết định phương pháp điều trị. Một vài trường hợp có chỉ định sinh thiết gan thường gặp:

  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: là tình trạng tăng hàm lượng mỡ trong nhu mô gan. Sinh thiết gan ở trường hợp này để khẳng định chẩn đoán gan nhiễm mỡ hay không, và độ nhiễm mỡ gan. Đây là chỉ định phổ biến nhất của sinh thiết gan.
  • Một số bệnh gan, chẳng hạn viêm gan mạn tính do vi rút viêm gan B hay C, viêm đường mật nguyên phát, xơ gan nguyên phát, viêm gan tự miễn, bệnh Wilson. Sinh thiết gan trong những trường hợp này có thể cung cấp thông tin về mức độ bệnh.
  • Các trường hợp bệnh gan không rõ nguyên nhân hoặc có bất thường về xét nghiệm chức năng gan.
  • Đánh giá một khối u đã được phát hiện bằng một phương pháp chẩn đoán hình ảnh trước đó như siêu ấm, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.
  • Theo dõi gan sau ghép gan.
  • Sinh thiết gan có thể hữu ích trong một số tình huống như: sốt không rõ nguyên nhân ở những người mắc các bệnh lý về chuyển hóa hiếm gặp, bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc Methotrexate, và một vài rối loạn ít phổ biến khác.

III. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI SINH THIẾT

Trước khi tiến hành sinh thiết gan, thầy thuốc sẽ cho làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu. Nếu xét nghiệm chức năng đông máu bất thường, bệnh nhân sẽ có nguy cơ chảy máu sau sinh thiết.

Bạn nên liệt kê một danh sách các thuốc bản thân đang sử dụng, bao gồm cả các thuốc không kê đơn, thảo dược và vitamin. Trao đổi với bác sỹ của bạn trước khi làm sinh thiết để xem bạn có cần ngừng thuốc, thảo mộc hoặc vitamin tạm thời không.

1. NHỮNG THUỐC CẦN NGƯNG SỬ DỤNG TRƯỚC KHI SINH THIẾT GAN

  • Aspirin hoặc các thuốc có chứa Aspirin.
  • Các thuốc chống viêm không Steroid, ví dụ như thuốc có chứa Ibuprofen, naproxen… Trao đổi với bác sỹ hoặc dược sỹ nếu bạn không chắc chắn rằng những thuốc mình đang sử dụng có chứa các thành phần trên hay không.
  • Thuốc chống đông, ví dụ Warfarin (Coumadin)…
  • Một số loại thuốc tim mạch, ví dụ Abciximab, Dipyridamole, Ticlopidine, Clopidogrel…
  • Một số thảo dược, ví dụ dầu cá hoặc Ginkgo biloba.

Tuy nhiên bạn cũng ĐỪNG TỰ Ý DỪNG THUỐC MÀ KHÔNG HỎI Ý KIẾN BÁC SỸ ĐIỀU TRỊ.

2. XÉT NGHIỆM TRƯỚC SINH THIẾT GAN

Phổ biến nhất là siêu âm gan mật ngay trước khi sinh thiết nhằm giúp bác sỹ xác định được vị trí cần sinh thiết. Không phải tất cả trường hợp đều cần siêu âm. Bác sỹ làm sinh thiết sẽ quyết định có cần làm siêu âm hay không.

3. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRƯỚC KHI SINH THIẾT GAN

Bạn không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi làm thủ thuật sinh thiết. Bạn chỉ được ăn sáng nhẹ, chẳng hạn như uống trà hoặc bánh mì. Một số bác sỹ khuyên nên ăn một lượng nhỏ chất béo (chẳng hạn như bơ, phô mai) với bữa sáng, điều này giúp túi mật rỗng và làm giảm nguy cơ tổn thương túi mật trong quá trình sinh thiết.

IV. QUY TRÌNH SINH THIẾT GAN

Sinh thiết gan cần được tiến hành ở bệnh viện.

Trước khi sinh thiết bạn sẽ được bác sỹ hoặc điều dưỡng hỏi lại về tiền sử bệnh tật và tiền sử dị ứng. Bạn cũng sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc hoặc lấy máu xét nghiệm nếu cần.

Bạn không được ngủ trong suốt quá trình sinh thiết. Nếu khó chịu hoặc căng thẳng, bạn nên trao đổi với bác sỹ để được cho thuốc thích hợp.

Sinh thiết chỉ mất một vài giây từ khi kim sinh thiết được đưa vào cho tới khi rút ra khỏi nhu mô gan. Vết thương bề mặt da có thể được băng lại bằng một miếng gạc nhỏ mà không cần phải khâu.

  1. CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP

Sinh thiết gan là thủ thuật rất an toàn nếu được tiến hành bởi một bác sỹ giàu kinh nghiệm. Những vấn đề thường gặp nhất sau sinh thiết bao gồm đau nhẹ và giảm huyết áp nhẹ. Những tai biến nghiêm trọng như chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương các tạng quanh gan là rất hiếm gặp.

VI. CHĂM SÓC SAU SINH THIẾT

Sau khi sinh thiết, bạn sẽ được đề nghị nằm nghiêng sang bên phải và điều dưỡng sẽ định kỳ kiểm tra mạch và huyết áp. Lúc này bạn nên nằm thư giãn, có thể xem ti vi, đọc báo hoặc nói chuyện với người thân.

Ngoài việc nghỉ ngơi trong ngày làm sinh thiết, bạn cũng cần chú ý các hoạt động trong vòng 5 đến 7 ngày tiếp theo. Những ngày này, bạn không nên mang vật nặng quá 10kg, không dùng thuốc chống đông trong nhiều ngày, và vào viện ngay nếu gặp bất cứ biểu hiện nào dưới đây:

  • Đau nhiều ở vị trí sinh thiết hoặc vùng vaI
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Chảy máu từ vị trí sinh thiết
  • Sốt trên 38 độ
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi, vã mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Thấy có máu trong phân hoặc phân màu đen, hắc ín.

VII. KẾT QUẢ SINH THIẾT GAN

Thông thường sẽ có kết quả xét nghiệm trong khoảng vài ngày đến 1 tuần sau khi sinh thiết gan. Bạn có thể gọi điện thoại hoặc hẹn gặp bác sỹ để trao đổi về kết quả sinh thiết và phương pháp điều trị nếu cần.