Sau chuyển phôi bao lâu thì xét nghiệm beta

  • 17:46 21/08/2021
  • Xếp hạng 4.83/5 với 20445 phiếu bầu

Thụ tinh ống nghiệm là một phương pháp phổ biến thường được lựa chọn để điều trị hiếm muộn. Xét nghiệm beta hCG sau 14 ngày chuyển phôi có ý nghĩa rất quan trọng giúp xác định quá trình thụ thai có thành công hay không.

Video đề xuất:

Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?


Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp điều trị hiếm muộn, trong đó quá trình thụ tinh được diễn ra trong ống nghiệm, sau khi phôi thai hình thành sẽ được chuyển vào tử cung của người phụ nữ để tiếp tục phát triển.

Thụ tinh trong ống nghiệm thường trải qua các bước như sau:

  • Khám và đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng. Người vợ sẽ được làm các xét nghiệm định lượng hormone sinh dục, xét nghiệm máu kiểm tra có mắc các bệnh lây nhiễm và siêu âm phụ khoa. Trong khi đó, người chồng sẽ làm các xét nghiệm để đánh giá chất lượng tinh trùng và xét nghiệm các bệnh lây nhiễm.
  • Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong 9-11 ngày. Quá trình kích thích buồng trứng cần được theo dõi chặt chẽ để xác định được đúng thời điểm tiêm mũi kích rụng trứng.
  • Sau khi kích rụng trứng 36-40 giờ, người vợ sẽ được gây mê để chọc hút trứng trong khi người chồng sẽ được lấy tinh trùng.
  • Trứng và tinh trùng sẽ được chuyển thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. Quá trình nuôi cấy này thường diễn ra 2-5 ngày trước khi chuyển phôi vào tử cung người vợ. Quá trình thụ tinh có thể thu được nhiều phôi đạt chất lượng, một số phôi sẽ được chuyển vào tử cung, một số phôi sẽ được trữ đông để có thể sử dụng trong những lần chuyển phôi sau.
  • Chuyển phôi: Là bước rất quan trọng trong quá trình thụ tinh, bác sĩ sẽ chuyển phôi khi niêm mạc tử cung có đủ độ dày và chất lượng tốt, thuận lợi cho sự phát triển khi phôi được đặt vào tử cung.
  • Thực hiện xét nghiệm beta hcg sau chuyển phôi 14 ngày.
  • Theo dõi thai nếu quá trình thụ tinh thành công.

Nồng độ hCG ở người bình thường < 5 mUI/ml, ở phụ nữ có thai > 25 mUI/ml

Hormon hCG (Human Chorionic Gadonatropin) là hormon hướng sinh dục rau thai, được tiết ra rất sớm trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ngay khi trứng thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử cung, do đó hormone hCG là một chỉ điểm quan trọng giúp xác định tình trạng có thai , ngoài ra theo dõi nồng độ hCG trong thai kỳ giúp theo dõi sự phát triển của thai.

Nồng độ hCG ở người bình thường < 5 mUI/ml, ở phụ nữ có thai > 25 mUI/ml, nếu nồng độ trong khoảng 6-24 mUI/ml thì tình trạng có thai hay không chưa rõ, cần làm thêm các xét nghiệm và theo dõi để xác định. Nồng độ hCG thường thấp hơn thai nghén bình thường trong các trường hợp sảy thai, thai ngừng phát triển, thai ngoài tử cung. Nồng độ hCG cao trong các trường hợp phụ nữ mang đa thai, chửa trứng, thai ngoài tử cung,...

2.2. Vai trò của xét nghiệm beta hCG sau 14 ngày chuyển phôi

Bình thường sau 14 ngày chuyển phôi, người vợ sẽ đến bệnh viện để kiểm tra nồng độ beta hCG, nếu nồng độ beta hCG cao hơn 25mUI/ml là đã có thai. Do nồng độ hCG giai đoạn đầu thai kỳ tăng rất nhanh, thông thường nồng độ hCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 48-72 giờ, nên nếu sau hai ngày xét lại nồng độ beta hCG tăng khoảng 1,5 lần trở lên so với lần đầu thì chứng tỏ thai đang phát triển.

Nếu nồng độ beta hCG tăng thấp kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng âm ỉ kéo dài, ra máu âm đạo,... thì có thể phôi thai đang thoái triển, khả năng giữ thai thấp. Tuy nhiên, nếu được các bác sĩ xử trí tích cực và sau 48 giờ xét nghiệm lại, nồng độ hCG tăng ít nhất gấp đôi thì vẫn còn hy vọng giữ được thai.

Nếu kết quả xét nghiệm beta hCG sau 14 ngày chuyển phôi cao so với mức bình thường, thì có khả năng sẽ mang đa thai, tuy nhiên trong thời gian dưỡng thai chờ siêu âm, nếu có các dấu hiệu như ra máu âm đạo kèm đau bụng thì cần đến bệnh viện thăm khám kịp thời để loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung.

Nếu kết quả xét nghiệm nồng độ hCG sau 2 ngày không tăng hoặc giảm thì cần tiếp tục theo dõi. Nếu nồng độ hCG giảm < 5mUI/ml thì đã bị sảy thai. Trong trường hợp này, các phôi trữ đông sẽ được tiếp tục chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo.

Sau khi các phôi được cấy vào tử cung đã phát triển thành công, thai phụ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng phù hợp và đặc biệt là phải siêu âm và khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo quá trình mang thai được an toàn.

Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec đã hỗ trợ sinh sản cho hơn rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công trên 40%

Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec được thành lập từ tháng 11 năm 2014 với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia trình độ cao gồm các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ trong và ngoài nước. Đến nay, trung tâm đã hỗ trợ sinh sản cho hơn 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn trên khắp Việt Nam với tỉ lệ thành công trên 40%, tỉ lệ thành công này tương đương với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc,..

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số hotline 024 3974 3556 để được tư vấn và hỗ trợ.

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Chuyển phôi có đau không?

Thai kỳ sau chuyển phôi về cơ bản được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Việc theo dõi thai kỳ đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu cán đích an toàn.

Quá trình chuyển phôi thường phụ thuộc vào chất lượng hay độ dày của niêm mạc để đưa ra thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào chu kỳ kinh bình thường và mức độ đáp ứng của niêm mạc tử cung với thuốc chuẩn bị để lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi.

Đối với những chị em có vòng kinh ổn định thì giai đoạn niêm mạc tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thường ở mốc từ ngày 19-23 của kỳ kinh.

>>> Tìm hiểu thêm về Nên chuyển phôi số lượng bao nhiêu trong một chu kỳ IVF

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 3 thì phôi sẽ tiếp tục quá trình phát triển lên phôi nang và có hiện tượng phôi thoát màng, bắt đầu quá trình làm tổ của phôi. Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.

Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG (thường gọi tắt là đo beta) thì thường vào khoảng 14 ngày sau khi chuyển phôi.

Với những trường hợp thực hiện thụ tinh nhân tạo thì tuổi thai hoàn toàn có thể được tính theo những cách ở trên. Tuy nhiên, do ngày chuyển phôi được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh cá thể hóa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nên nếu sử dụng phương pháp tính ngày đầu kỳ kinh cuối có thể gây ra sai số trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, trong trường hợp chuyển phôi thì ta nên tính tuổi thai theo công thức:

Với phôi ngày 3: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 3 ngày.

Với phôi ngày 5: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 5 ngày.

Việc tính tuổi thai theo công thức này sẽ đánh giá chính xác được sự phát triển thai nhi.

>>> Tìm hiểu thêm về Tại sao tuổi thai lại tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối?

Nhìn chung thai kỳ sau chuyển phôi được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Theo đó, các cột mốc quan trọng mà các mẹ bầu cần nắm rõ, bao gồm:

Sau chuyển phôi bao lâu thì xét nghiệm beta

  1. Khoảng 2-3 tuần chính là thời điểm chuyển phôi.
  2. Thử thai dương tính ở mốc 4 tuần tương đương với 2 tuần sau khi chuyển phôi.
  3. Mốc khám, siêu âm thai đầu tiên là 5 tuần tương đương sau chuyển phôi 3 tuần: xác định vị trí và số lượng phôi thai.
  4. 12 tuần đầu: thăm khám và siêu âm 1-2 tuần một lần, đánh giá chính xác tuổi thai và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  5. Mốc khám thai quan trọng 12 tuần: Thực hiện sàng lọc dị bội double test, phát hiện các dị tật lớn, sàng lọc tiền sản giật.
  6. Tuần 16-18: Thực hiện Triple test (nếu 12 tuần không thực hiện xét nghiệm double test).
  7. Mốc khám thai quan trọng 22 tuần: Siêu âm đánh giá các chỉ số, các dị tật bẩm sinh, đánh giá phần phụ.
  8. Tuần 24-28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  9. Tuần 27-32: Điều trị dự phòng cho bệnh nhân Rh âm tính.
  10. Mốc khám thai quan trọng 32 tuần: Đánh giá bánh rau, sự hoàn thiện các hệ cơ quan, các chỉ số thai nhi.
  11. Từ tuần 36 trở đi: Kiểm tra monitor hàng tuần cho đến thời gian sinh.
  12. Tuần thứ 40: em bé được sinh ra.

>> Tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và những điều cần biết

———————–

Để biết thêm thông tin về chương trình xin vui lòng liên hệ:

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +(84-24) 3927 5568 ext 6820/6825

Email: