Sáng kiến kinh nghiệm làm quen với toán 3 tuổi

sáng kiến kinh nghiệm toán trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY TRẺ 3 - 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN

Người thực hiện: Lê Thị Thao
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Quảng Phú
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán

THANH HÓA, NĂM 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................2
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................1
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................1
2.3. Các giải pháp đã sử dụng.............................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................8
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................9



1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm
quen với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm
quen với toán ngay từ tuổi mầm non là việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết
giúp trẻ tìm tòi, quan sát, so sánh,...Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp
trẻ hình thành ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, bên cạnh
đó thì việc xác định vị trí trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên
- dưới, trước – sau, phải - trái của mình và của đối tượng khác trong không gian,
Trên thực tế khả năng định hướng trong không gian của trẻ còn hạn chế,
nhiều trẻ tới cuối độ tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và của đối
tượng khác và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác. Chính vì vậy mà tôi
chọn đề tài “Một số phương pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi làm quen với toán” Để làm
kinh nghiệm sáng kiến.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng trẻ 3 – 4 tuổi về vấn đề
làm quen với toán. Dựa trên kiến thức, quá trình tìm hiểu và tình hình thực tế
nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với toán. Sau
quá trình áp dụng các giải pháp, sáng kiến thực hiện, đánh giá hiệu quả mà giải
pháp đã đạt được.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Lớp mẫu giáo bé C1 (3 – 4 tuổi) Trường Mầm non Quảng Phú
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp thực nghiệm.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán” có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng
rất lớn đối với việc phát triển trí tuệ của trẻ. Cho trẻ “Làm quen với toán” nhằm
hình thành các biểu tưởng sơ đẳng ban đầu về toán sẽ cung cấp những kinh
1


nghiệm, những vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi liên quan đến cuộc sống thực
của trẻ, giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy xẩy ra trong cuộc sống hàng
ngày. Vậy tổ chức các hoạt động giáo dục như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến
thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với hoạt động cho
trẻ “Làm quen với toán”. Đây là một trong những hoạt động đòi hỏi độ chính
xác cao về kiển thức. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo
viên phải có tâm huyết với nghề, nắm chắc kiến thức, kĩ năng để tổ chức tốt các
hoạt động, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, linh hoạt sáng tạo trong việc
hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu
hình thành những kĩ năng học tập đối với hoạt động làm quen với biểu tượng
toán sơ đẳng. Đối với hoạt động này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian,
công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động mới
mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt
được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ.
Xuất phát từ đặc điểm khă năng nhận thức của trẻ đó là đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thế giới xung quanh.
Nên khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, ngay
từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã được hoạt động với đồ vật, qua đó mà trẻ đã dần dần
biết được sự khác nhau ró nét giữa to hơn - nhỏ hơn; cao hơn - thấp hơn, ít hơnnhiều hơn … với những dấu hiệu đặc trưng nhất. Song đến tuổi mẫu giáo, trí tuệ
và các giác quan của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, trẻ bắt đầu thích tìm hiểu,
khám phá và nhận biết được những kiến thức sơ đẳng nhất của toán học: về các
biểu tượng, các nhóm đối tượng, cách xếp tương ứng 1-1, về số lượng và các
con số 1,2 3...10. Hoạt động làm quen với toán giúp trẻ biết quan sát, phát hiện
những dấu hiệu nổi bật rõ nét về màu sắc, hình dạng, kích thước, chủng loại để

trẻ có thể tạo thành nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước. Làm quen với toán còn
giúp trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng ít hơn - nhiều hơn trong phạm
vi 10, về độ lớn (to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất), chiều cao (cao nhất, thấp hơn, thấp
nhất), chiều dài, chiều rộng giữa 2,3 nhóm đối tượng …Thông qua hoạt động
làm quen với toán còn giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình cơ bản
2


(vuông, tròn chữ nhật, tam giác), các khối(cầu, trụ, vuông, chữ nhật, tam giac),
biết định hướng trong không gian (phía trước, sau, phải, trái, trên, dưới…), nhận
biết về thời gian(hôm qua. Hôm nay, ngày mai…), nhận biết các con số trong
cuộc sống hàng ngày như ngày trên đốc lịch, giờ trên đồng hồ, số nhà, số điện
thoại, biển số xe, các số điện khẩn cấp: 113,114,115…
Có thể nói, những biểu tượng toán ban đầu của trẻ em xuất hiện thông qua
các hoạt động trải nghiệm hàng ngày, trong môi trường học tập phong phú và
hấp dẫn. Do đó, để hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ ở các độ tuổi
khác nhau thì giáo viên cần
Cung cấp các biểu tượng phù hợp với khả năng của từng độ tuổi.
Xây dựng được kế hoạch hoạt động hàng ngày cho trẻ, tạo được nhiều cơ
hội cho trẻ trải nghiệm các biểu tượng về toán qua các hoạt động hàng ngày như:
học tập, vui chơi…
Tạo và duy trì sự hứng thú, say mê của trẻ, phát triển thái độ tích cực của
trẻ đối với việc tham gia hoạt động làm quen với toán,
Phát triển tư duy, suy nghĩ của trẻ bằng cách đưa ra các câu hỏi mở,
khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết: Đã làm gì? Làm như thế nào?...
Tạo được môi trường trong và ngoài lớp phong phú, hấp dẫn trẻ kích thích
trẻ tò mò, khám phá, phân loại, so sánh…
Đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ phải dễ sử dụng, phù hợp với độ tuổi và đủ số
lượng cho từng trẻ.
Khi hướng dẫn một hoạt động cho trẻ làm quen, giáo viên cần giao nhiệm

vụ cho trẻ đồng thời cùng làm với trẻ, không hướng dẫn trẻ theo từng thao tác.
Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học.
2.2. Thực trạng các vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 201 – 201 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3
- 4 tuổi C1 - Trường Mầm non Quảng Phú, với số trẻ là 40 cháu. Ngay từ đầu
năm tôi đã tìm hiểu đặc điểm, tâm sinh lý trẻ và kết hợp kiểm tra kiến thức đầu
năm của hoạt động “làm quen với toán”. Đồng thời rà soát về cơ sở vật chất, tôi
thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
3


a) Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của ngành GD - ĐT, của Phòng Giáo dục - Đào tạo
Tp Thanh Hóa, cũng như Trường Mầm non Quảng Phú đã thường xuyên mở các
chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán của
các trường.
- BGH nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn cao. Thường xuyên
quan tâm giúp đỡ giáo viên khi gặp khó khăn, vướng mắc về chuyên môn. Sau
mỗi lần kiến tập chuyên đề của ngành GD - ĐT, của Phòng Giáo dục - Đào tạo
Tp Thanh Hóa, cũng như Trường Mầm non Quảng Phú thực hiện theo chương
trình Mầm non mới. BGH lại triển khai dạy mẫu để 100% giáo viên được học
tập tiếp thu.
- Các cháu đồng đều về lứa tuổi và được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của
phụ huynh. Trẻ cú nề nếp thói quen học tập tốt.
- BGH luôn bố trí dự giờ, kiến tập chéo trong trường, tham khảo các tiết
dạy của những giờ kiến tập trường bạn. Động viên khuyến khích kịp thời mỗi
khi giáo viên có những sáng tạo trong các hoạt động.
-Trao đổi rút kinh nghiệm trong tổ soạn bài, chị em đồng nghiệp giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. từ đó chúng tôi đã nâng cao được chất lượng dạy và học
b) Khó khăn.

* Đối với cô giáo:
- Đồ dựng học toán của trẻ 3 tuổi chưa có đủ, chưa hấp dẫn trẻ.
- Phương tiện về công nghệ thông tin còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục
trẻ trong trường Mầm non.
* Đối với trẻ:
- Nhiều trẻ đến lớp còn rụt rè, nhút nhát. một số chỏu đi học chưa đều
- Khả năng nhận biết của trẻ còn hạn chế.
c) Kết quả khảo sát.
- Từ thực trạng hiện nay ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và
phân loại chất lượng học sinh trên cơ sở đó tôi tìm ra giải pháp phù hợp giúp trẻ
4


lớp tôi học tốt môn Toán.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài như sau: Tổng số lượng của lớp
là 40 trẻ
STT

Mức độ đạt được

1

Loại tốt

2
3
4

Loại khá

Loại trung bình
Loại yếu

Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
Em điền
Để anh
vào
tính%
%
%
%

Đây là kết quả thấp so với yêu cầu đặt ra. Sau nhiều ngày suy nghĩ tôi
quyết định tìm 1 số phương pháp giúp trẻ lớp tôi học tốt môn Toán.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng
2.3.1. Giải pháp 1:Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học.
Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở
địa phương như: Gỗ vụn, hộp giấy, hột hạt … để tạo ra những đồ dùng học tập
đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù hợp
với từng chủ đề, chủ điểm.
Ví dụ: Tôi dùng muỗng nhữa làm chuồn chuồn,vỏ hộp sữa chua tạo ra con vịt
hoặc len quấn làm con gà, vỏ sò làm cá…
Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học toán về số lượng từ đó sẽ hấp
dẫn và lôi cuốn trẻ vào hoạt động
2.3.2. Giải pháp 2: Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học.
Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ tích cực
hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho hợp lý.
Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như:

Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng
mà không thụ động.
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài
nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học
cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng
Như vây cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được
5


kết hợp giáo dục trẻ bết dữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên
những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm
được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô
thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiển tra lẫn nhau, bày cho nhau
cách độc, cách đếm, cách chơi.
Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây này xếp thành hình vuông
Con có dùng dây này làm hình gì nữa ngoài hình vuông ?
Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biệp pháp, biết
giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình huống dễ
dạy.
2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng giờ dạy trên lớp.
Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng
trẻ vào không gian hoạt động.
Ví dụ: Đối với giờ định hướng không gian gió viên có thể tổ chức cho trẻ hoạt
động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề luật lệ phương tiên giao thông)
Để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người tham
gia thông để trẻ đễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ cảm
nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ nhận biết
mà nội dung vẫn không thay đổi.
2.3.4. Giải pháp 4: Cho trẻ khám phá hoạt động. thông qua việc ứng dụng

công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với toán
Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kĩ năng nhận biết so sánh màu
sắc, hình dạng, kích thước,tạo nhóm… các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Đếm từ 1 đến 5 (ở chủ đề PTGT)
Mục đích :
Trẻ biết đếm từ 1-5 số lượng các đối tượng
Nhận biết một số PTGT tên gọi, nơi hoạt động…
Chuẩn bị:
Cô copy những hình ảnh ôtô, xe máy, thuyền, tàu thuỷ…
Vào slide show tạo trang trình diễn cho các PTGT xuất hiện theo ý muốn.
Tiến hành:
Cho trẻ nghe và hát theo bài “Ô tô xe lửa”.
Cho trẻ quan sát ôtô và đếm số lượng
Lần lượt cho từng loại PTGT xuất hiện, cô yêu cầu trẻ gọi tên, nói nơi hoạt
6


động, đếm số lượng, chọn thẻ chấm tròn tượng ứng. Đây là phương pháp đạt
hiệu quả cao trong giờ học mà tôi đó thực hiện trờn lớp
2.3.5. Giải pháp 5: Luyện tập.
Để hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ tôi dành nhiều thời gian và
tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập, trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác
nhau.
+ Luyện tập qua các bài tập ứng dụng đa dạng, phong phú với các hình thức
khác nhau và sử dụng các loại phương tiện khác nhau.
+ Vận dụng các hiểu biết đã có để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tế.
+ Luyện tập qua trò chơi: với mỗi trò chơi cần nói rõ tên trò chơi, cách chơi, luật
chơi.
+ Luyện tập qua các môn học khác và các hoạt động khác.
Trong 1 tiết học tôi cũng dành nhiều thời gian hơn để luyện tập hơn là cung cấp

kiến thức. Tôi chỉ thiết kế và tổ chức các hoạt động và nêu trực tiếp tham gia
hoạt động, nhận xét kết quả của hoạt động và nêu biểu tượng cần hình thành.
Sau đó tôi chính xác hoá kết quả, kiểm tra kết quả bằng kỹ năng (nếu có) sau đó
khái quát hoá để hình thành biểu tượng.
VD1: Với hoạt động so sánh sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 đối tượng.
Tôi thiết kế hoạt động luyện tập cho trẻ tự xếp số lượng con mèo và con cá ra,
sau đó cho trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng và nhận xét, đưa ra biểu
tượng cần hình thành (nhiều hơn – ít hơn). Tôi chính xác hoá kết quả trẻ làm và
kiểm tra lại bằng kỹ năng ghép đôi.
VD2: Luyện tập qua trò chơi: 1 số trò chơi: Về đúng nhà (bến), tìm đúng đôi,
biểu đồ, phương tiện giao thông của bé (luyện tập nhận biết hình dạng và số
đếm) ghép đúng hình ban đầu (luyện nhận biết 4 hình) xếp que tính tạo thành
các hình đã học, gấp hình. ...
Mỗi 1 biểu tượng cần hình thành tôi đưa ra nhiều hình thức luyện tập đa dạng và
phong phú nên trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn, nhẹ nhàng hơn. Đây là 1
phương pháp rất có hiệu quả.
2.3.6. Giải pháp 6: Dùng lời nói: Đàm thoại, giảng giải, trò chuyện.
Phương pháp này có ỹ nghĩa quan trọng trong việc giúp trẻ nhận biết những đặc
điểm, thuộc tính, bản chất của đối tượng nhận thức. Tôi dùng phương pháp này
để mô tả, hướng dẫn, gợi ý hoặc hỏi trẻ nhằm hướng dẫn trẻ quan sát, đối chiếu,
so sánh, phân tích, khái quát hoá để nắm được những tri thức cần thiết. Phương
pháp này đòi hỏi phải sử dụng khéo léo, lời nói và câu hỏi của tôi phải ngắn gọn,
7


rõ ràng phù hợp với lứa tuổi trẻ lớp mình, và kinh nghiệm của trẻ, kích thích trẻ
huy động các thao tác tư duy. Tôi luôn tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được tham gia
trả lời và khuyến khích trẻ nói lên những ý kiến của bản thân.
VD: Với hoạt động nhận biết phân biệt hình tròn, hình vuông cho trẻ được trực
tiếp sờ đường bao của hình và đưa ra nhận xét. Cô đưa ra câu hỏi con sờ xung

quanh hình vuông thấy nó thế nào.
VD: Với hoạt động so sánh sự khác nhau rõ nét về chiều dài của 2 đối tượng. Cô
đưa ra câu hỏi gợi mở làm thế nào để biết băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ.
VD: Với hoạt động phân biệt to – nhỏ. Cô tạo tình huống làm thế nào để biết cái
bát màu đỏ nhỏ hơn cái bát màu xanh (đặt bát đỏ vào trong bát xanh).
2.3.7. Giải pháp 7: Phối hợp với phụ huynh.
Tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ
được thường xuyên luyện tập, củng cố các biểu tượng ban dầu về toán ở mọi lúc
mọi nơi, từ đó tạo cho trẻ chú ý với các sự vật hiện tượng xung quanh mỡnh và
kết hợp với phụ huynh để có thể khi ở nhà với những kiến thức đó học bố mẹ có
thể khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc trong gia đình theo chỉ dẫn của
cha mẹ.Như vậy cha mẹ có vai trò rất quan trọng và cần thiết hỗ trợ rất nhiều
cho trẻ trong việc hình thành các biểu tượng toán. Qua một thời gian trao đổi tôi
nhận thấy trẻ tiến bộ rừ rệt về cỏch nhận thức đối với bộ mụn toán, đồng thời
phụ huynh còn giúp tôi sưu tầm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng
dạy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau một năm thực hiện các phương pháp và hình thức cho trẻ 3 – 4 tuổi
lớp tôi làm quen với toán. Trong suốt năm học tôi đã theo dõi và đánh giá kết
quả phát triển nhận thức ở hoạt động làm quen với toán có lớp tôi như sau: Tổng
số lượng của lớp là 40 trẻ.
Kết quả so sánh đối chứng

T
T
1
2

Phân loại


Đầu năm
Cuối năm
Tăng
Số
Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số
Tỷ
lượn
lượn
lượn
lệ
g
g
g

Loại tốt
Loại khá
8

Giảm
Số Tỷ lệ
lượn
g


3
4

Loại trung
bình

Loại yếu
Trong quá trình thực hiện các phương pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hình thành

biểu tượng ban đầu về toán tôi rút ra 1 số kinh nghiệm sau:
-Hãy luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động, cô giáo hãy là người
hướng dẫn, động viên trẻ làm tốt hơn. Đó chính là điểm mới của chương trình
giáo dục Mầm non mới
- Cần nghiên cứu kỹ đối tượng trẻ lớp mình giảng dạy về tâm sinh lý cũng
như khả năng nhận thức của từng trẻ.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc hình thành các biểu tượng toán ở
từng hoạt động sao cho phù hợp với thực tế của từng địa phương mình.
- Xây dựng giáo án, tiết dạy sao cho mềm dẻo “Học bằng chơi, chơi mà
học” mà vẫn đạt yêu cầu nhiệm vụ của Phòng và Ban giám hiệu đã chỉ đạo.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi sinh động, hấp dẫn.
- Xây dựng môi trường học tập cho phù hợp.
- Phối hợp với gia đình để nâng cao khả năng phát triển nhận thức cho trẻ
đặc biệt là hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi từ đó có
phương pháp tác động kịp thời.
3. Kết luân, kiến nghị
3.1. Kết luận
Như chúng ta đã biết: " Làm quen với toán " là môn học rất khó đối với
trẻ nhưng để trẻ học được và hứng thú học thì người giáo viên phải biết vận
dụng tích cực các phương pháp dạy học tìm ra cách truyền thụ kiến thức cho trẻ
giúp trẻ dễ hiểu và nhằm nâng cao kiến thức cho trẻ nhận biết một cách dễ dàng
hơn.
Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các môn học khác
nói chung và môn "Làm quen với toán nói riêng", tôi thấy nhận thức của trẻ
trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn sao với cách làm cũ.
3.2. Kiến nghị
9



Để đề tài được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong hiện tại và trong
năm tiếp theo tôi có 1 số kiến nghị sau:
- Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các cấp có thẩm quyền đầu tư
hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đầy đủ để phục vụ cho quá trình
giảng dạy cho mọi hoạt động nói chung và bộ môn toán nói riêng
- Mở thêm nhiều chuyên đề thao giảng để giáo viên được tham dự để
nâng cao các giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cũng như trẻ ở các lứa tuổi khác hình
thành các biểu tượng ban đầu về toán được nâng cao hơn về chất lượng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt
thời gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến đóng góp
chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các
cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con
đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
Thanh Hóa, ngày ... tháng ... năm 2017
Nhận xét của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
Nhiệm của mình, không sao chép nội dung
Của người khác

Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Thao

10




MỘT số BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 4 TUỔI học tốt môn TOÁN TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.32 KB, 13 trang )

PHÒNG GD VÀ ĐT TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG BÁCH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI
HỌC TỐT MÔN TOÁN- TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoàng Bách
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

Hoàng Bách,, tháng 03/2018


MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I - Lý do chọ n đề tài:
II - Mục đích của đề tài:
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I - Cơ sở lý luận:
II - Thực trạng
III. Một số biện pháp
IV. Kết quả thực hiện.
V. Kết luận


VI. Bài học kinh nghiệm.
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.

Trang
2
2
3
3
3
4
4
5
6
10
11
11
11

1


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài:
" Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan"
Chắc có lẽ trong mỗi chúng ta những người làm cha, làm mẹ không ai là
không biết đến câu thơ trên và đối những người chăm sóc trực tiếp, giáo dục trẻ
nó là mục đích, phương pháp, của mọi thời kỳ. Chúng ta đang sống trong thế kỷ
XXI. Thế kỷ của một nền khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại. Chính
vì thế toán học trở nên cần thiết, nó góp phần không nhỏ cho sự phát triển của

đất nước. Như chúng ta đã biết toán học là một môn khoa học xuất hiện rất sớm
trong lịch sử loài người. Nó đóng vai trò quan trọng trong kho tàng khoa học
hiện đại tiên tiến trên thế giới. Trong xã hội hiện nay khi nền khoa học kỹ thuật
phát triển ngày càng cao đòi hỏi mỗi người phải có vốn hiểu biết toán học để
đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và trong chương trình
dạy trẻ mầm non thì hệ môn toán chiếm vị trí rất quan trọng, nó giúp trẻ làm
quen với các khái niệm đơn giản ban đầu về toán học. Mặt khác môn toán giúp
cho trẻ biết cách tư duy về các biểu tượng trong toán học, suy nghĩ về toán học,
khuyến khích trẻ ham học hỏi tò mò và thích khám phá những điều mới lạ của
trẻ thơ chuẩn bị tốt cho con đường bước vào tiểu học đó là điều quan trọng nhất.
Bản thân tôi là một giáo viên năm công tác cũng chưa nhiều với các bộ
môn trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Bộ môn toán là bộ
môn tôi gặp nhiều khó khăn và cũng là môn học tự nhiên khi dạy trẻ tụi cảm
thấy rất khó cứng. Do vậy tôi rất băn khoăn làm thế nào để truyền đạt cho trẻ
những con số, phép tính, kích thước, định hướng trong không gian … vốn mang
tớnh nhàm chán khiến trẻ ít hứng thú trong học tập đó là câu hỏi đặt ra hàng
ngày, hàng giờ học làm cho tôi phải suy nghĩ rất nhiều, tôi nhất định không chịu
bó tay cũng không chịu thất bại, tôi tìm tòi mọi cách để cải tiến, khắc phục đưa
môn toán vào tìm tòi và khám phá không những cho bản thõn tôi mà con cho tất
cả các cháu.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong nền giáo dục quốc dân.
Trong tất cả các môn học, các hoạt động thì việc hình thành các biểu tượng sơ
đẳng ban đầu về toán là một vấn đề cần thiết. Trẻ có khả năng làm quen với các
sự vật, hiện tượng, trẻ thích nghi với các hoạt động khác nhau. Qua các hình
thức hoạt động dần dần trẻ có khái niệm về thế giới xung quanh, rồi có nhu cầu
muốn hiểu biết đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng về hình dạng, kích
thước, vị trí và cách sắp xếp của chúng. Tất cả những hiểu biết của trẻ tích luỹ từ
những kinh nghiệm của trẻ cùng với sự hướng dẫn của cô giáo và người lớn. Sự
hiểu biết đó là cơ sở hình thành các biểu tượng về toán học nhằm giúp trẻ hình

thành và phát triển các năng lực trí tuệ: cảm giác, tư duy, ngôn ngữ, phát triển
khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng...
Cho trẻ làm quen với toán tạo tiền đề cho trẻ vào lớp một. Nhiệm vụ của
cô mẫu giáo là chuẩn bị cơ sở và kiến thức sơ đẳng về các biểu tượng toán. Giúp
trẻ học tốt bộ môn toán ở lớp một. Góp phần to lớn trong việc phát triển toàn
diện và hình thành nhân cách cho trẻ. Hiểu rõ tầm quan trọng của bộ môn tôi
2


thấy cần phải cung cấp và cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học, làm thế
nào để trẻ say mê học và nhận biết sâu rộng về bộ môn này.
Vì vậy đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải có vốn hiểu biết về toán học
nhất định. Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo thì việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với
những biểu tượng toán sơ đẳng là một cơ hội tốt để sớm hình thành cho trẻ
những khả năng quan sát phát triển tìm tòi, so sánh, phân tích. Tăng cường khả
năng ngôn ngữ và tư duy lôgic, quá trình hình thành các biểu tượng toán ban đầu
về toán học cho trẻ, đã góp phần hình thành nhân cách ngay từ thuở ấu thơ. Song
để phát huy được vai trò đó thì không thể thiếu được sự giúp đỡ, hướng dẫn của
người lớn mà đặc biệt là cô giáo.
Vậy làm thế nào để trẻ tiếp thu những biểu tượng toán sơ đẳng một cách
hiệu quả nhất thì người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý phải hiểu
rõ về trẻ từ đó, có phương pháp phù hợp cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ
đẳng một cách khoa học nhằm lôi cuốn sự hứng thú của trẻ, biến hoạt động học
thành hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, để kiến thức đến với trẻ một cách tự
nhiên, khắc sâu vào tâm trí trẻ. Điều này rất cần thiết cho hoạt động học tập sau
này của trẻ
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm
quen với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm
quen với toán ngay từ tuổi mầm non là việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết
giúp trẻ tìm tòi, quan sát, so sánh, ...Thông qua hoạt động làm quen với toán

giúp trẻ hình thành ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, bên
cạnh đó thì việc xác định vị trí trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí
trên - dưới, trước – sau, phải - trái của mình và của đối tượng khác trong không
gian.
Trên thực tế khả năng định hướng trong không gian của trẻ còn hạn chế,
nhiều trẻ tới cuối độ tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và của đối
tượng khác và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác. Chính vì vậy mà tôi
chọn đề tài “Một số phương pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi làm quen với toán. Để làm
kinh nghiệm sáng kiến.
II - Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu vấn đề này là để tìm cách vận dụng đổi mới phương pháp
giáo dục để áp dụng vào bài học khi hướng dẫn trẻ làm quen với toán đạt kết quả
cao.
III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn toán tại
lớp D4 Trường Mầm non Quảng Thọ nơi tôi trực tiếp giảng dạy.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời.
- Phương pháp dùng lời đàm thoại
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán.

3


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I - Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc
dân đặt nền tảng cho việc giáo dục con người. Trường mầm non là cái nôi nuôi

dưỡng mầm non tương lai cho đất nước. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ ở lứa
tuổi mầm non là rất quan trọng và vô cùng cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển
toàn diện. ở lứa tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản, đó là
sự chuyển tư duy bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong có cơ chế nhập
tâm, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đó là giai đoạn phát triển cả về trí tuệ và
thể lực. ở giai đoạn này với sự phát triển tâm lý của trẻ, sự giáo dục của người
lớn và nhất là vai trò của cô giáo mầm non sẽ giúp cho trẻ hoàn thiện một cách
tốt đẹp về mọi phương diện để hình thành nhân cách con người. Giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển tòan diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp- và mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển tòan
diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ ngôn ngữ. Hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách. Do vậy giáo dục Mầm Non là bậc hoạc đầu tiên của hệ
thống giáo dục quốc dân đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục, giúp trẻ
hình thành phát triển nhân cách con người. Mà viêc hình thành các biểu tưởng
toán học sơ đẳng cho trẻ Mầm Non đặc biệt là mục tiêu phát triển trí tuệ cho trẻ
lứa tuổi Mầm Non và một phần không thể thiếu được cho việc hình thành biểu
tượng toán sơ đẳng cho trẻ là nội dung “Một số biện pháp giúp trẻ làm quen biểu
tượng số lượng” là cơ sở cho trẻ học các phép tính đại số sau này ở trường phổ
thông và giúp trẻ hiểu sau sắc hơn khái niệm đơn vị, hiểu bản chất của các phép
tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ thông sau này…. Việc cho trẻ mẫu giáo
lớn làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, bởi
thông qua các bài tập về miêu tả sự vật, phân loại, xếp thứ tự. số lượng, định
hướng trong không gian và thời gian … trẻ sẽ có cơ hội phát triển óc quan sát,
khả năng phát hiện đối tượng, biết so sánh, phán đoán, phân tích, tổng hợp, rèn
luyện phát triển tư duy và một số kỹ năng khác.
Bên cạnh đó, việc hình thành cho trẻ các biểu tượng toán sơ đẳng mà giáo
viên đã làm chính xác hóa các biểu tượng, những kiến thức và kỹ năng cần thiết
cho trẻ, đồng thời cũng cố tri thức đã biết (hình dạng, kích thước, số lượng…)
Qua đó, giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, hoàn thiện về mọi mặt, vì trong giờ học
toán trẻ phải thực hành, trẻ phải trả lời các câu hỏi cô giáo đặt ra và được nêu

lên những suy nghĩ của mình về vấn đề mà trẻ quan tâm. Ngoài ra việc sử dụng
ngôn ngữ toán học thường xuyên sẽ giúp trẻ hiểu được chính xác các biểu tượng
mà không bị nhầm lẫn hay sai lệch. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn.
Không chỉ dừng lại trong việc góp phần phát triển khẳ năng chú ý, ghi
nhớ, tưởng tượng có mục đích của trẻ, rèn luyện các khẳ năng phân tích, tổng
hợp và tư duy logic góp phần hoàn thiện phát triển năng lực cảm giác, tri giác,
thúc đẩy tính tò mò, sự ham hiểu biết ở trẻ. Mà thông qua việc tiếp xúc với sự
vật hiện tượng, đồ vật và các khái niệm về hình như hình tam giác, hình chữ
nhật, hình vuông, hình tròn, trẻ hiểu được các khái niệm toán học (hình dạng,
màu sắc,…) đó là những khái niệm cơ bản để hình thành những tri thức sau này
cho trẻ. Đồng thời toán học còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng
4


ngày cho trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển quá trình tâm lý như tư duy hành
động, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, để việc hình thành các biểu
tượng toán học ban đầu cho trẻ mẫu giáo lớn đạt được kết quả cao, bên cạnh
việc hướng dẫn của giáo viên, đồng thời giáo viên phải luôn tìm ra cho trẻ
những tình huống để trẻ tự tìm tòi, khám phá, giúp trẻ đúng lúc, đúng chỗ,
không mang tính gò ép hay áp đặt trẻ.
Cho trẻ làm quen với toán sơ đẳng là góp phần phát triển khả năng chú ý,
ghi nhớ có mục đích của trẻ, rèn luyện thao tác tư duy, so sánh, phân tích tổng
hợp, khái quát hoá. Các kỹ năng này góp phần hoàn thiện phát triển năng lực,
cảm giác, tri giác, thúc đẩy tính tò mò sự ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình
tiếp xúc với kiến thức ở trẻ phải có sự tham gia tích cực của các giác quan chủ
yếu là thị giác, xúc giác và trẻ sử dụng ngôn ngữ để khái quát lên kiến thức mà
trẻ nhân được.
Như chúng ta đã biết thực trạng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 tuổi là:
Trẻ có khả năng nhận thức đánh giá, phân tích đối tượng mà trẻ tri giác.
Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng đếm thành thạo trong phạm vi từ 1 đến 10

nắm vững thứ tự gọi tên các số.
Trẻ biết thêm bớt phân chia nhóm các đối tượng thành hai phần trong
phạm vi 10 thành thạo.
Trẻ có khả năng đo các đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau, nắm
được kỹ năng so sánh các đối tượng về chiều dài, chiều rộng, chiều cao, độ lớn.
Trẻ ở lứa tuổi này đã phân biệt rõ hình, nắm gần như chắc chắn các khối,
các mặt của khối như thế nào? chứng tỏ hiểu biết về không gian trong nhận thức
của trẻ đã hình thành. Trẻ phân biệt rất rõ về các khối cách tạo ra các khối.
Dựa vào đặc điểm trên của trẻ mà trong quá trình giáo dục trẻ làm quen
vơí toán giáo viên phải là người làm phát huy được tính sáng tạo và tính tích cực
hoạt động của trẻ.
II - Thực trạng
1 - Thuận lợi
- Được sự quan tâm của ngành GD - ĐTSầm Sơn đã thường xuyên mở
các chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán
của các trường.
- BGH nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn cao. Thường xuyên
quan tâm giúp đỡ giáo viên khi gặp khó khăn, vướng mắc về chuyên môn. Sau
mỗi lần kiến tập chuyờn đề của ngành GD - ĐT thực hiện theo chương trình
Mầm non mới. BGH lại triển khai dạy mẫu để 100% giáo viên được học tập tiếp
thu.
- Các cháu đồng đều về lứa tuổi và được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của
phụ huynh. Trẻ cú nề nếp thói quen học tập tốt.
- BGH luôn bố trí dự giờ, kiến tập chéo trong trường, tham khảo các tiết
dạy của những giờ kiến tập trường bạn. Động viên khuyến khích kịp thời mỗi
khi giáo viên có những sáng tạo trong các hoạt động.
-Trao đổi rút kinh nghiệm trong tổ soạn bài, chị em đồng nghiệp giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. từ đó chúng tôi đã nâng cao được chất lượng dạy và học
5



b) Khó khăn.
* Đối với cô giáo:
- Đồ dựng học toỏn của trẻ 3 tuổi chưa cú đủ, chưa hấp dẫn trẻ.
- Phương tiện về công nghệ thông tin còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục
trẻ trong trường Mầm non.
* Đối với trẻ:
- Nhiều trẻ đến lớp còn rụt rè, nhút nhát. một số chỏu đi học chưa đều
- Khả năng nhận biết của trẻ còn hạn chế.
c) Kết quả khảo sát.
- Từ thực trạng hiện nay ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và
phân loại chất lượng học sinh trên cơ sở đó tôi tìm ra biện pháp phù hợp giúp trẻ
lớp tôi học tốt môn Toán.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài như sau: Tổng số lượng của lớp
là 28 trẻ
STT
Mức độ đạt được
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
1
Loại tốt
6
21%
2
Loại khá
7
25%
3

Loại trung bình
7
25%
4
Loại yếu
8
29%
Đây là kết quả thấp so với yêu cầu đặt ra. Sau nhiều ngày suy nghĩ tôi
quyết định tìm 1 số phương pháp giúp trẻ lớp tôi học tốt môn Toán.
III. Một số biện pháp
1. Biện pháp 1:Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học.
Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có
sẵn ở địa phương như: Gỗ vụn, hộp giấy, hột hạt … để tạo ra những đồ dùng học
tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù
hợp với từng chủ đề, chủ điểm.
Ví dụ: Tôi dùng muỗng nhữa làm chuồn chuồn,vỏ hộp sữa chua tạo ra con
vịt hoặc len quấn làm con gà, vỏ sò làm cá…
Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học toán về số lượng từ đó sẽ
hấp dẫn và lôi cuốn trẻ vào hoạt động
2. Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học.
Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ
tích cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao
cho hợp lý.
Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như:
Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng
mà không thụ động.
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài
nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học
cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng

6


Như vây cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được
kết hợp giáo dục trẻ bết dữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên
những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm
được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô
thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiển tra lẫn nhau, bày cho nhau
cách độc, cách đếm, cách chơi.
Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây này xếp thành hình vuông
Con có dùng dây này làm hình gì nữa ngoài hình vuông ?
Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biệp pháp,
biết giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình
huống dễ dạy.
3. Biện pháp 3: Xây dựng giờ dạy trên lớp.
Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, đối
tượng trẻ vào không gian hoạt động.
Ví dụ: Đối với giờ định hướng không gian gió viên có thể tổ chức cho trẻ
hoạt động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề luật lệ phương tiên giao thông)
Để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được
người tham gia thông để trẻ đễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời
thì trẻ cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực
dễ nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi.
4. Biện pháp 4: Cho trẻ khám phá hoạt động thông qua việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với toán
Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kĩ năng nhận biết so sánh
màu sắc, hình dạng, kích thước,tạo nhóm… các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Đếm từ 1 đến 5 (ở chủ đề PTGT)
Mục đích:
Trẻ biết đếm từ 1-5 số lượng các đối tượng

Nhận biết một số PTGT tên gọi, nơi hoạt động…
Chuẩn bị:
Cô copy những hình ảnh ôtô, xe máy, thuyền, tàu thuỷ…
Vào slide show tạo trang trình diễn cho các PTGT xuất hiện theo ý muốn.
Tiến hành:
Cho trẻ nghe và hát theo bài “Ô tô xe lửa”.
Cho trẻ quan sát ôtô và đếm số lượng
Lần lượt cho từng loại PTGT xuất hiện, cô yêu cầu trẻ gọi tên, nói nơi
hoạt động, đếm số lượng, chọn thẻ chấm tròn tượng ứng. Đõy là phương phỏp
đạt hiệu quả cao trong giờ học mà tụi đó thực hiện trờn lớp
* Biện pháp 5: Luyện tập.
Để hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ tôi dành nhiều thời
gian và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập, trải nghiệm dưới nhiều hình
thức khác nhau.
+ Luyện tập qua các bài tập ứng dụng đa dạng, phong phú với các hình
thức khác nhau và sử dụng các loại phương tiện khác nhau.
+ Vận dụng các hiểu biết đã có để giải quyết các tình huống cụ thể trong
thực tế.
7


+ Luyện tập qua trò chơi: với mỗi trò chơi cần nói rõ tên trò chơi, cách
chơi, luật chơi.
+ Luyện tập qua các môn học khác và các hoạt động khác.
Trong 1 tiết học tôi cũng dành nhiều thời gian hơn để luyện tập hơn là
cung cấp kiến thức. Tôi chỉ thiết kế và tổ chức các hoạt động và nêu trực tiếp
tham gia hoạt động, nhận xét kết quả của hoạt động và nêu biểu tượng cần hình
thành. Sau đó tôi chính xác hoá kết quả, kiểm tra kết quả bằng kỹ năng (nếu có)
sau đó khái quát hoá để hình thành biểu tượng.
VD1: Với hoạt động so sánh sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 đối

tượng. Tôi thiết kế hoạt động luyện tập cho trẻ tự xếp số lượng con mèo và con
cá ra, sau đó cho trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng và nhận xét, đưa ra
biểu tượng cần hình thành (nhiều hơn – ít hơn). Tôi chính xác hoá kết quả trẻ
làm và kiểm tra lại bằng kỹ năng ghép đôi.
VD2: Luyện tập qua trò chơi: 1 số trò chơi: Về đúng nhà (bến), tìm đúng
đôi, biểu đồ, phương tiện giao thông của bé (luyện tập nhận biết hình dạng và số
đếm) ghép đúng hình ban đầu (luyện nhận biết 4 hình) xếp que tính tạo thành
các hình đã học, gấp hình....
Mỗi 1 biểu tượng cần hình thành tôi đưa ra nhiều hình thức luyện tập đa
dạng và phong phú nên trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn, nhẹ nhàng hơn.
Đây là 1 phương pháp rất có hiệu quả.
* Biện pháp 6: Dùng lời nói: Đàm thoại, giảng giải, trò chuyện.
Phương pháp này có ỹ nghĩa quan trọng trong việc giúp trẻ nhận biết
những đặc điểm, thuộc tính, bản chất của đối tượng nhận thức. Tôi dùng phương
pháp này để mô tả, hướng dẫn, gợi ý hoặc hỏi trẻ nhằm hướng dẫn trẻ quan sát,
đối chiếu, so sánh, phân tích, khái quát hoá để nắm được những tri thức cần
thiết. Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng khéo léo, lời nói và câu hỏi của tôi
phải ngắn gọn, rõ ràng phù hợp với lứa tuổi trẻ lớp mình, và kinh nghiệm của
trẻ, kích thích trẻ huy động các thao tác tư duy. Tôi luôn tạo cơ hội cho mọi trẻ
đều được tham gia trả lời và khuyến khích trẻ nói lên những ý kiến của bản thân.
VD: Với hoạt động nhận biết phân biệt hình tròn, hình vuông cho trẻ được
trực tiếp sờ đường bao của hình và đưa ra nhận xét. Cô đưa ra câu hỏi con sờ
xung quanh hình vuông thấy nó thế nào.
VD: Với hoạt động so sánh sự khác nhau rõ nét về chiều dài của 2 đối
tượng. Cô đưa ra câu hỏi gợi mở làm thế nào để biết băng giấy xanh dài hơn
băng giấy đỏ.
VD: Với hoạt động phân biệt to – nhỏ. Cô tạo tình huống làm thế nào để
biết cái bát màu đỏ nhỏ hơn cái bát màu xanh (đặt bát đỏ vào trong bát xanh).
* Biện pháp 7. Tổ chức dạy kết hợp với đi dạo, tham quan, hoạt động
ngoài trời

Cô hướng dẫn trẻ quan sát nhận biết các vật có hình dạng, kích thước, số
lượng, vị trí của chúng trong không gian.
Cô cho trẻ quan sát nhận biết cây cao - cây thấp; lá này to hơn - lá kia nhỏ
hơn; là này dài hơn - lá kia ngắn hơn; lá này màu gì - hoa màu gì. Hoặc cho trẻ
nhận xét cô cao hơn hay cháu cao hơn, bạn A cao nhất - bạn B thấp hơn - ban C
thấp nhất.
8


Hoặc có thể cho trẻ nhận biết được vị trí của các đồ vật, đồ chơi với nhau,
vị trí của các bạn với nhau…
* Biện pháp 8. Tổ chức ở mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày.
Cô giáo cần tận dụng linh hoạt ở mọi thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày
để dạy trẻ. Cô có thể giới thiệu cho trẻ được làm quen hoặc vận dụng những
điều đã biết. Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể để hướng dẫn trể sử dụng đúng từ: to
nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất, rộng nhất - hẹp hơn, hẹp nhất, cao nhất - thấp hơn, thấp
nhất, dài nhất -ngắn hơn, ngắn nhất - nhiều hơn - ít hơn..., tập đếm, so sánh 2
nhóm, thêm bớt.
Ví dụ 1: Giờ đón trẻ. Cho trẻ chơi với đồ chơi tự chọn. Cho trẻ lắp ghép
theo ý thích hoặc theo yêu cầu: Xếp các đồ vật giường, tủ, nhà, bàn ghế....
Xếp theo mẫu: Xếp tạo nhóm theo dấu hiệu cho trước, tạo nhóm thêm bớt
trong phạm vi 3.
Ví dụ 2: Khi trẻ chơi xong hoặc khi cho trẻ lau chùi cất đồ chơi. Tập cho
trẻ biết xếp riêng từng loại đồ dùng, đồ chơi có hình dạng kích thước giống
nhau, biết cất đồ dùng đúng nơi quy định theo yêu cầu (cất vào ngăn trên, để vào
ngăn dưới, để phía sau, để phía trước...)
Ví dụ 3: Khi ăn cơm cô có thể cho trẻ làm quen hoặc luyện nhận biết tay
phải, tay trái. Tay phải làm gì? tay trái làm gì?
Cháu cầm thìa tay phải, còn tay trái giữ bát.
Bạn nào ngồi ở phía trái, phía phải, phía sau, phía trước của cháu hoặc xác

định vị trí của đồ vật so với bạn khác.
* Biện pháp 9. Tổ chức trong các hoạt động học tập khác:
Trong hoạt động học tập giáo viên cho trẻ nhận biết, phân biệt và tạo nên
các đồ vật khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc.
Ví dụ: Môn MTXQ: Quan sỏt một số loại hoa quả. Cho trẻ nhận biết so
sánh quả về màu sắc, hình dạng, kích thước.
Môn tạo hình: Cô hướng trẻ biết vẽ, nặn, xé, dán, quy về từ những hình cơ
bản: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật để tạo thành các đồ vật...
Ví dụ 1: Vẽ ô tô tải: Đầu xe có dạng hình chữ nhật đứng, thùng xe có
dạng hình chữ nhật nằm ngang, bánh xe có dạng hình tròn.
Ví dụ 2: Xé dán đàn gà con: Trẻ biết xé dán con gà quy về các hình. Xé
dán hình tròn to làm mình, xe dán hình trũn nhỏ làm đầu, xe dán hình tam giác
làm mỏ, đuôi và các chi tiết phụ khác.
Tóm lại: Hình thức tổ chức dạy trẻ kết hợp trong các hoạt động khác
trong ngày của trẻ là việc làm cần thiết trong quá trình hình thành các biểu tượng
toán ban đầu cho trẻ. Để thực hiện tốt biện pháp này, tôi phải lập kế hoạch thực
hiện cho từng ngày, từng tuần, từng tháng sau cho biện pháp này là chỗ dựa tốt
cho trẻ học tốt trên tiết học và vừa là chỗ trẻ được vận dụng, củng cố các kiến
thức, các kỹ năng đã biết vào trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Để trẻ ghi nhớ sâu sắc và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động. Trẻ càng hứng
thú tích cực hoạt động bao nhiêu thì trẻ càng giàu biểu tượng toán bấy nhiêu.
Qua đó giúp trẻ phát triển thông minh, nhanh nhẹn...
Để trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động tôi thường chú trọng vào
những việc làm sau:
9


* Chuẩn bị phong phú các loại đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn, sáng
tạo phù hợp, phục vụ cho trẻ làm quen với toán.
* Ngôn ngữ của cô là một nhân tố quyết định trong việc cung cấp các biểu

tượng về toán cho trẻ bằng sự thu hút trẻ tích cực hoạt động. Tôi thường xuyên
trau chuốt ngôn ngữ, lời nói để có sức truyền cảm, thuyết phục, sử dụng ngôn từ
chính xác. Tôi dùng nhiều ngôn ngữ, thái độ để tạo nên những tình huống bất
ngờ gây sự chú ý cho trẻ.
* Tổ chức tiết dạy theo một chủ đề tích hợp được nội dung các hoạt động.
Tổ chức dạy theo một chủ đề, cần chọn chủ đề phù hợp với bài dạy, liên kết
được các nội dung, giới thiệu hấp dẫn, chuyển tiếp phải phù hợp, logic để tạo
được cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và gây hứng thú trong tiết học.
* Lồng ghộp các nội dung dạy vào các hình thức chơi để trẻ hứng thú hoạt
động. Để thực hiện rõ biện pháp này, tôi phải nắm bắt và hiểu rõ được đặc điểm
của trẻ mầm non và trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Trẻ ham hiểu biết, tò mò, thích khám
phá nhưng lại rất dễ nhàm chán, nhanh nhớ, chóng quên. Vì vậy khi tôi lồng
hình thức vui chơi vào tiết dạy, tôi dùng những yếu tố trò chơi, thủ thuật chơi
vào tiết học để cho trẻ cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi tiếp thu kiến thức “Học
bằng chơi, chơi bằng học”.
Trong tiết học tôi thường dùng các thủ thuật chơi để tạo các tình huống
bất ngờ, có vấn đề để trẻ giải quyết, hoặc thay đổi các trò chơi mới lạ, hấp dẫn,
đồng thời sắp xếp theo nguyên tắc động tĩnh để phù hợp với trẻ, trẻ dễ hoạt động
và hoạt động tích cực hơn. Để thực hiện được điều đó tôi sưu tầm sáng tác các
trò chơi mang tính thi đua và có nội dung giaó dục phù hợp với từng bài.
* Biện pháp10: Phối hợp với phụ huynh.
Tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh nên tạo nhiều cơ hội
cho trẻ được thường xuyên luyện tập, củng cố các biểu tượng ban dầu về toán ở
mọi lúc mọi nơi, từ đó tạo cho trẻ chú ý với các sự vật hiện tượng xung quanh
mỡnh và kết hợp với phụ huynh để cú thể khi ở nhà với những kiến thức đó học
bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc trong gia đình theo
chỉ dẫn của cha mẹ.Như vậy cha mẹ có vai trò rất quan trọng và cần thiết hỗ trợ
rất nhiều cho trẻ trong việc hình thành các biểu tượng toán. Qua một thời gian
trao đổi tụi nhận thấy trẻ tiến bộ rõ rệt về cách nhận thức đối với bộ môn toán,
đồng thời phụ huynh còn giúp tôi sưu tầm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác

giảng dạy.
* Biện pháp 11: Nghiên cứu tài liệu học hỏi những người đi trước:
Bản thân luôn suy nghĩ tìm tòi, sáng kiến và đúc rút những kinh nghiệm
qua các đợt tập huấn chuyên đề qua các đợt hàng năm, và học hỏi kinh nghiệm
của những người đi trước để giúp tôi giảng dạy đạt kết quả tốt nhất là bộ môn
cho trẻ làm quen với toán. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu sách báo và các thông tin
đại chúng như xem băng có giờ dạy mẫu để học hỏi từ đó rút ra kinh nghiệm cho
bản thân mình.
IV. Kết quả thực hiện.
Sau một năm thực hiện các phương pháp và hình thức cho trẻ 3 – 4 tuổi
lớp tôi làm quen với toán. Trong suốt năm học tôi đã theo dõi và đánh giá kết
quả phát triển nhận thức ở hoạt động làm quen với toán có lớp tôi như sau: Tổng
10


số lượng của lớp là 28 trẻ
Kết quả so sánh đối chứng
T
T
1
2
3
4

Đầu năm
Phân loại
Số
Tỷ lệ
lượng
%

Loại tốt
6
21
Loại khá
8
28.5
Loại TB
9
32
Loại yếu
5
18

Cuối năm
Số
Tỷ lệ
lượng
%
10
15
13
46.5
5
18
1
0

Tăng
Giảm
Số

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%
4
15
5
18
4
14
4
14

V. Kết luận
Như chúng ta đã biết: " Làm quen với toán " là môn học rất khó đối với
trẻ nhưng để trẻ học được và hứng thú học thì người giáo viên phải biết vận
dụng tích cực các phương pháp dạy học tìm ra cách truyền thụ kiến thức cho trẻ
giúp trẻ dễ hiểu và nhằm nâng cao kiến thức cho trẻ nhận biết một cách dễ dàng
hơn.
Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các môn học khác
nói chung và môn "Làm quen với toán nói riêng", tôi thấy nhận thức của trẻ
trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn sao với cách làm cũ.
VI. Bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện các phương pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hình thành
biểu tượng ban đầu về toán tôi rút ra 1 số kinh nghiệm sau:
- Hãy luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động, cô giáo hãy là
người hướng dẫn, động viên trẻ làm tốt hơn. Đó chính là điểm mới của chương

trình giáo dục Mầm non mới
- Cần nghiên cứu kỹ đối tượng trẻ lớp mình giảng dạy về tâm sinh lý cũng
như khả năng nhận thức của từng trẻ.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc hình thành các biểu tượng toán ở
từng hoạt động sao cho phù hợp với thực tế của từng địa phương mình.
- Xây dựng giáo án, tiết dạy sao cho mềm dẻo Học bằng chơi, chơi mà
học mà vẫn đạt yêu cầu nhiệm vụ của Phòng và Ban giám hiệu đã chỉ đạo.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi sinh động, hấp dẫn.
- Xây dựng môi trường học tập cho phự hợp.
- Phối hợp với gia đình để nâng cao khả năng phát triển nhận thức cho trẻ
đặc biệt là hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi từ đó có
phương pháp tác động kịp thời.
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
Để đề tài được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong hiện tại và trong
năm tiếp theo tôi có 1 số kiến nghị sau:
- Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các cấp có thẩm quyền đầu tư
hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đầy đủ để phục vụ cho quá trình
giảng dạy cho mọi hoạt động núi chung và bộ mụn toỏn núi riờng
11


- Mở thêm nhiều chuyên đề thao giảng để giáo viên được tham dự để nâng
cao các biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cũng như trẻ ở các lứa tuổi khác hình thành
các biểu tượng ban đầu về toán được nâng cao hơn về chất lượng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt
thời gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến đóng góp
chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các
cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con
đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.

Xin chân thành cảm ơn!
Hoàng Bách ngày 18 tháng 03 năm 2018

NGƯỜI DUYỆT SKKN

Tôi xin cam đoan SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác
Người viết SKKN:

12



Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi làm quen với biểu tượng toán

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN
TẠI TRƯỜNG MẦM NON LAM SƠN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Lam Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

1

THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2

2.3
2.3.
1
2.3.
2
2.3.
3
2.3.
4
2.3.
5
2.3.
6
2.4

NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận
Thực trạng của vấn đề nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi làm quen với biểu tượng toán tại trường
mầm non Lam Sơn.
Các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm quen với biểu tượng toán.
Đi sâu nghiên cứu để hiểu đặc điểm của trẻ.

Trang
1
2
2
2
2
2
2
2-3

4
4

Xây dựng môi trường hoạt động toán trong lớp.

5-6

Cách sử dụng đồ dùng trực quan.

7-8

Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của bản
thân.

9-10

Vận dụng sáng tạo một số trò chơi trong hoạt động làm
quen với toán.
Công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh

10-11

Hiệu quả của SKKN.

12
13

2.4.1 Kết quả khảo sát khi áp dụng các biện pháp trên.

13

2.4.2

Hiệu quả khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn trên
trẻ tại trường mầm Non Lam Sơn
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận

14

Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

15
16

3.1
3.2

14
14

2

3

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là những hạt giống, những mầm non trong vườn ươm đất nước.
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ là một yêu cầu, nhiệm vụ không chỉ đối với gia
đình, nhà trường mà của toàn xã hội. Chính vì vậy mà chúng ta cần có những
biện pháp hữu hiệu để chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tạo ra những con người phát
triển toàn diện để làm chủ đất nước. Đây là vấn đề mang tính thời đại và cấp
thiết đối với ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo viên mầm non với công việc vừa chăm sóc vừa giáo dục trẻ, thông
qua mọi hoạt động và trên từng tiết dạy tôi nhận ra việc dạy trẻ làm quen với
toán là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát
triển trí tuệ sau này của trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm
quen với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Toán
học là một môn khoa học cần có độ chính xác. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa
có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành
cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có
thể vận dụng vào trong thực tế. Để có sự phát triển và hướng tới một nền giáo
dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Rèn luyện cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non
là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, vì đó chính là cơ hội tốt để
giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi, quan
sát, so sánh… Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành
những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định
hướng không gian, để sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những
kiến thức toán ở giai đoạn tiếp theo. “Làm quen với toán” đây là một hoạt động
đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người
giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ,
sáng tạo, hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ
bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với hoạt động làm
quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với hoạt động học này, người giáo viên
cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ
dùng cho tiết học mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu
kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các
hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh học giúp trẻ
nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến
thức một cách chính xác, khoa học. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết
với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở
1

trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật
hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần
tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Nhận thấy tầm quan trọng, bản thân mỗi giáo viên đứng lớp phải có suy
nghĩ, việc làm thiết thực để nâng cao hiệu quả trong hoạt động này. Vì vậy tôi đã
chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
làm quen với biểu tượng toán” để làm đề tài nghiên cứu trong năm học 20162017.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Bản thân tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn tìm ra những
hạn chế, khó khăn trong khi tổ chức các hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với
các biểu tượng toán sơ đẳng. Từ đó đưa ra cách tổ chức, phương pháp giảng dạy
giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng một cách
tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm
quen với biểu tượng toán tại Trường mầm non Lam Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin.
- Phương pháp quan sát, đánh giá thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp trải nghiệm, thực hành.
- Phương pháp nêu gương, đánh giá.
- Phương pháp tuyên truyền, phối hợp phụ huynh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
Trong chương trình giáo dục mầm non việc dạy trẻ làm quen với toán đóng
vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm quen với toán ngay từ
tuổi mầm non là việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết giúp trẻ tìm tòi, quan sát,
so sánh,...Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành ban đầu về
toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, bên cạnh đó thì việc xác định vị trí
trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên - dưới, trước – sau, phải trái của mình và của đối tượng khác.
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu
tượng toán, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này đẽ dàng hơn mà
còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy
và chính xác hơn.
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện
tượng đến nhận thức xung quanh. tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng
đến nhận thức của trẻ , dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về
2

thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm
của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị
trí, sắp xếp của chúng trong không gian. Ví dụ: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn
biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được . hình dạng,
kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết
từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau, trẻ muốn
biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm
thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh
khái niện thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học.
Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán là nhu
cầu cần thiết.
Trong quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy
ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng, chưa hình thành các biểu
tượng về toán ban đầu ở trẻ. Vì thế người lớn nói chung và các cô giáo mầm non
nói riêng là người trực tiếp tác động đến trẻ, nhằm dần dần hình thành cho trẻ
những biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 3- 4 tuổi vốn hiểu biết còn ít, mới
bắt đầu làm quen dần với những biểu tượng về toán, vì vậy những biểu tượng về
toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Để hình thành được biểu tượng
về toán trẻ cần dựa vào vốn tích lũy của bản thân, vốn ngôn ngữ nhất định để
diễn đạt. Trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán, giáo viên đóng vai trò rất
quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ nhận thức các biểu tượng sơ đẳng về toán,
làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.
Ngành học mầm non đã triển khai và thực hiện theo chương trình mầm
non mới, về nội dung và phương pháp thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học cho trẻ. Là giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục
trẻ, bản thân tôi luôn ý thức cao, phải thực hiện yêu cầu giáo dục theo quy định
của ngành và sự chỉ đạo của nhà trường, quan tâm đến sự phát triển toàn diện
cho trẻ, qua đó có hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng về toán.
2.2. Thực trạng của vấn đề nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi làm quen với biểu tượng toán tại trường mầm non Lam Sơn.
Trong năm học 2016 – 2017 tôi đuợc nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp 3-4 tuổi với số cháu là 35. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ ở độ tuổi này
tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo Dục và sự quan
tâm của Ban Giám Hiệu trường MN Lam Sơn tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật
chất trường lớp khang trang, 100% nhóm lớp thực hiện giáo án điện tử phục vụ
cho các hoạt động.
- Bản thân còn trẻ nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
được phát huy tối đa. Ngoài ra tôi luôn tìm tòi học tập các đồng nghiệp, đã được

3

dự giờ các đồng nghịêp. Các hoạt động và dự thao giảng một số tiết mẫu của
trường, của thành phố nên cũng đã được học tập một số kinh nghiệm trong
phương pháp giảng dạy cho trẻ làm quen với toán.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức
đoàn thể xã hội, phối hợp với nhà trường nên tạo điều kiện giúp tôi làm tốt công
tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm lớp của mình.
- Với tổng số học sinh trong lớp là 35 cháu, các cháu khoẻ mạnh thông
minh và cùng một độ tuổi nên rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và giáo dục
trẻ, để trẻ phát triển toàn diện.
* Khó khăn:
Các cháu ở lớp tôi đa số là những trẻ lần đầu tiên đến trường, đến lớp, nên
khả năng nhận thức và nề nếp của trẻ đang còn mang tính chất tự do, trẻ nhút
nhát, rụt rè, chậm chạp, cũng ảnh hưởng đến chất lượng chung của lớp.
Để đề ra được các biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi làm quen với biểu tượng toán có hiệu quả, ngay từ đầu năm học mới tôi đã
đánh giá phân loại khả năng học toán trong lớp tôi phụ trách để từ đó có những
giải pháp trong giảng dạy tốt hơn.
Tổng số trẻ được khảo sát 35 cháu.
*Kết quả khảo sát trước khi áp dụng SKKN
Kết quả
Nội dung khảo sát
Khả năng nhận biết
về các biểu tượng
toán
Khả năng so sánh
Khả năng chia tách
phân nhóm

Tổng
số trẻ

Tốt
TS
%

Đạt
Khá
TS %

TB
TS %

Chưa đạt
TS

%

35

6

17,1

10

28,7

13

37,1

6

17,1

35

7

20

11

31,4

12

34,3

5

14,3

35

7

20

10

28,6

14

40

4

11,4

Từ kết quả khảo sát khả năng học toán của trẻ 3-4 tuổi đồng thời trong quá
trình dạy và tiếp xúc với trẻ tôi thấy rằng khả năng học toán của trẻ còn nhiều
hạn chế về cách nhận biết về các biểu tượng toán, khả năng so sánh, khả năng
chia tách phân nhóm. Khi trẻ học toán hầu hết đều phụ thuộc vào các hướng dẫn
của cô, thực hiện các thao tác theo cô, trẻ chưa chủ động tư duy, hoặc tư duy
không bền vững. chính vì vậy tôi thấy băn khoăn, lo lắng về vấn đề này và nghĩ
bản thân mình phải tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4

4

tuổi làm quen với biểu tượng toán một cách có hiệu quả nhất để giúp trẻ tự tin,
chủ động hơn khi lĩnh hội kiến thức sơ đẳng về toán.
2. 3. Các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi làm quen với biểu tượng toán.
2.3.1. Đi sâu nghiên cứu để hiểu đặc điểm nhận thức của trẻ.
Trẻ 3-4 tuổi là giai đoạn tư duy trực quan - Hành động, thích các hoạt
động chân tay và khám phá bằng các giác quan. Có thể nắm các thông tin thông
qua giao tiếp và các cách đơn giản, dễ hiểu. Hay đặt câu hỏi nhưng không phải
lúc nào cũng hiểu câu trả lời. Bắt đầu nhận ra các mối quan hệ dưới dạng các
câu hỏi đơn giản: Tại sao? Để làm gì? Như thế nào? Trẻ có thể móc nối các sự
kiện khi thảo luận nhưng có thể gặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt bằng lời
nói. Trẻ cần được người lớn chú ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói.
Học tốt nhất trong những tình huống cụ thể có ý nghĩa với bản thân chúng và khi
có sự tin tưởng, khích lệ của người lớn. Có thể nói đây là giai đoạn khủng hoảng
của trẻ lên 3, giai đoạn mà cả gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn tới trẻ 3
tuổi vì ở độ tuổi này trẻ rất nhạy cảm với những hành động, lời nói mà người
lớn nói vói mình.
Ví dụ: Đang ở chủ đề Thế giới động vật, khi chưa vào tiết học cô và trẻ
trò chuyện với nhau một cách vui vẻ, thoải mái. Khi cô chỉ lên bức tranh và hỏi
các con đếm xem trong tranh có bao nhiêu con chim đang bay và bao nhiêu con
chim đang đậu ở cành thì trẻ vui vẻ trả lời cô và rất chính xác. Nhưng khi vào
tiết học chính cũng như câu hỏi tương tự cô gọi trẻ đứng lên thì trẻ chi đứng im
và không trả lời. Lúc này cô sẽ động viên, khích lệ trẻ để trẻ trả lời. Điều này
giúp trẻ tự tin, hứng thú hơn và thể hiện rõ năng lực của bản thân trẻ. Thậm chí
khi trẻ hứng thú trả lời có thể khiến tư duy trẻ phát triển tốt hơn.
Khi trẻ chơi hoạt động một mình, trong lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy
nhiêu sự khác biệt về cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất,
năng lực, hứng thú. Và tất cả các trẻTrẻ chơi hoạt động một mình, trong lớp học
có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt về cá nhân. Những sự khác biệt
này bao gồm cả về thể chất, năng lực, hứng thú. Và tất cả các trẻTrẻ chơi hoạt
động một mình, trong lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt về
cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, hứng thú. Và
tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm, đáp ứng nhu cầu bản thân.
Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cá thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong
một môi trường theo cách riêng của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo ra một
tâm thế tốt khi ở lớp, một không khí tình cảm yêu thương tôn trọng trẻ.
2.3.2. Xây dựng môi trường hoạt động toán trong lớp.
Cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, làm quen với môn toán không chỉ dừng lại ở
hoạt động cho trẻ làm quen với toán mà còn cho trẻ vận dụng những kiến thức
kỹ năng đã có giúp trẻ nhớ lâu hơn về các chữ số, số lượng, kích thước, hình
dạng…Chính vì thế việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán qua các đặc
điểm như màu sắc, hình dạng, bố cục góp phần hình thành ở trẻ khả năng yêu
thích cái đẹp ở xung quanh là việc làm tôi cho là hết sức quan trọng và tạo ra
5

môi trường làm quen với toán. Ở lớp học tôi giành riêng một khoảng trống có
diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ nơi dễ gây sự chú ý của trẻ. Tôi trang trí góc
toán như một bức tranh bên trái là bé tô màu và sắp xếp theo quy tắc, trang trí
bên trong là hình ảnh ngôi nhà có hàng rào, đường đi vào nhà trên đó có dán
thảm đỏ để làm đường đi tạo góc mở cho trẻ hoạt động, trẻ chơi ở góc toán được
tô màu, được vẽ được dán sắp xếp theo quy tắc với nội dung của từng chủ đề.
Còn bên phải là thử tài của bé tôi trang trí như một cái bảng trên đó có dán
những tấm thảm đỏ trẻ được tô màu, vẽ, dán, và gắn số tương ứng với số lượng
đồ vật trẻ đã gắn theo nội dung của từng chủ đề. Qua đó rèn cho trẻ kỹ năng tô
màu, vẽ dán, sắp xếp theo quy tắc, nhận biết số lượng trong phạm vi 3 và gắn số
lượng tương ứng với số đồ vật trẻ dán. Không những tạo môi trường hợp lý mà
tôi còn sử dụng những sản phẩm của trẻ để tạo cho trẻ sự hứng thú khi đi học.
Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hòa hợp lý sẽ tạo được sự chú ý,
sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ đề, theo nội dung
từng bài.
Tùy vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp, giá đồ
chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
Ví dụ : Chủ đề gia đình
+ Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người, kích
thước của tùng thành viên trong gia đình như Bố thì cao nhất ... con thấp nhất và
giáo dục trẻ.

Tranh vẽ về gia đình ít con
+ Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm.
VD: Ở góc xây dựng, tôi có thể hỏi trẻ :
Các con đã xây được bao nhiêu ngôi nhà trong góc xây dựng vủa mình.
VD : Chủ đề "Thực vật".
+ Tôi treo tranh ở các góc và hỏi trẻ quả có số lượng 1 là quả gì ? 2 là số
lượng của quả gì ? và quả gì có số lượng là 3 ? và con hãy sắp xềp theo trình
tự : To nhất, Nhỏ hơn, nhỏ nhất.
6

Tương tự như vậy, thay đổi ở các góc theo từng chủ đề, để trẻ được đếm,
tìm tòi và khám phá.
2.3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan.
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm
tạo cho trẻ những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp
quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực
quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để
7

hình thành các khái niệm, giúp trẻ nắm vững các quy luật của sự phát triển xã
hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ nhớ kĩ, hiểu sâu
những hình ảnh, những kiến thức đang học. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững
chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy,
cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực
quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của
trẻ.
+ Sử dụng mô hình, sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ, một trò chơi để
dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán.
Ví dụ: Chủ đề: “Thé giới thực vật”. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Củ cà
rốt”. Sau đó tôi hỏi trẻ trong bài thơ nói về gì? (Trẻ trả lời: Nói về củ cà rốt), tôi
đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình. Vậy chúng mình xếp tương ứng củ
cà rốt và lá để tạo nhóm mới.
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: “Lớp học của chim sơn ca”.
Cô: Lớp học của chim sơn ca gồm ba bạn, các bạn rất ngoan và chăm chỉ
học bài, hôm nay trước giờ lên lớp các chú chim đang cùng nhau ôn lại bài cũ.
+ Các con hãy tìm cho cô nhóm ít hơn 3 rồi thêm vào đủ bằng 3 (1 - 2 trẻ
lên tìm và thêm vào đủ bằng 3 và đếm cho cả lớp cùng đếm) cả lớp kiểm tra.
Các con biết không, đường đến lớp học chú chim rất xa, nên trước khi bay, các
chú chim phải khởi động “vỗ cánh” các con hãy đếm xem các chũ chim vỗ cánh
mấy lần (cô làm động tác chim vỗ cánh 3 lần) trẻ đếm nhẩm và làm theo cô.
+ Cô giáo họa mi gọi một bạn lên bảng kiểm tra bài cũ.
Cách 1: Chia thành 2 nhóm. Nhóm có 1 chú chim và nhóm có 2 chú chim.
Trẻ thi nhau lên gắn theo yêu cầu của cô, cho 1 - 2 trẻ kiểm tra lại. Tương tự như
vậy các bài học tiếp theo, trẻ thành thạo hơn.
+ Trong các tiết học tôi thường sử dụng các câu hỏi: Tại sao?Làm thế
nào? Và còn có những cách tạo nhóm nào?... Qua đó kích thích được tính tò mò,
sáng tạo, thông minh, nhanh nhẹn trong phán đoán, giúp trẻ giải quyết vấn đề
bằng nhiều cách khác nhau và những cơ hội để phát triển khả năng đặc biệt.
+ Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học bằng đồ dùng trực quan không
những tạo được sự chú ý cho trẻ ngày từ đầu, mà còn tạo cho trẻ một tâm lý
thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.
Trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh và mô
hình với nhau. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết
học, đúng chủ đề, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng
cùng một lúc với cô nhịp nhàng.
Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng
túng khi làm theo cô.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 3 - 4 tuổi, do một số trẻ chưa học
qua nhà trẻ nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh
ảnh, mô hình với nhau để trẻ hình dung và nắm kiến thức tốt hơn.

8

Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải
đúng lúc.

Hình ảnh : Cô - Trò sử dụng đồ dùng trực quan
Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần.
Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ, nếu trẻ còn
lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu
sai sót.
Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để
đưa trực quan ra.
Ví dụ : Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán :
Khối gì xinh xắn
Hay
Khối gì tròn lắm
Các mặt hình vuông
Không xếp chồng được đâu
Bé hãy đoán xem
Không đứng yên được đâu
Khối gì thế nhỉ ?
Động vào lăn lông lốc...
Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên quan và chuyển sang
nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có
động tác thừa hay các câu hỏi lặp lại nhàm chán, tôi thường sử dụng các câu
chuyện sáng tạo :
Ví dụ: Có một bạn Thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn Thỏ
gặp cô và bạn Thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy ! Chúng mình có muốn biết bạn
Thỏ nói gì không nào ? (Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết đâu mà Thỏ
nói gì với cô giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn Thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem
9

có biết ngày 19/5 là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng: (Ngày 19/5 là ngày
sinh bác Hồ). Tôi nói tiếp : Bạn Thỏ cảm ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn
ấy biết bí mật của ngày 19/5 nên đã tặng lớp mình một món quà (món quà đó là
một trò chơi ôn luyện đã chuẩn bị trước).
Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các hoạt động học khác, vào
hoạt động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó
đã phát uy được tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
Ví dụ : Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ
nhật tôi đặt câu hỏi :
Con nào thích chơi khối cầu và khối trụ ?
Con nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật ?
Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nặn khối cầu, khối trụ.
+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy
màu tương ứng để dán các mặt khối, điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng
nhau tham gia vào các hoạt động.
Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã
tạo ra tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “làm
quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu
sắc và bền vững.
2.3.4. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của bản thân.
Phương pháp dạy học bằng Công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu
quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.
- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong
phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên,
xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
- Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục
qua mạng thông tin truyền thông, Internet,...Nguồn tài nguyên vô cùng phong
phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim...sống động tự nhiên tác động tích
cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình
thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
Xác định vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,
trong những năm qua tôi đã chủ động từng bước: Từ học hỏi đồng nghiệp, tham
gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học. Bản thân không ngừng tìm tòi
học hỏi, khai thác thông tin. Từ chỗ không biết, soạn giáo án cũng phải soạn đi
soạn lại; từng ngày, từng tháng và từng năm tôi đã vun đắp kiến thức của mình.
Đến nay tôi đã biết khai thác thông tin, soạn thảo giáo án điện tử. Không những
vậy bản thân tôi còn có vai trò nòng cốt chi viện, hỗ trợ nhiều đồng nghiệp khác
trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin.
Ví dụ: Khi học 1 tiết bài ”Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng’’ thường
thì trẻ được xem vật mẫu bằng các thủ thuật của cô đưa ra, nhưng hầu hết các môn
học khác đều có thủ thuật như vậy nên làm cho trẻ nhàm chán và ít chú ý. Nhưng khi
10

tôi sử dụng thủ thuật trong bài soạn trên màn hình Powe point như: hình ảnh 2 con
gà và 3 con bò cùng với tiếng kêu của chúng th× trÎ rÊt chó ý vµ quan s¸t .
Khi trẻ quan sát trên màn hình đã giúp trẻ phát triển khả năng quan sát mà
tôi sẽ lồng tiếng âm thanh của con vật đó phát ra , như vậy trẻ có thể vừa nhìn
vừa nghe một lúc và dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa các con vật .
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm
những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng
dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai
thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quayphim, chụp ảnh làm tư liệu
cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật
ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con
số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động
ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được
chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng.Bên cạnh đó lại
tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí nhà cho trường.
2.3.5. Vận dụng sáng tạo một số trò chơi trong hoạt động làm quen với toán
Là một giáo viên tôi luôn có suy nghĩ, cần cố gắng dạy hay, dạy tốt hơn nữa,
làm sao thu hút trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Để tăng tính hấp dẫn của giờ
học toán tôi áp dụng những trò chơi sáng tạo vào các giờ học có tác dụng khích lệ
trẻ tốt hơn. Khi tham gia tiết học trẻ tiếp thu được kiến thức về toán, là phương tiện
vừa để củng cố kiến thức trong trẻ sau mỗi tiết dạy. Song việc sáng tạo ra các trò
chơi quả là khó, các trò chơi vừa hấp dẫn trẻ, vừa mang tích tư duy và thông qua
trò chơi trẻ phải áp dụng những kiến thức khác nhau trong tiết học quả thật là khó.
Ví dụ: Với tiết dạy “Nhận biết phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của
bản thân ” tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Chiềng làng chiềng trạng”
Chiềng làng chiềng trạng
Chiềng làng chiềng trạng
Thượng hạ tây đông
Thượng hạ tây đông
Cả gái và trai
Cả trai và gái
Để đồ bên trái
Để đồ bên phải
Chiềng làng chiềng trạng
Chiềng làng chiềng trạng
Thượng hạ tây đông
Thượng hạ tây đông
Nếu là con trai
Nếu là con trai
Để đồ bên trái
Để đồ trên nhé
Nếu là con gái
Nếu là con gái
Để đồ bên phải
Để đồ dưới thôi
Qua trò chơi giúp trẻ nhận biết phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau
của bản thân, không những thế trẻ lại thấy hứng thú khi tham gia hoạt động vì
trẻ đang chơi trò chơi chứ không phải đang học .
Ví dụ: Với tiết Nhận biết ít - nhiều, to- nhỏ tôi đã chọn trò chơi "Tìm đĩa cho quả"
+ Nhiệm vụ nhận thức: Rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết, phân biệt
và so sánh ít – nhiều, to- nhỏ.

11

+ Luật chơi: Dùng bút nối thức ăn có số lượng ít hơn vào đĩa nhỏ, nối
thức ăn có số lượng nhiều hơn vào đĩa to.

Hình ảnh: Kết hợp trò chơi vào môn làm quen với toán
Trên đây là một số trò chơi đã được tôi áp dụng vào các tiết học toán và
tôi thấy trẻ học rất hứng thú, thoải mái và đạt kết quả cao, kích thích được nhiều
trẻ rụt rè, nhút nhát ở lớp tôi trở nên bạo dạn hơn. Qua các trò chơi này cô chỉ là
người hướng dẫn, gợi mở, phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ trở thành trung tâm
của mọi hoạt động. Tuy nhiên để trò chơi đạt kết cao hơn nữa thì nhiệm vụ của
giáo viên là rất quan trọng. Cô giáo phải giải thích được luật chơi một cách rõ
ràng, mạch lạc và dễ hiểu. Đồng thời trong quá trình chơi cô phải giúp đỡ trẻ
12

yếu, tùy thuộc vào khả năng của trẻ, mức độ yêu cầu của từng trò chơi bằng
cách phức tạp dần trò chơi, hiệu lệnh chơi, luật chơi để trẻ được thực sự tập
luyện, củng cố kiến thức của mình. Khi tổ chức chơi không những phải chú ý
đến mục đích dạy học (Củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng) mà còn phải chú ý
đến mục đích giáo dục (Rèn luyện những phẩm chất đạo đức, quy tắc ứng xử).
Các trò chơi cần được lựa chọn, tổ chức theo hệ thống nhất định phù hợp với
quá trình dạy học như vậy hoạt động mới đạt kết quả cao. Và một phần quan
trọng không thể thiếu đó là kiểm tra kết quả cuộc chơi cho trẻ kiểm tra cùng cô
thông qua việc kiểm tra cô có thể biết được kết quả tiết học vừa dạy. Trong quá
trình diễn ra các trò chơi cô phải kết hợp chặt chẽ linh động để kết quả đạt kết
quả tốt.
2.3.6. Công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
Thông qua buổi họp phụ huynh hay những buổi đón trả trẻ tuyên truyền
với phụ huynh c¸ch d¹y trÎ häc m«n toán cho trẻ dễ tiếp thu nhất.

Hình ảnh : Tuyên truyền với phụ huynh
Từ đấy phụ huynh biết được con mình học môn học này như thế nào, và
tin tưởng hơn khi gửi con đến trường.
§Ó trÎ häc tèt m«n toán này chóng ta cÇn ph¶i biÕt phèi kÕt hîp gi÷a gia
®×nh cïng víi c« gi¸o ®Ó gióp trÎ häc tèt hơn gãp phÇn vµo viÖc ph¸t triÓn gi¸o
dục toàn diện cho trÎ.

13

Hoặc tôi chỉ ra cho các bậc phụ huynh “Dạy trẻ học toán bằng các tình
huống thực tế”
Không chỉ có trong trường học mới cung cấp môi trường học toán cho trẻ,
có rất nhiều cách học toán tự nhiên có thể thực hiện bên trong và bên ngoài gia
đình và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên tốt nhất của trẻ. Cha mẹ có
thể giúp trẻ lĩnh hội những khái niệm toán học cơ bản một cách nhẹ nhàng
nhưng có hiệu quả, thông qua các hoạt động hằng ngày ở tại gia đình cha mẹ có
thể thu hút trẻ vào các tình huống thực tế như : Khi làm công việc nhà, cha mẹ
có thể giúp trẻ cảm nhận toán học đang hiện diện quanh mình như : Nấu ăn, gấp
quần áo, học toán khi đi mua sắm, học toán khi đi tham quan.
Để thực hiện tốt công tác phối hợp với các bậc phụ huynh thì trước hết
giáo viên cần phải :
+ Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
+ Luôn tìm tòi, sáng tạo để có những hình thức và nội dung tuyên truyền
phù hợp với các bậc phụ huynh.
+ Tạo mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên.
+ Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình thực tế của trẻ khi ở
trường để kịp thời có biện pháp giáo dục trẻ sao cho hiệu quả nhất.
2.4. Hiệu quả của SKKN
2.4.1. Kết quả khảo sát khi áp dụng các biệnpháp trên:
Sau một năm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
3 - 4 tuổi làm quen với biểu tượng toán, tôi thấy khả năng học toán của trẻ được
nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau :
Tổng số trẻ được khảo sát 35 cháu. Trong đó:
Kết quả
Nội dung khảo sát
Khả năng nhận biết
về các biểu tượng
toán
Khả năng so sánh
Khả năng chia tách
phân nhóm

Tốt
TS
%

Đạt
Khá
TS %

35

12

34,3

13

37,1 10

28,6 0

0

35

13

37,1

13

37,1 9

25,8 0

0

13

37,1

12

34,3 10

28,6 0

0

Tổng
số trẻ

35

TB
TS %

Chưa đạt
TS

%

2.4.2. Hiệu quả khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn trên trẻ tại
trường mầm Non Lam Sơn
Sau khi áp dụng "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
3 - 4 tuổi làm quen với biểu tượng toán" trong năm học 2016-2017 tôi thấy :
Với việc áp dụng một số biện pháp cải tiến trong quá trình cho trẻ làm quen với
toán, tôi thấy kết quả trên trẻ được nâng lên rõ rệt : Tỉ lệ đạt tốt tăng, tỉ lệ trẻ đạt
14

trung bình giảm, tỉ lệ trẻ không đạt không còn. Tôi thấy biện pháp cải tiến của
mình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
- Đối với giáo viên biết cách áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp hơn
các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức tiết dạy để tạo thêm hứng thú
cho trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu tốt bài dạy của cô.
- Lựa chọn các bài dạy theo chủ đề, chủ điểm hợp lý dễ hiểu, dễ nhớ, gần
gũi với trẻ.
Đối với trẻ trong giờ học đa số các con nhớ được tên gọi của bài học, hiểu
được bài giảng của cô, biết trả lời các câu hỏi của cô và tham gia hào hứng các
trò chơi.
- Kiến thức của trẻ được nâng cao hơn, kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng chơi
các trò chơi của trẻ cũng được nâng lên rõ rệt.
- Qua giờ học ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn, trẻ biết thêm được một
số từ mới áp dụng trong toán học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Muốn tồn tại và phát triển xã hội văn minh, phồn vinh thì phải chăm sóc giáo
dục trẻ. Đó là nhiệm vụ không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn của toàn
xã hội.
Đối với chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động “Làm quen với
toán” là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết không thể thiếu được.
Thông qua hoạt động “Làm quen với toán” cô giáo giúp trẻ hình thành và
lĩnh hội những kiến thức cũng như biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, là hành
trang cho trẻ bước tiếp trên những chặng đường mới.
Với những ý nghĩ như vậy và với yêu cầu giáo dục ngày càng cao đòi hỏi
người giáo viên mầm non phải có nhận thức đúng đắn về việc dạy trẻ “Làm
quen với toán” để có kỹ năng, kỹ xảo trong từng tiết dạy nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy cao hơn.
Qua nghiên cứu thực hành và hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng
toán, bản thân tôi đã rút ra một số bài học sau :
- Muốn đạt được kết quả trong hoạt động làm quen với toán, trước khi lên
lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc giáo án, phương pháp lên lớp theo đúng trình
tự, loại tiết để giảng dạy và đan xen với mọi hoạt động, để trẻ nắm chắc các nội
dung bài học.
- Luôn tìm tòi học hỏi, nâng cao tay nghề và linh động trong quá trình dạy
học, nhất là đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ, đưa trẻ vào thế giới ham
học hỏi, tìm tòi.
- Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay.
Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho trẻ
hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo môi
trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, mọi cách cho trẻ
15

được trải nghiệm hòa mình vào các đồ chơi mà trẻ được làm quen. Thường
xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi tình
huống mới, gây sự bất ngờ chú ý của trẻ.
Điều cần thiết là cần phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh làm tốt
công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng tình, từ đó
đưa con em mình ngày càng tiến bộ và có một lòng khao khát thích học, không
những hoạt động “Làm quen với toán” mà còn có ích cho các hoạt động khác
nữa. Tôi luôn luôn không ngừng quan tâm, tìm tòi học hỏi và sáng kiến ra nhiều
kinh nghiệm cho mình hơn nữa.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường
- Luôn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho việc dạy học.
- Tổ chức, xây dựng nhiều tiết dạy mẫu để giáo viên học tập và đúc rút kinh
nghiệm.
* Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo
- Cung cấp đầy đủ tài liệu, trang thiết bị dạy học phù hợp với chương trình
Giáo dục Mầm Non mới hiện nay.
- Mở các lớp chuyên đề về các tiết dạy mẫu để học tập, đúc rút kinh nghiệm
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trên đây là đề tài mà tôi nghiên cứu dựa trên cơ sở dạy và học thường
xuyên trên lớp. Tôi luôn mong muốn được sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp và
các cấp quản lý chuyên môn để đề tài được áp dụng hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh hoá, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết,
không sao chép của ai.
NGƯỜI VIẾT SKKN

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Tài liệu tham khảo
- Sách hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán;
- Các tạp chí, tập san giáo dục mầm non.

16

17

Tải về bản full

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận:

Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng… Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ. Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Tôi thấy việc đổi mới “giáo dục làm quen với toán” cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng. Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán.

Qua quá trình dạy trẻ hoạt động với toán theo hình thức cải cách, tôi nhận thấy trẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình.

Từ nhận thức thực tế đó và sau khi được học chuyên đề “đổi mới hình thức giáo dục làm quen với toán” ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi, đặc biệt là việc hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ. Đây cũng là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán”.

Trường mầm non Yên Thanh nói chung và lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường đã và đang thực hiện chương trình hình thành các biểu tượng toán cho trẻ theo hình thức đổi mới. Qua quá trình dạy, tôi thấy khả năng và hứng thú học toán của trẻ so với chương trình cải cách đã cao hơn.

2 – Cơ sở thực tiễn

* Thuận lợi:

Lớp tôi là lớp điểm ở trường tại khu trung tâm, lớp có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bàn ghế đúng quy cách. Ban giám hiệu chỉ đạo giúp đỡ chuyên môn cho giáo viên nhiệt tình, có sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh, có sự quan tâm sâu sắc của phòng giáo dục. Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn vững và trực tiếp giảng dạy cho trẻ làm quen với toán theo hình thức đổi mới ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi của trường.

* Khó khăn:

Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động làm quen với toán chưa đầy đủ.

Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn học.

Từ những thuận lợi và khó khăn và tình hình thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu trên 40 cháu lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, thời gian nghiên cứu trên một năm.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu quá trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, từ đó tìm ra biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi học lập số môn làm quen với toán.

III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

Trong khuôn khổ của đề tài tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán.

IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

1. Khách thể nghiên cứu:

– Nghiên cứu trẻ lớp mẫu giáo 5A1 trường mầm non Yên thanh.

2. Đối tượng nghiên cứu:

– Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán.

V. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

– Việc dạy trẻ hình thành các biểu tượng toán sở đẳng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, trẻ sẽ có các kỹ năng, sẽ có đầy đủ những biểu tượng toán, trẻ hứng thú cao và tham gia hoạt động hình thành các biểu tượng về toán một cách thoải mái, tự tin khi cô giáo có những biện gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán.

VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

2. Đề xuất một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ ẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán.

VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:

1. Phương pháp tham khảo tài liệu

2. Phương pháp quan sát

3. Phương pháp điều tra viết

4. Phương pháp phỏng vấn

5. Phương pháp thực nghiệm giáo dục

6. Phương pháp trắc nghiệm khách quan

7. Phương pháp phân tích nội dung

8. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI:

1. Đặc điểm phát triển những biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi:

Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của các sự vật và hiện tượng đa dạng. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu sắc, kích thước và số lượng phong phú, với các âm thanh chuyển độngcó ở xung quang trẻ Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như: Thị giác, thính giác, giác quan vận động…

Trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tập hợp, các tập con trong tập lớn. Trẻ khái quát được một tập lớn gồm nhiều tập con và ngược lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể gộp lại với nhau theo một đặc điểm chung nào đó để tạo thành một tập lớn. khi đánh giá độ lớn của các tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt của các phần tử của tập hợp.

Hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo lớn đã phát triển lên một bước mới, trẻ rất thích đếm và phần lớn trẻ nắm được trình tự của các số từ 1- 10, thậm trí còn nhiều số hơn nữa. Trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 trong quá trình đếm, mỗi từ số ứng với một phần tử của tập hợp mà trẻ đếm. Trẻ không chỉ hiểu rằng, khi đếm thì số cuối cùng là số kết quả ứng với toàn bộ nhóm vật, mà trẻ còn bắt đầu hiểu con số chỉ là chỉ số cho số lượng phần tử của tất cả các tập hợp có cùng độ lớn không phụ thuộc vào những phụ thuộc vào những đặc điểm, tính chất cũng như cách sắp đặt của chúng.

Trẻ 5- 6 tuổi bắt đầu hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề của dãy số tự nhiên(mỗi số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau một đơn vị và mỗi số đứng sau lớn hơn số đứng trước một đơn vị). Trên cơ sở đó dần dần trẻ hiểu quy luật thành lập dãy số tự nhiên n±1. Kỹ năng đếm của trẻ ngày càng trở nên thuần thục, trẻ không chỉ đếm đúng số lượng các nhóm vật mà còn cả các âm thanh và động tác, qua đó trẻ hiểu sâu sắc vai trò của số kết quả. Mặt khác, trẻ không chỉ đếm từng vật mà còn đếm từng nhóm vật, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của các khái niệm đơn vị – đơn vị phép đếm có thể là các nhóm vật chứ không chỉ là từng vật riêng lẻ.

Hơn nữa dưới tác động của dậy học, trẻ lớn không chỉ biết đếm xuôi mà còn biết đếm ngược trong phạm vi 10, trẻ nhận biết các số từ 1-10. Trẻ hiểu rằng mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lời nói mà còn có thể viết, và muốn biết được số lượng các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào cũng phải đếm, mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số lượng của chúng. Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trìu tượng cho trẻ, phát triển khả năng trừu suất số lượng khỏi những vật cụ thể, dậy trẻ thao tác với các ký hiệu con số.

Như vậy cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều đó tạo cơ sở cho trẻ học các phép tính đại số sau này ở trường phổ thông. Tiếp tục dạy trẻ phép đếm trong phạm vi 10, trẻ lớn không chỉ đếm từng vật riêng lẻ, mà còn đếm từng nhóm vật. Nhờ vậy mà tư duy của trẻ tiếp tục được phát triển, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn vị, tạo tiền đề cho trẻ hiểu bản chất của các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ thông.

2. Nội dung hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Nội dung hình thành cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cần hướng tới việc củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã được học từ các lớp trước. Hơn nữa nội dung dạy trẻ phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và tư duy toán học cho trẻ nhỏ. Ngay từ các lớp mẫu giáo bé và nhỡ, trẻ đã được làm quen với các bài tập học cách phân tách các tập con trong tập lớn theo dấu hiệu như: mằu sắc, kích thước, hình dạng… Trẻ đã nắm được các biện pháp so sánh độ lớn của các tập hợp hoặc các tập con trong tập lớn bắng cách thiết lập mối tương ứng 1:1 giữa các phần tử của các tập hợp hoặc của các tập con, xác định mối quan hệ của chúng và diễn đạt mối quan hệ đó bằng lời nói. Trẻ đã nắm được kỹ năng đếm trong phạm vi 5, xác định số lượng các phần tử trong tập hợp hay số các tập con trong tập lớn bằng phép đếm và phản ánh độ lớn của tập hợp bằng từ số.

ở lớp mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ. Nếu trẻ bé va nhỡ thường nhận biết tập hợp theo các dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy như: màu sắc, kích thước, hình dạng, thì trẻ mẫu giáo cần nhận biết các tập hợp theo những dấu hiệu phức tạp hơn. Ví dụ: trẻ phân loại đồ chơi theo vật liệu tạo nên chúng ( đồ chơi bằng nhựa, đồ chơi bằng gỗ… ), sau đó đếm để xác định và so sánh số lượng từng loại đồ chơi.

Trẻ mẫu giáo lớn cần tiếp tục hoc phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10, trẻ được làm quen với cách lập các số tiếp theo 5 số đầu của dãy số tự nhiên (6,7,8,9,10) trên cơ sở so sánh các tập hợp cụ thể có độ lớn bằng nhau hoặc hơn kém nhau một phần tử. Trẻ học cách tạo các tập hợp với số lượng nhất định bằng cách thêm bớt. Trẻ học cách hình thành số tiếp theo từ số đứng trước bằng cách thêm 1 vào số đứng trước, qua đó trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên. Dạy trẻ nhận biết các con số từ 1-10.

Để củng cố và phát triển kỹ năng đếm cho trẻ 5-6 tuổi, cần tổ chức cho trẻ luyện tập đếm các nhóm vật được xếp theo các cách khác nhau trong không gian. Qua luyện tập đếm, kỹ năng đếm của trẻ không chỉ được củng cố và phát triển mà nó còn giúp trẻ hiểu rằng, số lượng của nhóm vật không phụ thuộc vào tính chất của các vật, vào cách sắp đặt của chúng, cũng như vào hướng đếm (đếm từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới…. ). Cần dạy trẻ đếm tách các nhóm vật có số lượng trong phạm vi 10 theo số lượng mẫu và theo con số cho trước, luyện tập đếm bằng các giác quan khác nhau, nhận biết độ lớn các tập hợp trong phạm vi 10. Các bài luyện tập này đồng thời cũng góp phần phát triển độ nhạy cảm của các giác quan.

Ngoài ra, nội dung dạy trẻ còn hướng vào việc cho trẻ làm quen với các phép biến đổi đơn giản như: thêm, bớt, chia các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 làm hai phần theo các cách khác nhau. Trên cơ sở đó cho trẻ làm quen với thành phần con số trong giới hạn 10 từ hai số nhỏ hơn, dạy trẻ tạo một tập hợp theo con số cho trước từ hai tập hợp nhỏ hơn

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN

Để nắm được khả năng học lập số môn làm quen với toán của trẻ từ đó tôi đã đưa ra biện pháp thực hiện, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu và đưa ra một số biện pháp sau:

1) Khảo sát ban đầu:

Tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp là 40 cháu. Đầu năm học khi trẻ được chuyển lớp từ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi lên Mẫu giáo 5 – 6 tuổi,

Qua khảo sát trên tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức và kỹ năng tham gia hoạt động còn thấp, khả năng nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt của trẻ chưa đạt kết quả cao, trẻ hoạt động chưa thoải mái, tự tin.

Thực tế đó chính là điều tôi suy nghĩ. Làm thế nào để đưa trẻ vào hoạt động với toán một cách tự nguyện và hứng thú, nắm vững các kiến thức và kỹ năng thực hành? Tôi đã quyết định chọn biện pháp sau:

2) Các biện pháp:

2.1 chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực quan của cô và trẻ

Tôi quyết tâm cho trẻ làm quen với toán theo hình thức đổi mới, thực hiện đầy đủ và đúng chương trình hoạt động với toán theo yêu cầu đổi mới. Đầu tư vào bài soạn cho giờ hoạt động chung đảm bảo đầy đủ các nội dung tập hợp và số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, trong đó có dạng có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp. Có nhiều sáng tạo trong quá trình hướng dẫn, dẫn dắt bài để giúp trẻ cảm nhận ngay với những hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện và giúp trẻ hứng thú và hoạt động tích cực. Có tích hợp một số môn học khác. Tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kỹ năng chơi với các trò chơi với toán và kỹ năng tập hợp và số lượng kỹ năng về kích thước, kỹ năng về hình dạng, kỹ năng về định hướng không gian. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với kỹ năng học toán.

Để thực hiện tốt chương trình làm quen với toán theo hình thức đổi mới, giúp trẻ hứng thú và tự tin tham gia vào các hoạt động với toán, phát huy tốt khả năng toán của trẻ cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất phải tham mưu với nhà trường, phát động phụ huynh mua sắm đồ dùng phục vụ trong các tiết dạy. Bản thân tôi cũng phải tự sưu tầm, làm đồ dùng phục vụ cho các tiết dạy như que tính hột hạt… các con vật, hình hộp, tranh ảnh…

Để dạy trẻ có chất lượng thì bản thân tôi cũng phải tự bồi dưỡng học tập để có kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Cần quan tâm đến kiến thức cá nhân trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn, phát huy tích cực khả năng nhận biết của trẻ.

Giáo viên phải có khả năng dạy trẻ tập hợp về số lượng hình dạng, kích thước gây hứng thú hoạt động cho trẻ.

Tổ chức hoạt động với nhiều hình thức thay đổi: Sử dụng câu đố, thơ, truyện, trò chơi, bài hát, hoạt động vui chơi trên máy Kisdmart.

Cần phải biết động viên khuyến khích trẻ, gần gũi trẻ.

2.2 Tích hợp kiến thức toán sơ đẳng trong các hoạt động cho trẻ:

Trước hết phải có chương trình kế hoạch tổ chức cao giờ hoạt động chung, mỗi tuần phải có môn toán, có giờ hoạt động chung trong giờ chính khoá, thời gian từ 30 – 35 phút.

Chuẩn bị cho giờ hoạt động chung phải trước nhiều ngày để có thời gian giúp trẻ làm quen với các hình thức hoạt động để khi vào giờ hoạt động thì trẻ không còn lúng túng, trẻ tự tin vào hoạt động một cách thoải mái.

Nắm bắt nội dung của từng hoạt động để có kế hoạch chọn nội dung kết hợp cho phù hợp. Không bắt buộc nhưng phải hợp lý có tích hợp 1- 2 môn học khác.

Đối với hoạt động chung cần phải có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước ở mọi nơi về các hoạt động: Đếm, nhận biết về nhóm đối tượng, nhận biết mối quan hệ hơn kém, so sánh thêm bớt các nhóm đồ vật, biết cách chia nhóm đối tượng thành hai phần. Các hoạt động không bắt buộc nhưng phải phong phú, sinh động.

ở các buổi chiều ôn, tôi có thể cho trẻ so sánh, thêm bớt hoặc chia nhóm đồ vật thành hai phần khác nhau. Làm thế nào khi vào giờ hoạt động chung trẻ đã có sẵn kiến thức các bài để hoạt động một cách tự tin và thoải mái.

Các hoạt động của trẻ không nhất thiết phải áp đặt gò bó để giúp trẻ hứng thú tự tin. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, trong tiết dạy cần lồng ghép, tích hợp một cách lô gích một vài môn học khác và tích hợp cần bám vào các chủ điểm.

Tôi luôn khuyến khích động viên trẻ mỗi khi hoạt động khả năng về toán của trẻ được nâng cao thì giáo viên cũng cần có khả năng kiến thức và kinh nghiệm để dạy trẻ các kỹ năng làm quen với toán.

Trong giờ hoạt động chung cũng như khi dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng.

Ví dụ: Tôi phát hiện những trẻ có kỹ năng thêm bớt, so sánh chia nhóm tốt. Sau đó tôi sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm, giúp trẻ phát huy khả năng, kiến thức của trẻ. Đối với những trẻ kỹ năng còn yếu, tôi cũng nắm bắt, gần gũi động viên trẻ theo bạn, dần dần giúp trẻ hoà nhập với chất lượng chung.

Để đạt được hiểu quả trong giờ hoạt động chung, giáo viên cần phải có kế hoạch, biện pháp, kinh nghiệm tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao khả năng kiến thức về toán cho trẻ như: Tổ chức cho trẻ đếm nhận biết các nhóm đồ vật, nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng ở mọi lúc mọi nơi.

2.3 Sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng:

Thơ, truyện, trò chơi luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với trẻ mẫu giáo. Khi tổ chức các hoạt động tôi đã sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, tạo được sự chú ý, thích thú cho trẻ, giờ học đã đạt được hiệu quả tốt hơn.

Ví dụ: Với bài dạy “Đếm đến 9. Nhận biết các nhóm trong phạm vi 9. Nhận biết chữ số 9″, tôi cho trẻ luyện tập nhận biết các nhóm có 8 đối tượng qua bài thơ ” Vườn xuân bé yêu” để trẻ đếm số hoa trong vườn xuân, gắn thẻ số tương ứng với số hoa trong vườn và trồng thêm hoa để vườn xuân có đủ số lượng là 8 cây. Qua đó trẻ đã rất chú ý, hứng thú tham gia hoạt động. Ở bài dạy này tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi như: chung sức, bé vui xuân, trẻ được gắn hoa đủ số lượng là 9. Đặc biệt, trẻ được hoạt động vui chơi trên máy Kisdmart, trẻ lựa chọn các hình ảnh để in bưu thiếp có đủ số lượng là 9 hình ảnh và tô màu cho đủ 9 hình ảnh trong bưu thiếp. Với cách tổ chức trên, trẻ đã tích cực tham gia hoạt động, các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ ngày càng cụ thể, rõ ràng.

* Sau đây là một số kinh nghiệm của tôi dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm:

Kinh ngiệm dạy trẻ đếm đúng số lượng:

Làm thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ học, trẻ hứng thú say mê học toán. Đó là yêu cầu cần thiết với giáo viên trước khi chuẩn bị cho giờ hoạt động tôi đã chuẩn bị tham khảo trong chương trình và tìm tòi biện pháp tốt nhất.

Tôi phải luyện cách đếm đúng để giúp trẻ cảm nhận được dạy trẻ từ cách chỉ theo thứ tự, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, dạy trẻ từ đơn giản đến khó, phù hợp với nhận thức của trẻ, trẻ còn được luyện thêm vào buổi chiều ôn.

– Kinh nghiệm khi dạy trẻ, so sánh, thêm bớt:

Khi dạy đến dạng hoạt động này, tôi đã tham khảo trên nhiều phương diện để vận dụng vào bài để phù hợp cho trẻ phù hợp với nội dung tính chất của bài dạy.

Dạy vận động so sánh , thêm bớt cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng đẹp, hấp dẫn phù hợp với bài dạy.

Để lối cuốn trẻ vào hoạt động tôi đã tạo ra nhiều các đồ dùng tự tạo gần gũi với trẻ như con giống, con dối, tranh ảnh… để trẻ kết hợp vận động vào tiết học. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì các hình thức cô và trẻ hoạt động cùng cần phải sáng tạo phong phú.

– Kinh nghiệm dạy trẻ: chia nhóm đối tượng.

Khi cho trẻ chia nhóm tôi phải là người hướng dẫn đúng, biết kết hợp các kỹ năng phù hợp để lôi cuốn trẻ thực hiện.

Cho trẻ thực hiện tiếp trên đồ dùng trực quan… từ việc cho trẻ chia nhóm với nhiều hình thức giúp trẻ hứng thú. Từ đó giúp trẻ cảm nhận được tính chất nội dung của tiết học.

III. GIÁO ÁN MINH HOẠ

TÊN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN

Chủ đề: Thế giới thực vật xung xung quanh bé

Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân

HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Đếm đến 9. Nhận biết các nhóm trong phạm vi 9. Nhận biết chữ số 9.

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: – Chơi trò chơi: Đi chợ xuân

– Hát về ngày tết.

Đối tượng: Lớp 5 – 6 tuổi

  1. Mục đích – yêu cầu:

a, Kiến thức:

– Trẻ biết đếm đến 9. Nhận biết các nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết chữ số 9.

– Biết chơi trò chơi theo đúng luật, cách chơi.

– Biết hát, đọc thơ về ngày tết.

b, Kỹ năng:

– Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ…

– Rèn kỹ năng đếm, tạo nhóm của trẻ.

c, Giáo dục:

– Trẻ biết phong tục, tập quán về ngày tết cổ truyền của dân tộc

– Trẻ có ý thức trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

  1. Chuẩn bị:

a, Đồ dùng, đò chơi:

– Bộ tranh thơ có chữ: Vườn xuân bé yêu.

– Lãng hoa có 9 bông.

– Mỗi trẻ 9 cái chậu, 9 bông hoa hồng (8 bông hoa hồng, 1 bông hoa cúc), các thẻ số từ 1 – 9 ( Hai thẻ số 9).

– Đồ dùng của cô giống như của trẻ, kích thước hợp lý.

– Máy KIDSMART

– Bài hát: Sắp đến tết rồi, Cùng múa hát mừng xuân, Em thêm một, Bài thơ: Tết là bạn nhỏ.

b, Địa điểm: Trong lớp học.

c, Phương pháp:

– Phương pháp trò chơi

– Phương pháp trực quan

– Phương pháp đàm thoại

– Phương pháp luyện tập – thực hành

  1. Tổ chức hoạt động:

» Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Giúp trẻ làm quen với Toán
  • Nâng cao chất lượng dạy trẻ
  • Kinh nghiệm giảng dạy trẻ
  • Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Sáng kiến kinh nghiệm
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN
  2. PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường MN Lê Thanh B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc =======&====== ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : Nguyễn Thị Nga Ngày tháng năm sinh : 06 - 01-1981 Năm vào nghành : 2002 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường mầm non Lê Thanh B Trình độ : Cao đẳng Đối tượng giảng dạy : Trẻ 5-6 tuổi Khen thưởng : Giáo viên giỏi cấp Thành phố
  3. TÊN ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN” PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài * Cơ sở lý luận: Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kinh yêu của chúng ta , lúc sinh thời người đã nói “ Non song việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc việt năm có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, môn văn học, chữ cái, thể dụC, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, Trí, , Thể, Mỹ. Giúp trẻ có một hành tranh vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một. Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là môt trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ.Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là đối với môn “ Làm quen với toán” Đây là môn học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa
  4. học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kién thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thưc về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Với khẩu hiệu “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em là hạnh phúc gia đình, là mầm non tương lai của đất nước. Để có một đất nước luôn trên đà phát triển, thì giáo dục mầm non là khâu đặt nền móng đầu tiên trong quá trình đào tạo nhân cách con người mới. Mặt khác giáo dục mầm non còn thực hiện nhiệm vụ: “Chuẩn bị tâm thế và hành trang cho trẻ bước vào trường tiểu học” vì vậy việc dạy trẻ làm quen với toán là một hoạt động hết sức quan trọng và cũng là một trong những nội dung của chương trình hình thành toán sơ đẳng cho trẻ mầm non, góp phần xây dựng mục tiêu giáo dục mầm non. * Cơ sở thực tiễn : Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục tại nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức tài”. Xuất phát từ xu thế phát triển của thế giới hiện nay từ những yêu cầu của đất nước ta là phải trở thành một nước “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài. Nhiệm vụ của giáo dục là phải phát triển toàn diện cho trẻ, chính vì vậy giáo viên mầm non phải là một tấm gương sáng về
  5. mọi mặt cho các cháu noi theo. Là những người mang đến tinh hoa tươi đẹp cho những mầm non tương lai của đất nước. Mang những kiến thức tuy đơn giản nhưng vô cùng quí báu đến cho trẻ. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này đẽ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Dạy trẻ nhận biết phân biệt về biểu tượng toán là dạy trẻ cách làm quen và hình thành cho trẻ các biểu tượng toán về tập hợp, số lượng, phép đếm... Trong dó yêu cầu cảu nội dung này là trẻ phải đếm được thứ tự trong phạm vi đếm 10. Nhận biết quan hệ số lượng trong phạm vi 10, nhận biết các chữ số từ 0 – 10. biết thực biện một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo nhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần. Đây là một trong những nội dung chính nằm trong các nội dung khác của việc dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán. Vì số lượng bài chiếm nhiều thời gian so với nội dung về các hình, các khối, định hướng không gian, phép đo, Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải sự thay đổi mưói trong phương pháp dạy trẻ theo hướng cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. trẻ tụ minh khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán siư đẳng cho trẻ tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Nâng cao chất lượng cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen vởi biểu tượng toán sơ đẳng” Trong các hoạt động thì hoạt động làm quen với toán có một vị trí quan trọng. Trẻ nhận biết được các biểu tượng về số lượng, đếm và nhận biết được 10 chữ số đầu tiên, nhận biết được các hình dạng kích thước, các biểu tượng định hướng trong không gian, xác định được phải trái , trước sau của bản thân và của đối tượng khác. Vì vậy môn làm quen với toán có tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu trong trường mầm non, nhất là các cháu 5-6 tuổi với những mục tiêu và nhiệm vụ trên năm học 2011-2012 nghành giáo dục huyện Mĩ Đức , trường mầm
  6. non lê Thanh Btiếp tục thực hiện nghị quyết TW2 Khóa VIII, nghị quyết đại hội đảng khóa IX là “coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” . Chính vì vậy môn làm quen với toán ở trường mầm non là một trong những bộ môn quan trọng để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông được tốt. Là một giáo viên của trường mầm non Lê Thanh B tôi rất băn khoăn và suy nghĩ làm thế nào dể nâng cao chất lượng dạy học của trường mình lên một bước. Bằng các hình thức tổ chức và các phương pháp giúp trẻ nhận biết về số lượng, hình dạng, kích thước và biết định hướng trong không gian qua các trò chơi, giáo viên phải biết gợi mở hướng dẫn. Khi hướng dẫn giáo viên phải có nghệ thuật, biết sử dụng hợp lý các hình thức, biện pháp, lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng. Biết sử lý các tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo, khuyến khích trẻ tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách kiểm tra sự phán đoán của mình nêu ra . Các câu hỏi trẻ phải suy nghĩ như tại sao các con biết số bạn trai bằng số bạn gái ? các cháu còn cách nào khác nữa không ? Bằng những câu hỏi như vậy sự tiếp thu kiến thức của trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ học toán say xưa và ham thích học toán . Ngoài ra bản thân tôi còn nhận thấy toán là một môn học khiến nhiều giáo viên phải lo sợ mỗi khi giảng dạy bởi nó vừa khô khan vừa cần nhiều đồ dùng mỗi khi giảng dạy nhất là học về số lượng và phép đếm . Từ nhận thức và lý do trên tôi tháy rằng nhiệm vụ ưuan trọng nhất là giáo viên phải nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra một số biện pháp mới để nâng cao chất lượng dạy môn làm quen với toán ở trường mầm non Lê Thang B. 2-Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài : “Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán” là quá trình giảng dạy và tiếp thu của trẻ. Để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trể 5 -6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ. 3. Thời gian nghiên cứu.
  7. Do thời gian không cho phép tôi chỉ nghiên cứu về “ Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán” trẻ 5 -6 tuổi Trường Mầm non Lê Thanh B. - Thời gian xây dựng đề cương ngày 20 tháng 10 – ngày 30 tháng 10 năm 2011. - Viết đề tài 1/1 – 20/4 – 2012 - Hoàn thành đề tài 05/ 05/ 2012. - Địa điểm: Trường Mầm non Lê Thanh B - Huyện Mỹ Đức – TP. Hà Nội - Đối tượng: 5 – 6 tuổi. 4. Đóng góp về mặt thực tiễn. Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến trẻ em tôn trọng quyền của trẻ được sống và phát triển, quyền được học tập hình thành tiếp thư nền giáo dục tiến bộ, được hưởng nền văn hoá của dân tộc mình. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những thành tựu niên ngành, thì đề tài này góp phần làm sáng tổ đúng đắn các vấn đề lý luận và học tập vui chơi của trẻ với phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” trong trường Mầm non làm phong phú hơn về cách hiểu và cách nhìn trẻ em hiện nay trong giáo dục Mầm non. Đề tài dựa vào quan điểm giáo dục trẻ em phát triển toàn diện việc đưa chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phải dựa trên tâm lý của trẻ để rút ra một số phương pháp biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quên với toán giúp trẻ tìm tòi khám phá mọi vấn đề xung quanh trẻ trong các hoạt động và học tập nhất là môn làm quên với toán. Hoạt động của bộ môn toán và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để xây dụng những trò chơi học tập nhằm phảm ánh nội dung cơ bản của tiết học toán góp một phần nhỏ vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả cho tiết học toán, giờ học sôi nổi say mê không mệt mỏi. 5-Kết quả đạt được đầu năm. Sau đây là kết quả khảo sát đánh giá sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động làm quen với toán. Thực hiện đánh giá trên 31 cháu ở đầu năm học cụ thể như sau:
  8. STT Phân loại khả Kết quả năng trên trẻ Tốt Khá TB Yếu % % % % 1 Khả năng nhận 26 39 26 9 biết về biểu tượng 2 Khả năng so sánh 23 32 32 13 3 Khả năng chia tách 16 25 29 30 phân nhóm PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ 1. Cơ sở lí luận Toán học là một mon khoa học cần có đọ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, Để có sự phát triển và hướng toíư một nền giáo dục toàn diên như Bác Hồ đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ , đần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi ,phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng ,tập hợp các số lượng , hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được . hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế
  9. nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vâth có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau. trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niện thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu nhu dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trể. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niếm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quenvới một số khải niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đau về toán học sơ đẳng cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1: Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường * Đặc điểm của địa phương. - Là một xã bần nông kinh tế còn nghèo nàn do đó mà cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn còn hạn chế. * Về giáo dục Là một cô giáo được học tập và nắm vững chuyên môn với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, tích cực trong công việc nghiên cứu các phương pháp tôi luôn học hởi đồng nghiệp những cô giáo đã có nhiều thành tích trong năm công tác.
  10. Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng tính cấp thiết và khả năng của bộ môn toán đối với trẻ Mầm non, nên tôi đã cố gắng tìm ra những biên pháp tốt nhất phù hợp nhất với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt được kết quả cao trong việc dạy trẻ và học vì vậy Trường Mầm non Lê thanh B rất chú trọng với việc dạy và học của cô và trẻ nhà trường đã giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia dự giờ các lớp chuyên đề, thao giảng về toán học ở trong và ngoài trường, để đạt được những phương pháp, hình thức đổi mới nhà trường chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho từng tiết học và có tài liệu để cho cô dạy tốt, giúp trẻ học tốt. * Đặc điểm của lớp: + Thuận lợi: Năm học 2011 – 2012 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm một lớp 5 -6 tuổi Học theo chương trình đổi mới với sĩ số là 31 trẻ. Độ tuổi đồng đều cũng là một thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức cho trẻ.100% trẻ sống ở vùng nông thôn là con em nông dân, các cháu đều rất ngoan ham học, lớp học lại được xây dựng ở khu trung tâm và đặt ở làng văn hoá, cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi 5 – 6 tuổi rất cần được học bộ môn làm quen với toán và hiểu tầm quan trọng của việc toàn dân đưa trẻ đến trường. Là một lớp 5- 6 tuổi nên rất được nhà trường quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng phục vụ cho bộ môn toán. Đặc biệt toán là môn ngành giáo dục đã nhiều năm chỉ đạo chuyên đề nên để đánh giá sự học tập của trẻ có kết quả cao, + Khó khăn: Trong năm học 2011 -2012 tôi nghiên cứu tìm hiểu thấy được các cháu 100% con em nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa được học lớp 3 - 4 tuổi nên còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng ,hình khối, kích thước, mầu sắc, số lượng... + Điều kiện phục vụ của lớp.
  11. Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ chơi. Đảm bảo 2 cháu 1 bàn mỗi cháu 1 nghế. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ môn toán cũng như môn học khác còn nhiều hạn chế nên việc học tập các cháu chưa được đảm bảo. * Về nhu cầu phụ huynh. Giáo viên đã phối kết hợp sưu tầm nghiên cứu và làm dồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ học tập được tốt hơn. * Về phía nhà trường Nhà trường quan tâm đến việc học tập của các cháu, mỗi tháng đều lên kế hoạch chương trình cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo dạy và học theo chủ đề. 3. Những biện pháp thực hiện Để nâng cao chất lựơng dạy môn làm quen với toán, đòi hỏi người giáo viên phải đào sâu suy nghĩ tự lập và sáng tạo làm việc khoa học trình tự . trang bị cho mình một hành trang kiến thức vững chắc, có khả năng giải quyết mọi vấn đề . Thông qua quá trình đánh giá nhận thức trên trẻ ngay từ đầu năm tôi đa lựa chọn cho mình một số phương pháp sau đây: 3.1. Giáo viên tự bồi dưỡng Giáo viên là nguồn động lực chính để thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, chăm sóc các cháu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy mà bản thân tôi luôn coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mình cụ thể là thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường (Thao giảng, kiến tập ),đọc tham khảo tài liệu như cuốn thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời trong trường mầm non trẻ 5-6 tuổi do Lê Thu Huệ, Trần Thị Hương, Phạm thị Tâm đồng chủ biên trong tất cả các chủ đề . cuốn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ ..... Từ đó bản thân nắm chắc lý thuyết, phương pháp dạy của từng loại tiết , nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường và nâng cao kiến thức cho bản
  12. thân. Đặc biệt là bộ môn làm quen với toán bởi vì trẻ 5 tuổi rất thích tham gia vào các hoạt động học tập. 3.2. Xây dựng góc học toán Để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động học tập đặc biệt là hoạt động làm quen với toán thì góc học toán không thể thiếu được. Do vậy tôi đã xây dựng góc học toán nhằm giúp trẻ nhìn ngắm, tiếp xúc với các biểu tượng toán học để hằng ngày trẻ được ngắm nhìn, tiếp xúc và tạo nên những mảng toán ở góc học tập. Góc toán có nhiều vật liệu chủng loại đa dạng phong phú để nhiều trẻ được tham gia chơi. Trong góc tôi đã bố trí rất hợp lý để cho trẻ rễ quan sát, bố trí góc hài hòa không rối mắt để trẻ rễ phát hiện rễ lấy rễ cất và được hoạt động thường xuyên . Ngoài ra góc toán tôi bố trí được đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục. Ngoài ra tôi đã sưu tầm nhiều loại đồ dùng đồ chơi bằng các chất liệu khác nhau nhưng không cầu kỳ mà vẫn gần gũi với trẻ.
  13. Thông qua các hình thức tổ chức bố trí thay đổi các đồ dùng theo chủ đề, chủ điểm giúp trẻ nhận thức được rất nhanh và đạt kết quả cao VD: Ở chủ điểm thế giới thực vật cô có thể làm nhiều những bông hoa dán ở góc “Bé học toán” ở đó cô làm một bảng thêm bớt để trẻ có thể đến đó chơi như: 7---thêm----2= ? Hay cô xếp 5 bông hoa ---thêm ---.....(hoa) = ? 9---bớt------2= ? 7 bông hoa ---bớt ----......(hoa = ? Trẻ có thể gắn thẻ số hoặc số bông hoa vào .... hay chỗ ? 3.3. Cải tiến đồ dùng dạy học Đối với trẻ cái gì mới lạ cũng là điều hấp dẫn và thu hút trẻ. Đồ dùng đẹp phong phú, màu sắc phù hợp hài hòa, giống thật luôn cuốn hút trẻ vào học tập. Vì vậy trước khi tiến hành dạy tôi phải nghiên cứu nội dung của từng bài để làm đồ dùng của cô của trẻ sao cho phù hợp thuận tiện khi sử dụng. Nhưng làm thế nào để có được những đồ dùng, đồ chơi, mới lạ, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ đó là điều khó khăn tôi băn khoăn và suy nghĩ nhiều. Cuối cùng tôi xây dựng cho mình một kế hoạch làm đồ dùng cụ thể như sau:
  14. Bước vào đầu năm học nhà trường bổ sung cho toàn bộ giáo viên và học sinh có đủ các chữ số và lô tô dùng cho tiết và nhà trường còn phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi chào mừng ngày 20-11, ngày 8-3 và ngày 26-3 đối với các đồng chí đoàn viên chúng tôi . Đồ chơi nào đạt giải vừa được thưởng vừa chấm vào điểm thi đua. Đối với trẻ 100% các cháu phải có đồ dùng như bảng, phấn, chữ số, lô tô, các đồ vật và các hình khối cho trẻ sử dụng trong tiết học. Qua kế hoạch đặt ra tôi đã tìm tòi và sưu tầm được những cách làm đồ dùng của cô và của trẻ như sau: VD: Xốp bi tít các loại màu tôi cùng trẻ cắt thành những bông hoa qủa, hoặc tận dụng những nguyên phế liệu như can nước rửa bát tôi cũng cắt thành những bông hoa, quả dạy phục vụ ở chủ điểm thế giới thực vật
  15. Hay các con vật ở chủ điểm thế giới động vật, ô tô máy bay ở chủ điểm giao thông......vừa đẹp lại vừa bền
  16. Ngoài ra tôi còn tận dụng những hộp sữa, vỏ bia và xốp để làm đàn gà hay đàn vịt khi học chia tách nhóm .. Hay khi xây dựng một tiết giáo án điện tử tôi có thể sử dụng power point VD: Cho trẻ “Đến đến 8, nhận biết các số trong phạm vi 8”ở chủ điểm thế giới thực vật tôi có thể dùng các side để trình chiếu khi trẻ đếm thì các bông hoa từ từ xuất hiện hoặc khi thêm bớt tạo nhóm thì các bônh hoa thự chạy ra và tự mất đi. Với các trò chơi tôi cũng kết hợp sử dụng trên máy. VD: Cho trẻ chơi trò chơi : “ Thi xem ai giỏi” ở loại tiết chi nhóm 8 đối tượng thành 2 phần Cô nêu cách chơi : “ Trong rổ của các con có rất nhiều hoa, nhưng năm nay bạn tròn 8 tuổi nên mình chỉ xếp lẵng hoa có 8 bông thôi nhé. Mỗi lẵng hoa của các con có số lượng hoa khác nhau, có bạn 1 bông, 2 bông, 3 bông. Trong một khoảng
  17. thời gian nhất định, các con phải dán thêm sao cho trong lẵng của mình có đủ 8 bông hoa” - Nếu lẵng của con có 1 bông thì con dán thêm mấy bông nữa? (7 bông ) - Nếu lẵng của con có 2 bông thì dán thêm mấy bông nữa? (6 bông) - Nếu lẵng của con có 3 bông thì con dán thêm mấy bông nữa?( 5 bông) - Nếu lẵng của con có 4 bông thì con dán thêm mấy bông nữa? (4 bông) Cho trẻ thực hiện và trả lời cô kiểm tra lại kết quả trên máy ... Cứ như vậy tôi thấy trẻ rất có hứng thú học và tích cực phát huy kiến thức của mình. 3.4. Nâng cao chất lượng giảng dạy Muốn nâng cao nghệ thuật giảng dạy môn làm quen với toán tôi chú ý đến phương pháp “ chơi mà học, học mà chơi”để trẻ học thoải mái hứng thú học VD: Trong tiết chia tách nhóm 6 đối tượng thành 2 phần ở chủ điểm bản thân trông trò chơi ôn luyện tôi có thể đặt lời vè để cho trẻ đối nhau trong khi chơi Ve vẻ vè ve Ve vẻ vè ve Cái vè đố bé cái vè đố bé Tôi vỗ 3 cái (1x 2x 3x) bạn vỗ 3 cái Bạn vỗ mấy cái? Tôi vỗ 3 cái (1.2.3) Cứ như vậy với các vế đối 2 cái và 1 cái và thay đổi bằng các hình thức giậm chân và gõ. Chơi như vậy trẻ rất hứng thư và nhớ bài sâu hơn. Để làm được điều đó ngay từ khi soạn giáo án tôi phải nghiên cứu kỹ đề tài, đề tài phải bám sát với yêu cầu của bài để dạy, soạn cho phù hợp và có tính sáng tạo chọ chủ đè phù hợp với tiết dạy. VD: Trong bài dạy trẻ nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông tôi chọn chủ đề “ hội xuân”hoặc dạy tiết số 8 tiết 2 tôi chọ chủ đề :hội thi tài”. Mỗi đề tài tôi lại chọn một chủ điểm khác nhau, cách sáng tạo trong mỗi đề tài, chuẩn bị đồ dùng khác nhau và các chủ đề đưa ra trong một bài dạy phải được bám sát xuyên suốt tiết dạy. Từ đó chất lượng học của trẻ được nâng cao, trẻ hứng thú thú và say xưa học hơn.
  18. 3.5. Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ để có giải pháp tác động phù hợp Vì mỗi trẻ có một tâm sinh lý khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau dẫn đến tâm lý từng trẻ khác nhau. Trẻ thì hiếu động trẻ thì nhút nhát , trẻ thì ngoan ngoãn, trẻ thì nghịch ngợm, trẻ thì hay thích cô gọi lên bảng , trẻ thì rất sợ cô gọi lên bảng . Vì thế trong tiết dạy cô cần động viên những trẻ nhút nhát và đặt ra những câu hỏi rễ hiểu đối với trẻ cùng trẻ tập trung vào tiết học. VD: Con hãy chia cho cô 6 đồ dùng gia đình này làm 2 phần 1 phần là 2 phần còn lại con hãy đếm là mấy ? hay có 7 bông hoa thêm 1 bông hoa là mấy bông hoa ... Cứ như vậy và dưới sự diệu dàng niềm nở của cô trẻ sẽ mạnh dạn dần. Còn đố vối những cháu nhanh nhẹn thông minh cô có thể đặt câu hỏi khó hơn để trẻ phải suy nghĩ trả lời VD: Con hãy chia cho cô 8 bông hoa thành 2 phần 1 phần là mấy và phần còn lại là mấy ? còn cách nào khác nữa không .... Đối với những trẻ bị khuyết tật cô phải luôn động viên vỗ về cháu và luôn cùng cháu tâm sự và đưa ra trước lớp động viên các cháu hãy đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau VD: Trong tiết nhận biết khối cầu khối trụ tôi cho trẻ ngồi bên cạnh mình sau khi hỏi cả lớp đây là khối gì ? tại sao nó lăn được ? thì tôi mới cho trẻ nói tên khối và lăn khối. Từ những việc làm trên tôi đã động viên được các cháu nhút nhát và khuyết tật tham gia vào các hoạt động học tập tiến bộ còn các cháu nghịch ngợm chú ý đến bài khi cô dạy hơn . 3.6. Dạy trẻ qua các môn học khác giúp trẻ củng cố kiến thức đã học Trong các tiết học ở các hoạt động khác việc lồng ghép các nội dung toán vào cũng rất quan trọng nhằm củng có kiến thức và giúp trẻ luyện tập một cách trực tiếp và liên tục VD: Đối với tiết khám phá tìm hiểu một số loại rau trong trò chơi củng cố “ người đầu bếp tài ba” cho trẻ chi thành 3 đội cô nêu luật chơi mỗi đội chọn một loại rau theo yêu cầu của cô. Cô nêu cách chơi sau khi chơi song kiểm tra kết quả của các
  19. đội bằng cách đếm và gắn số tương ứng vào các loại rau của mỗi đội đội nào nhiều hơn, đội nào ít hơn. Hay trong tiết làm quen với các con vật nuôi trong gia đình cho trẻ đếm gia đìng nhà Lan nuôi được tất cả bao nhiêu con vật hay trong tiết trò chơi với chữ cái trẻ lên tìm các chữ được làm quen đếm và ghi số tương ứng sau đó so sánh kết quả của 2 đội .... Cứ như vậy giúp trẻ nhớ sâu bài và học được ở mọi lúc mọi nơi. 3.7. Thường xuyên nắm bắt kết quả của trẻ để giúp đỡ uốn nắn Phương pháp kiểm tra đánh giá là thước đo chuẩn mực của giáo viên đối với trẻ. Thường xuyên kiểm tra thì việc điều chỉnh trẻ mới kịp thời và ngược lại. Giáo viên điều chỉnh bản thân mình để có phương pháp tác động phù hợp với nhận thức của học sinh và nắm bắt những sai lệch của trẻ để uốn nắn kịp thời. Như sau tiết học buổi sáng tôi có thể kiểm tra sự nhận biết của trẻ vào buổi chiều hoặc các ngày khác trong tuần. VD: Buổi sáng tôi cho trẻ học tiết chia tách nhóm 8 đối tượng thành 2 phần chiều tôi cho trẻ chơi tạo nhóm bạn mỗi nhóm có số lượng là 8 và từ nhóm đó chia làm 2 nhóm nhỏ bằng nhiều cách khác nhau nhằm cho trẻ ôn và nhớ lại xem trẻ tiếp thu bài đến đâu. Nếu trẻ còn chưa nhớ và chưa hiểu bài cô có thể nhắc lại và cho trẻ chơi nhiều lần với các hình thức khác nhau. Hay khi dạy trẻ xác định phía phải, trái, trước, sau của bản thân và của đối tượng khác cô có thể vận dụng kiểm tra nhận thức của trẻ vào giờ thể dục sáng . Nếu trẻ chưa nắm bắt được thì chỉ thêm cho trẻ và giờ sau cô kiểm tra lại. 3.8. Thường xuyên phối hợp giữa gia đình và nhà trường Thông qua cuốn bé học toán hoặc thực tế trẻ học tại lớp tôi thường xuyên trao đổi voái phụ huynh tình hình học tập của cháu ở lớp và yêu cầu gia đình cùng với nhà trường kết hợp chăm sóc và dạy dỗ trẻ để trẻ khắc sâu kiến thức nhớ bài tốt hơn
  20. VD: Khi học về số lượng tôi có thể trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ đếm những đồ dùng gì có số lượng là 7 hay 1 cái tủ có tất cả bao nhiêu ngăn hay những đồ dùng gì có dạng khối trụ, khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật... 4. Kết quả đạt được Nhờ áp dụng biện pháp trên tôi đã thu được một số két quả sau: 4.1. Đối với bản thân Đã nâng cao được kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán Khả năng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học có nhiều kinh nghiệm và làm được nhiều hơn. Kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo hơn. 4.2. Kết quả trên trẻ Qua kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức trên trẻ tôi thấy nhận thức trên trẻ của lớp tôi đã tăng lên rõ rệt. -Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến -Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự -Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái - 97% trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với toán. -Trẻ mạnh dạn hồn nhiên: 100% -Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là : 98% - Trẻ thành thạo hơn trong việc tạo nhóm, chi tách nhóm. - Trẻ thích đến lớp và tỷ kệ chuyên cần đạt 97%. Kết quả đánh giá nhận thức cuối năm của trẻ qua hoạt động làm quen với toán có đối chứng so với đầu năm như sau:

Video liên quan

Chủ đề