Ra riêng là gì

Mấy ai hiểu thực sự tại sao các cụ xưa lại nói "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" dù cho họ thực hiện cái tinh thần ăn chơi ấy triệt để tới mức nào...

Tháng Giêng là tháng ăn chơi.

Câu ca dao ấy, nhiều người thuộc nằm lòng, thuộc tới mức người ta mặc định luôn rằng Tháng Giêng là dịp chẳng nên làm ăn gì, chỉ chơi và chơi và chơi, cho thoả, cho xả láng, để đắp bù lại cả một năm vất vả.

Thế nên, cũng vì cái biện hộ kỳ lạ ấy mà vẫn còn có công sở hầu như chẳng làm việc gì ngoài "gặp mặt tân niên" ở những ngày đầu tiên trở lại đi làm sau Tết âm lịch. Và lỡ có ai cật vấn, họ tặc lưỡi mà rằng "ừ thì ra Giêng ngày rộng tháng dài, có chi phải vội vàng".

Mấy ai hiểu thực sự tại sao các cụ xưa lại nói "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" dù cho họ thực hiện cái tinh thần ăn chơi ấy triệt để tới mức nào.

Xã hội nông nghiệp Bắc bộ cổ truyền vốn dĩ chỉ có hai vụ mùa và tháng Giêng là tháng nông nhàn. Hơn nữa, mới xong Tết âm lịch, chuẩn bị tới rằm Tháng Giêng, rằm mà Tết quanh năm cũng không sánh bằng, lại nhiều lễ hội nơi này nơi kia, thành ra tháng Giêng trở thành thời điểm để ăn chơi, để du xuân trảy hội cho nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau trong cái tiết Xuân thuận hòa.

Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Bây giờ, làm nghề nông không chỉ có 2 vụ mỗi năm nữa rồi và làm nghề nông cũng chưa chắc gì đủ ăn. Thế nên ở nông thôn, những người làm nông nghiệp đơn thuần cũng chẳng có tâm trí đâu để mà ăn chơi cả tháng Giêng nữa. Hết Tết là lại bán mặt cho đất bán lưng cho giời. Họa hoằn lắm có nghỉ thì cũng chỉ một ngày, nhằm ngày huý, kỵ của cả làng, cả xã.

Ấy vậy mà người thành phố thì lại khác. Một bộ phận người thành phố ăn chơi rông dài, bất chấp công việc của họ không thuộc dạng vụ mùa.

Đâm ra, có nhiều ý kiến "cách tân" cho rằng Việt Nam không nên ăn Tết âm lịch nữa, mà chỉ ăn Tết dương lịch, giống như Nhật Bản kể từ thời Minh Trị vậy. Không ăn tết âm lịch, ngừng lại việc nghỉ Tết dương lịch kéo dài, theo họ, sẽ khiến GDP tăng thêm được một phần đáng kể vì người Việt không bị tốn mất cả một tháng trời chả làm việc gì cả.

Song, đó cũng chỉ là những ý kiến cực tả đến mức thái quá. Không có Tết âm lịch, tiêu thụ thị trường không thể tăng đột biến ở hai tháng cuối năm, và bởi thế, GDP cũng chưa chắc đã tăng, thậm chí có khi còn giảm. Và để chuẩn bị cho cái Tết âm lịch, nhiều ngành nghề sản xuất trước Tết cũng đạt hiệu suất cao hơn hẳn các thời điểm khác trong năm. Bỏ Tết đi, GDP từ các mảng ngành nghề ấy liệu có tăng như những người "chống Tết" đang nghĩ?

Thực chất, vấn đề của Việt Nam không phải là chúng ta có quá nhiều kỳ nghỉ kéo dài trong năm, gây tổn hại đến sản xuất kinh doanh mà nó nằm ở tâm lý, ý thức của người Việt. Người Việt nghỉ không nhiều hơn dân cư các quốc gia tân tiến khác, nếu không nói là thậm chí chúng ta còn nghỉ ít hơn. Nhưng người Việt KHÔNG - LAO-ĐỘNG - HẾT-MÌNH ở những ngày không được nghỉ trong năm. Đỉnh điểm của cái sự lười đó chỉ bộc lộ vào tháng Giêng mà thôi, khi nhiều người có cái cớ "Tháng Giêng là tháng ăn chơi", cái cớ "ra Giêng ngày rộng tháng dài", cái cớ "ai cũng tránh làm người khác giông cả năm nên không trách móc, cảnh cáo, kỷ luật… nếu người đó lỡ có lười hơn thường lệ vào tháng Giêng ấy". Và chính sự lười đó mới là một trong những tác nhân khiến cho nước Việt còn nghèo chứ không phải Tết nhất ăn chơi nghỉ ngơi nhiều quá đâm ra nước nghèo.

Ngày xưa, thời phong kiến, xã hội thuần nông chỉ có 2 vụ một năm, người Việt ăn chơi cả tháng Giêng nhưng cũng có thời kỳ cực thịnh dân giàu nước mạnh như thời "Thái tổ, Thái tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn". Cơ bản, thời ấy dân mình còn chăm chỉ, đúng như đánh giá của nhiều người phương Tây về dân Việt là "cần cù, chịu khó". Còn hôm nay, kiếm một công chức thành thị cổ cồn "cần cù, chịu khó" đúng nghĩa có khi còn khó hơn kiếm tìm được một nông dân bỏ hết mùa màng để ăn chơi cho hết ngày rộng tháng dài buổi ra Giêng. 

"Ra riêng" là cách gọi tắt của giới trẻ về chuyện các bạn thuê nhà, sống độc lập với gia đình. Đây là xu hướng đang ngày càng phổ biến để nhiều người trẻ bản lĩnh khẳng định mình.

Hành trình "ra riêng"

Sang kì cuối của năm thứ hai đại học, Nguyễn Thanh Hải - ĐH FPT khiến cả bố và mẹ… điên đầu vì cô đòi ra ở riêng. Hải nói với bố mẹ: “Bố mẹ luôn muốn con tự lập, con sẽ ra riêng để cho bố mẹ thấy con tự lập thế nào”. Nghe cô con gái tuyên bố như đinh đóng cột, bố mẹ Hải chỉ biết ôm đầu…

“Từ nhỏ, mình luôn phải sống giữa những nguyên tắc và những kỳ vọng của bố mẹ. Bây giờ 20 tuổi, mình muốn làm một điều gì có ý nghĩa” - Hải tâm sự. “Ban đầu cũng vất vả vì số tiền mình có rất hạn hẹp. Mọi chi tiêu phải tính toán và tằn tiện. Làm việc nhà cẩu thả, hỏng đồ, bị bỏng, cơm bữa nhão bữa sống… Rồi còn bị trộm “khiêng” mất vài đồ giá trị. Có lúc chán nản đến phát khóc…” - Hải kể lại những ngày chân ướt chân ráo ra riêng, tạo lập cuộc sống.

Ra riêng là gì

Tính độc lập cần được khuyến khích ở giới trẻ Việt (Ảnh minh họa)

“Nhưng bù lại, mình rất tự tin và… tự hào. Mình sống thoải mái. Có nhớ bố mẹ, thèm cảnh đoàn tụ ở nhà, nhưng cái cảm giác tự do cũng rất tuyệt” - Hải khoe.

Một tuần lại về thăm nhà, Hải thấy mình ở một vị thế khác hẳn trước bố mẹ. Không còn là con nhóc hay nhõng nhẽo, Hải đã biết thương và lo cho bố mẹ hơn.

“Nhiều lúc mẹ cũng dỗ dành mình về, bảo nhà cửa có không ở, đi ở nhà thuê, mang tiếng bố mẹ. Nhưng mình quyết không lung lay...” - cô gái 20 tuổi nói vui, ánh mắt lấp lánh.

Còn với Lan Anh, Học viện Báo chí Tuyên truyền thì hành trình ra riêng còn là cách để cô bắt đầu sự nghiệp của mình. Học nghề báo, Lan Anh luôn khao khát được dấn thân. Những khi đi viết bài, phải đi xa hay về muộn, nhìn cảnh bố mẹ chờ cơm hoặc ngóng ra ngóng vào lo lắng, Lan Anh cũng thấy xót xa.

Sang năm thứ ba đại học, cô mạnh dạn đề xuất ra riêng. Mẹ phản đối kịch liệt, nhưng bố thì ủng hộ. Lan Anh nói: “Vì bố biết con gái nghĩ gì. Bố cũng luôn muốn tôi bay cao và bay xa”. Và Lan Anh dọn ra ở riêng rất nhanh và gọn.

“Điều quan trọng là mình ý thức được mình ra riêng để làm gì. Để tự do làm những điều có ích, những điều cần cho cuộc sống của mình, chứ không phải để tự do thác loạn, tự do chơi bời” - Lan Anh khẳng định.

Không độc lập tài chính, đừng mong “ở riêng”

Nhiều bạn trẻ rất háo hức khi phác họa ra cuộc sống “riêng” của mình, nhưng bước vào thực tế lại bị “khớp”, và không thể duy trì cuộc sống ấy lâu dài được. Lý do đầu tiên chính là “tiền đâu?”. “Nếu không độc lập được tài chính, tốt nhất bạn đừng tính chuyện ra riêng” - Lan Anh đưa ra lời khuyên ngắn gọn.

Cuộc sống riêng không hề đơn giản. Ở với bố mẹ, mọi thứ đều miễn phí, từ bữa ăn sáng đến áo quần bạn mặc, đồ trang sức bạn đeo. Nhưng ra riêng thì mọi thứ đều gọi đến tiền. “Không có nguồn thu ổn định, hàng tháng lại về xin trợ cấp của bố mẹ thì xin thôi, ở riêng làm gì cho xấu mặt”, Hằng, SV năm cuối trường ĐH Ngoại thương chia sẻ.

Đó cũng là sai lầm của Hằng khi lần đầu tiên cô quyết định ra ở riêng. “Lúc đó mình có đi gia sư tiếng Anh, lương tháng hòm hèm 2 triệu, nghĩ đã là khá rồi. Vậy là đòi nằng nặc ra ngoài. Sau ba tháng không chịu được cảnh mì gói, cơm hàng, sống tằn tiện lại muối mặt xin về… ở chung với bố mẹ. Dù buồn, nhưng cũng nhờ đó mà mình rút ra một kinh nghiệm nhớ đời về chuyện ra riêng!” , Hằng tâm sự.

Ra riêng là gì

Nhiều học sinh, sinh viên thể hiện sự tự lập bằng cách xin tách gia đình ra ở riêng

“Nhiều bạn sinh viên ở các tỉnh, về Hà Nội thuê nhà trọ sống nhưng vẫn phải có viện trợ từ bố mẹ. Thế không tính là ra riêng. Khi nào bạn tự chủ, được cuộc sống cả về tài chính thì mới được coi là tự lập” - Nguyễn Thanh Hải bày tỏ quan niệm của mình về việc tạo lập sống riêng.

Quyết tâm xin ra riêng, Hải đã phải chăm chỉ “cày cuốc” làm thêm cho một công ty phần mềm 6 tháng trời mới có được chút “vốn” ban đầu. Đến khi “trình bày” ý tưởng ra ngoài ở với phụ huynh, Hải cũng không quên trình cả ngân quỹ lâu dài và trước mắt của mình để bố mẹ yên tâm. “Thấy con gái có khả năng tài chính, bố mẹ mình mới nghe đấy chứ” - Hải chia sẻ.

Lan Anh thì dễ dàng thuyết phục bố mẹ hơn, một phần vì đi viết báo từ sớm, có nhuận bút và lương cộng tác viên ổn định, cô đã sớm không phải xin tiền của bố mẹ.

Ra ngoài ở rồi, bên cạnh việc thu xếp học hành, Lan Anh cũng dành thời gian để đi và viết nhiều hơn: “Vừa tăng thu nhập, vừa là rèn nghề. Nhờ đó mà tôi lớn thêm nhiều!”, Lan Anh cho biết.

Nói về trào lưu các bạn trẻ “vòi” tiền của bố mẹ, ra ngoài ở để tiện tụ tập bạn bè, chui lủi “sống thử” với nhau, Lan Anh khẳng định: “Đó chẳng qua là nổi loạn, là một kiểu vòi vĩnh, mè nheo của những cậu ấm cô chiêu học đòi mà thôi”.

Gắn kết gia đình

Nhiều bạn trẻ cho rằng, ra riêng giúp họ thấy mình lớn thêm, sống tích cực hơn, có trách nhiệm hơn. “Có lần bận quá, ngót ba tuần mình không vác mặt về nhà, lúc về thăm thì bố chỉ im lặng. Rồi bố gọi vào cùng uống cà phê với bố, và chỉ nhẹ nhàng nói: “Thời gian bố mẹ ở bên con chẳng còn nhiều đâu”. Câu nói ấy đủ khiến mình rớt nước mắt, hiểu ra mình đã vô tâm với bố mẹ ra sao. Dù ra ở riêng, nhưng không bao giờ được quên giành quan tâm, thương yêu cho bố mẹ” - Lan Anh kể lại kỉ niệm khó quên của mình.

Và nhiều bạn trẻ đã nhận ra, ra ở riêng, không có nghĩa là lơ là gia đình. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc, là “tổ ấm” dù bạn có đi đâu, ở đâu. Tìm kiếm sự độc lập, thể hiện bản lĩnh của mình nhưng không quên sợi dây kết nối thiêng liêng với gia đình, đó mới là cách ứng xử thông minh của người trẻ.